Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 9

  • Hôm nay 1211

  • Tổng 2.875.910

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội (tiếp)

16:14, Thứ Sáu, 18-3-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+


Chiều ngày 16/3/2022, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình do đồng chí Vũ Đại Thắng – Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình chủ trì đã tiếp tục tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

 

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, các đại biểu Quốc hội đã chất vấn các bộ trưởng liên quan như Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp. 

 

 

Các đại biểu tham dự phiên chất vấn tại điểm cầu

Quảng Bình


Trả lời câu hỏi của đại biểu đối với vấn đề xử lý rác thải nhiễm Covid-19 và xử lý chất thải rắn tránh rò rỉ ra môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường chỉ đạo đối với xử lý chất thải rắn để thúc đẩy việc phân loại, thu gom; công nghệ tiên tiến về tái chế cũng sẽ được áp dụng đồng bộ để tận dụng nguồn tài nguyên này và tránh gây rò rỉ ra đất, nước; chất thải nhiễm Covid-19, Về chất thải y tế có COVID-19, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngay từ đầu đã xác định đây là vấn đề hệ trọng, xác định rõ đấy là chất thải nguy hại, được quản lý theo quy định quản lý chất thải nguy hại và quản lý chất thải y tế. Bộ Y tế sẽ xem xét và có hướng dẫn mang tính chuyên môn kỹ thuật, còn Bộ Tài nguyên - Môi trường hướng dẫn cụ thể về việc xác định đối tượng, xác định phương pháp thu gom. Bộ cũng đã cung cấp các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có đủ năng lực để xử lý chất thải y tế này trong cả nước để cung cấp cho ngành y tế.

Với vai trò là cơ quan quản lý, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã phối hợp với các địa phương, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh trong vấn đề lựa chọn, đánh giá các công nghệ để xử lý. Đến nay, rác thải y tế của người bệnh ở nhà cũng phải coi là một nguồn lây bệnh để có quy trình phân loại, thu gom và xử lý theo hướng dẫn của địa phương.

Đối với các câu hỏi về vấn đề thổi giá đất làm biến động thị trường bất động sản, thất thoát tài sản nhà nước, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, an ninh tiền tệ… Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết tình trạng trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân như thị trường bất động sản được điều chỉnh bởi nhiều luật khác nhau như Luật Đất đai, Luật Đấu giá, … các quy định thì chưa cụ thể, trình tự chưa chặt chẽ tạo nên các kẽ hở cho doanh nghiệp và cá nhân lợi dụng trục lợi. 

Bộ cũng đang nghiên cứu lựa chọn cách thức tổ chức đấu giá phù hợp để lựa chọn đúng doanh nghiệp, người mua có năng lực; đồng thời tăng cường trách nhiệm, kỷ luật đối với đơn vị tổ chức đấu giá; tăng  cường kiểm tra, thanh tra, điều tra đối với các cơ quan công quyền suy thoái, cung cấp thông tin rồi cùng với các nhà đấu giá hưởng lợi phi pháp.

Liên quan đến chế tài xử lý, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng hiện luật pháp chưa chặt chẽ nên bị lợi dụng thì cần bổ sung chế tài; đồng thời cho rằng không cần hình sự hoá mà chỉ cần chế tài, chính sách kinh tế cũng đủ sức điều chỉnh.

Ngoài ra, cũng tại phiên chất vấn các đại biểu cũng đặt nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm trong sử dụng đất không theo quy hoạch; thông tin cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai; mất cân đối trong phân bổ đất nhất là đất cho mục đích công cộng; hướng dẫn sử dụng đất đa mục tiêu; việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các địa phương…

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã có trả lời bổ sung liên quan đến giải pháp tài chính đất đai, hoàn thiện pháp luật về đấu giá đất.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Phiên chất vấn đầu tiên của UBTVQH đã diễn ra sôi nổi, dân chủ, trách nhiệm, thu hút sự chú ý, theo dõi rộng rãi của nhân dân và cử tri cả nước. Việc lựa chọn và quyết định nội dung chất vấn rất đúng và trúng, vừa có tính thời sự cấp bách, vừa quan trọng, cơ bản và lâu dài. Mặc dù được tổ chức trực tiếp và trực tuyến kết nối với 62 điểm cầu trong cả nước, nhưng phiên họp đã tạo sự tương tác trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Cùng với 48 đại biểu tham gia chất vấn trực tiếp, đối với các ý kiến còn lại, Chủ tịch Quốc hội đề nghị đại biểu tiếp tục gửi văn bản đến thành viên Chính phủ để được trả lời trong thời gian tới.

Đồng chí Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan thực hiện quyết liệt các cam kết tại phiên họp, đáp ứng sự mong mỏi, kỳ vọng của cử tri và nhân dân; các ĐBQH chủ động, tích cực thực hiện tốt chức năng, vai trò được giao, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri và nhân dân, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm 2022 và của giai đoạn 2021-2025. 

 

Phòng Công tác Quốc hội
 

Các tin khác