Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 1953

  • Tổng 2.876.652

Phát huy hiệu quả nguồn lực lao đông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

13:58, Thứ Sáu, 9-12-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Trong những năm qua, nhờ có những chính sách đầu tư, ưu đãi của Đảng và Nhà nước, kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có sự tăng trưởng và phát triển đáng kể, đời sống của bà con đồng bào được dần nâng cao. Tuy nhiên, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng đặc thù với nhiều khó khăn, sự chênh lệch về đời sống, kinh tế - xã hội vẫn còn rõ rệt với các vùng khác.

 

 

Đại biểu Đinh Thị Chuẩn phát biểu thảo luận

 

Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021, Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025. Chương trình gồm 10 dự án thành phần, đầu tư xây dựng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực nhằm phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bà con đồng bào rất mong chờ và hy vọng với sự chung tay của cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền các cấp, đời sống kinh tế -xã hội của bà con vùng đồng bào sẽ sang trang mới, giàu đẹp hơn, văn minh hơn.

 

Hiện nay, bà con cũng đã giác ngộ rằng vươn lên thoát nghèo bền vững là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi một cá nhân, gia đình. Ý chí tự vươn lên của người nghèo là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, mặc dù giai đoạn gần đây cũng đã có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn được đào tạo nhờ các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước nhưng đại đa số nguồn nhân lực lao động ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trình độ văn hóa và trình độ năng lực sản xuất còn thấp. Vì vậy, để phát huy được hết tiềm lực của nguồn nhân lực này, tôi đề nghị:

 

Thứ nhất, phải xác định được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương để có định hướng quy hoạch cụ thể sẽ phát triển gì ở đó. Trên cơ sở đó, phân loại chất lượng nguồn nhân lực phù hợp để đào tạo, phát huy sở trường, ưu điểm, năng lực và điều kiện của mỗi cá nhân để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.Từng bước giải quyết việc làm cho mỗi đồng bào, đảm bảo công việc đó là sở trường, là phù hợp với năng lực, điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân, gia đình. Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm thiết thực.

 

Thứ hai, phát huy vai trò, trách nhiệm, trí tuệ của cán bộ làm công tác chuyên môn. Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 10/06/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và miền núi tỉnh giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã chỉ đạo rõ một trong các nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và miền núi đó là “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, nâng cao năng lực sản xuất của người dân”, “phát triển các mô hình sinh kế mới”. Trồng trọt và chăn nuôi là sinh kế bao đời của bà con đồng bào, nhưng trồng trọt và chăn nuôi ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất hiệu quả thì lại là vấn đề mới. Trồng cây gì? Nuôi con gì? Trồng như thế nào? Nuôi ra làm sao? Mô hình sinh kế mới là mô hình gì? Làm như thế nào?...Các cán bộ làm công tác chuyên môn là những người đã được đào tạo, được cập nhật liên tục về những vấn đề này. Hãy giúp đỡ bà con đồng bào, cho họ ý tưởng, cho họ kiến thức, cho họ sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và cùng làm, cùng kiểm tra, giám sát, hỗ trợ trong suốt quá trình, đảm bảo bà con hiểu được, làm đúng, đừng để bà con lúng túng, mò mẫm giữa những ý tưởng, con đường đã vạch ra, để bản thân họ có thể vươn lên, tiến bộ, xây dựng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống.

 

Thứ ba, có định hướng để bồi dưỡng, dìu dắt các thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang công tác tại địa phương, đặc biệt là các thanh niên tốt nghiệp các trường đại học chính quy đang nhiệt huyết tham gia trong tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở. Đây là nguồn nhân lực có học vấn, có trình độ chuyên môn kỹ thuật, có khả năng dẫn dắt, tập hợp cộng đồng trong tổ chức sản xuất, quản lý xã hội; tạo nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới song song với việc phát huy các tri thức bản địa và kinh nghiệm của bà con đồng bào trong phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời có khả năng giải quyết những vấn đề mới, vấn đề phát sinh trong thực tiễn, sản xuất và đời sống xã hội.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Đinh Thị Chuẩn,

Tổ đại biểu huyện Minh Hóa tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII) 

Các tin khác