Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 9

  • Hôm nay 1430

  • Tổng 2.873.608

Thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất lâm trường trên địa bàn tỉnh

10:36, Chủ Nhật, 7-8-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

I. Về thực trạng quản lý sử dụng đất lâm trường trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh

 

1. Tình hình quản lý đất đai tại các công ty nông, lâm nghiệp

 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai rà soát, xây dựng đề án sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao năng lực tổ chức quản lý đất đai, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty; tạo việc làm, thu nhập cho người lao động; góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

 

Theo kết quả rà soát đất đai, tổng diện tích đất của 06 công ty tiếp tục giữ lại để quản lý, sử dụng là 113.921,96 ha; diện tích đất đã bàn giao về cho địa phương và các tổ chức quản lý rừng là 24.503.57 ha (trong đó có 1.781,36 ha đất rừng tự nhiên UBND tỉnh thu hồi đã giao lại cho các Ban Quản lý rừng tiếp tục quản lý theo đúng quy định; 22.722,21 ha giao lại cho UBND các xã để lập phương án giao đất cho nhân dân sản xuất). Phần diện tích các công ty giữ lại cơ bản đã được cấp Giấy chứng nhận, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.

 

2. Tình hình bóc tách, thu hồi đất của các nông, lâm trường giao về địa phương để giao cho dân

 

Thực hiện chủ trương, chính sách giao đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện và các nông, lâm trường đã kịp thời triển khai, phối hợp chặt chẽ trong quá trình rà soát bóc tách để thu hồi, giao cho dân.

 

Từ năm 2009 đến nay, qua các đợt rà soát đất đai, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi 22.722,21 ha đất rừng sản xuất của các công ty nông, lâm nghiệp và các Ban Quản lý rừng và giao về địa phương quản lý, từ đó lập phương án giao đất cho các hộ dân ổn định sản xuất.

 

Kết quả: đến nay, toàn tỉnh đã giao được 7.625,06 ha/22.722,21 ha diện tích thu hồi bàn giao về địa phương, đạt 33,56% về diện tích.

 

Trong đó:     + Huyện Lệ Thủy đã giao được: 307,1ha/10.713,21ha;

 

                    + Huyện Quảng Ninh đã giao được: 3.375,58ha/5.933,37ha;

 

                    + Huyện Bố Trạch đã giao được: 3.418,15ha/4.151,92ha;

 

                    + Huyện Tuyên Hóa đã giao 223,1ha/223,1ha;

 

+ Thành phố Đồng Hới, đã giao 220,11 ha/350,46ha.

 

Như vậy, việc tổ chức giao đất cho dân sản xuất sau khi có quyết định thu hồi tại các địa phương tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn rất chậm so với kế hoạch. Tỷ lệ diện tích giao cho dân vẫn còn thấp so với diện tích đã thu; Một số địa phương chưa triển khai phương án giao đất về cho người dân sau khi đã thu hồi.

 

Nguyên nhân:

 

- Một số diện tích đất đã bóc tách bàn giao về địa phương quản lý còn liên quan đến tài sản của công ty chưa thanh lý được;

 

- Nhiều diện tích bàn giao về địa phương là đất rừng tự nhiên, nằm ở những khu vực xa dân cư, địa hình đi lại khó khăn,.... nên người dân không muốn nhận.

 

- Nhiều diện tích trước đây do các công ty lâm nghiệp quản lý còn lỏng lẻo nên bị người dân lấn chiếm và sử dụng, do đó địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong việc xây dựng phương án giao đất.

 

3. Tình hình tranh chấp đất đai giữa các nông, lâm trường với người dân; khiếu kiện của người dân liên quan vấn đề giao đất lâm nghiệp

 

Trong những năm qua tỉnh ta đã thực hiện tốt chủ trương rà soát, thu hồi và giao về các địa phương để lập phương án giao đất cho người dân sản xuất, đã góp phần ổn định đời sống cho người dân nhất là các địa bàn khó khăn. Tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm đất đai và khiếu kiện đòi lại đất đã giảm đáng kể.

 

Tuy nhiên, tại một số địa phương vẫn còn diễn ra tranh chấp, lấn, chiếm đất, với các lý do chủ yếu là:

 

+ Các hộ cho rằng đất của các công ty đang sử dụng có nguồn gốc của ông, cha các hộ sử dụng từ trước;

 

+ Các hộ đề nghị được giao lại đất đối với đất đã nhận khoán từ lâu của các nông, lâm trường;

 

+ Các hộ đòi giao đất đối với đất lấn, chiếm, khai hoang các khu đất mà các công ty chưa kịp tổ chức sản xuất, hoặc tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ;

 

+ Các hộ lấn, chiếm, cơi nới mở rộng khu đất của mình sang ranh giới đất của các công ty nông, lâm nghiệp rồi đòi được hợp thức, cấp Giấy chứng nhận.

 

- Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình với nông, lâm trường:

 

+ Do lịch sử để lại, các nông, lâm trường hình thành từ lâu, diện tích đất lớn, lực lượng sản xuất ít nên không sử dụng hết quỹ đất; công tác quản lý của các nông, lâm trường còn lỏng lẻo để người dân lấn, chiếm, phá rừng làm nương rẫy nhưng không phát hiện và xử lý kịp thời, để kéo dài.

 

+ Một số chính quyền địa phương chưa xử lý kịp thời, triệt để hành vi lấn, chiếm đất đai của các nông, lâm trường.

 

+ Trước đây việc rà soát chưa kỹ, chưa bóc tách hết phần diện tích các hộ dân đang sử dụng nằm xen kẻ trong khu vực sản xuất của nông, lâm trường;

 

Nhìn chung công tác giải quyết các đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai liên quan đến đất đai tại các nông, lâm trường cơ bản đã được giải quyết theo đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp cố tình không hiểu pháp luật, tiếp tục làm đơn khiếu nại (mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết) dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài gây mất ổn định về an ninh, chính trị xã hội trên địa bàn. 

 

- Khó khăn trong việc xử lý hành vi lấn, chiếm đất đai của các công ty

 

+ Về mặt pháp lý, các Công ty không có thẩm quyền để xử lý việc người dân thực hiện hành vi cơi nới, lấn chiếm. Do đó, khi địa phương bố trí nhân lực để phối hợp xử lý thì tài sản của người dân đã hình thành trên đất, Công ty không thể xử lý phần tài sản trên đất của người dân.

 

+ Các đối tượng lấn, chiếm đất thường liều lĩnh, bất chấp pháp luật, gây nguy hiểm cho cán bộ giải quyết trực tiếp.

 

II. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quản sử dụng đất lâm trường trong thời gian tới

 

Thứ nhất, các cấp ủy Đảng, chính quyền phải tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai để người dân, đặc biệt là các hộ gia đình, cá nhân sinh sống gần với đất của các Công ty nhận thức, không cơi nới, lấn chiếm đất của Công ty nông, lâm nghiệp;

 

Thứ hai, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác giải quyết khiếu nại, lấn, chiếm, tranh chấp đất đai;

 

Thứ ba, UBND tỉnh tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo theo đúng đề án đã phê duyệt chưa triển khai; đã triển khai nhưng kết quả còn thấp; những nơi có nhiều đơn thư khiếu kiện...

 

Thứ tư, UBND các huyện chỉ đạo UBND các xã khẩn trương xây dựng phương án, giao đất, cấp giấy chứng nhận cho người dân theo Phương án đã được phê duyệt của UBND tỉnh.

 

Thứ năm, các công ty nông, lâm nghiệp phối hợp với chính quyền địa phương tiếp tục rà soát lại đất đai để bóc tách những diện tích không sản xuất, sản xuất không hiệu quả, để bàn giao về cho địa phương lập phương án giao cho dân sản xuất.

 

Thứ sáu, các công ty nông, lâm nghiệp cần tăng cường công tác quản lý đất đai, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp lấn, chiếm đất đai theo đúng quy định.

 

Thứ bảy, các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực tham mưu UBND tỉnh giải quyết các nội dung, vướng mắc liên quan đến đất đai và tài sản gắn liền với đất của các nông, lâm trường theo đúng quy định để ổn định tình hình trên địa bàn.

 

(Bài thảo luận của đại biểu Phan Thanh Dũng

Tổ đại biều huyện Quảng Trạch tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XVIII)

Các tin khác