Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 9

  • Hôm nay 7007

  • Tổng 2.994.086

Kết quả giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm tại huyện Lệ Thủy, những khó khăn, vướng mắc và giải pháp để thực hiện trong thời gian tới

14:12, Thứ Sáu, 9-12-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Huyện Lệ Thủy hiện nay có 05 công trình, Dự án trọng điểm đang thực hiện gồm: Dự án Đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; Dự án đường Ven biển và Cầu Nhật Lệ 3; Dự án Cầu Lộc Thủy – An Thủy; Dự án đường từ ngã tư Cam Liên ra Quảng trường biển và Công trình Khu lưu niệm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đến nay, cơ bản có 02 công trình, dự án đã GPMB bàn giao thi công là Dự án đường từ ngã tư Cam Liên ra Quảng trường biển và Công trình Khu lưu niệm nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp; còn 03 công trình đang triển khai thực hiện.

 

Xác định GPMB là bước quan trọng nhất quyết định tiến độ thực hiện các công trình, dự án. Đặc biệt hơn nữa là đối với các công trình trọng điểm của Quốc gia, của tỉnh, huyện với yêu cầu nhiệm vụ là tiến độ bàn giao mặt bằng sớm nhất, vì vậy huyện Lệ Thủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Huyện đã thành lập các Ban chỉ đạo cấp huyện, phân công các đồng chí trong BTV huyện ủy, các đồng chí Huyện ủy viên phụ trách cơ sở bám sát địa bàn để theo dõi, chỉ đạo kết quả công tác GPMB của từng xã, thị trấn; Bên cạnh đó, huyện cũng thường xuyên nhận được được sự quan tâm, chỉ đạo của TT Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ban, ngành cấp tỉnh để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong công tác GPMB; hướng dẫn, thành lập mô hình Dân vận khéo trong công tác GPMB, nhờ đó các công trình xây dựng trái phép để chờ đền bù GPMB đã được huyện kịp xử lý và tuyên truyền nhân dân tháo dỡ. Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

         

 

Đại biểu Lê Vĩnh Thế , Tổ trưởng tổ ĐB huyện Lệ Thủy phát biểu thảo luận

 

1. Đối với Dự án Đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2015:

 

Tuyến đường đi qua huyện Lệ Thủy với chiều dài 31,35km; là địa phương có chiều dài tuyến đi qua dài nhất tỉnh, địa hình công trình đi qua phức tạp, qua nhiều khu dân cư, nghĩa trang, nghĩa địa, ảnh hưởng đến gần 600 hộ gia đình và tổ chức, gần 230 hộ tái định cư và 691 ngôi mộ phải di dời, đồng thời cũng phải di dời hạ tầng kỹ thuật phức tạp như đường điện 500KV, 220kv, viễn thông... đến nay, công tác trích đo địa chính đạt 99,5% tuyến; đã kiểm đếm tài sản trên đất đạt 100%; phê duyệt giá trị tài sản là 80 tỷ đồng; đã chi trả 37 tỷ đồng, có thể bàn giao mặt bằng là 15km/31km đạt 50 % (thấp hơn yêu cầu của Chính phủ là 70% vào ngày 20/11/2022), huyện phấn đấu đến 31/12/2022 đạt 70%. Hiện nay, công tác tái định cư đất ở và di dời lăng mộ đang khẩn trương thực hiện với tiến độ cao nhất.

 

2. Đối với Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3:

 

   Tuyến đường đi qua huyện Lệ Thủy với chiều dài là 26,69km, ảnh hưởng đến 421 đối tượng, tái định cư cho 86 hộ, di dời 19 lăng mộ, di dời hạ tầng kỹ thuật, hồ tôm...Đến nay, đã thực hiện công tác trích đo, kiểm đếm tài sản 100% chiều dài tuyến, đã chi trả tiền tương đương chiều dài 13,22km/26,69km (đạt 49,53%). Hiện nay, đang tập trung để thực hiện công tác tái định cư, di dời hạ tầng và hồ tôm bị ảnh hưởng.

 

 3. Đối với công trình Khu lưu niệm Nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp:

 

Công trình thực hiện thu hồi đất  846,7m2 của 5 hộ gia đình. Đây là công trình Nhà nước thu hồi đất và phải tái định cho 05 hộ gia đình. Đến nay, UBND huyện đã lập phương án bồi thường tài sản và phương án bố trí tái định cư cho cả 05 hộ gia đình; Các chế độ chính sách bồi thường, hỗ trợ đã áp dụng đúng quy định và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân. Công tác tuyên truyền vận động đã được thực hiện nhiều lần. Ban Tuyên giao tỉnh ủy, ban Dân vận tỉnh ủy cũng đã quan tâm gặp gỡ trực tiếp với các hộ dân, tuy nhiên đến nay chỉ có 03/5 hộ đồng ý phương án GPMB.

 

* Những khó khăn, vướng mắc

   1. Đối với Dự án Đường bộ Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2015:

 

   - Công tác GPMB thực hiện song song với hồ sơ pháp lý của dự án; công trình đi qua địa bàn nhiều tỉnh, huyện nên phải ban hành khung chính sách GPMB riêng;

 

  - Chiều dài tuyến dài, đi qua nhiều địa hình phức tạp, nhiều khu dân cư, khu nghĩa địa nên khối lượng tái định cư và di dời lăng mộ rất lớn. Trong khi theo quy định của Nghị quyết số 18-NQ/TW BCH TW Đảng khóa 13 “về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa đất nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” yêu cầu phải thực hiện công tác tái định cư trước khi thu hồi đất nên phải tiến hành công tác tái định trước, trong khu thủ tục để triển khai tái định cư theo quy định nhiều thời gian.

 

   - Trong quá trình thực hiện công tác GPMB, tỉnh phải điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định chính sách bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh để kịp thời đồng bộ với các chính sách khác (điều chỉnh mật độ cây trồng khi hỗ trợ thu hồi; điều chỉnh hỗ trợ đất vườn liền thửa nhà ở bằng 50% giá đất cụ thể đất ở...).

 

 - Công tác trích đo địa chính giai đoạn đầu triển khai gặp khó khăn do lịch sử nguồn gốc sử dụng đất ở một số xã rất phức tạp, vẫn còn một số hộ dân yêu cầu điều chỉnh tuyến, cố ý xây dựng công trình trái phép để hưởng lợi;

 

- Người dân yêu cầu điều chỉnh bảng giá đất tại Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND của UBND tỉnh phù hợp với Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của TTCP về phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó đã đưa xã Trường Thủy ra khỏi xã miền núi.

 

 2. Đối với Dự án Đường ven biển và Cầu Nhật Lệ 3:

 

+ Trong công tác trích đo, quy chủ có nhiều hộ gia đình, cá nhân đã chuyển nhượng nhiều lần không tìm được chủ sử dụng hoặc không liên lạc được với chủ sử dụng để thực hiện các thủ tục (09 hộ).

 

+  Còn nhiêu ý kiến về giá đất nông nghiệp thấp chưa cân bằng với mặt bằng chung tại địa phương (xã Ngư Thuỷ Bắc 48 hộ, xã Ngư Thuỷ 182 hộ).

 

+ Một số hộ gia đình do tuyến đường đi sát nhà nên chưa ký vào biên bản kiểm kê số lượng tài sản.

 

+ Việc giảm số lượng và thay đổi vị trí tái định cư gây ảnh hưởng đến tâm lý của các hộ dân nên sẽ khó khăn trong công tác triển khai thực hiện; ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án tái định cư.

 

3. Đối với công trình Khu lưu niệm Nhà đại tướng Võ Nguyên Giáp:

 

 Theo quy định của điều 62 Luật Đất đai năm 2013, đây là công trình nhà nước thu hồi đất nên trong trường hợp người bị thu hồi không đồng ý thì áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi. Tuy nhiên, riêng công trình này không được áp dụng biện pháp cưỡng chế, dẫn đến các hộ dân đòi quyền lợi và không đồng ý phương án của huyện dự kiến mặc dù các chế độ chính sách đã đảm bảo.   

   

  * Giải pháp thực hiện trong thời gian tới

 

 1. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên của địa phương, Huyện Lệ Thủy xem công tác GPMB các công trình, dự án nói trên là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023 nên sẽ tập trung cả hệ thống chính trị, ưu tiên con người, thời gian để thực hiện việc GPMB. Khi phát sinh khó khăn, vướng mắc phải kịp thời kiểm tra, giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền theo quy định;

 

 2. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động nhân dân một cách sâu sát, cụ thể, hợp tình, hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ của người dân trong công tác GPMB. Bên cạnh đó cần xử lý nghiệm các trường hơp vi phạm, cố tình chây ỳ, kích động, lối kéo bà con nhân dân để làm gương, răn đe cho những ai cố tình vi phạm pháp luật.

 

 3. Tiếp tục đẩy nhanh công tác triển khai xây dựng các khu tái định cư và khu nghĩa địa; bởi vì theo quy định của Nghị quyết số 18 của BCH TW Đảng khóa XIII yêu cầu tái định cư xong mới thu hồi đất, vì vậy nếu chậm khâu tái định cư cũng không thể thu hồi để bàn giao đúng tiến độ cho chủ đầu tư theo yêu cầu. Ngoài ra, cần phải chỉ đạo công tác xây dựng khu tái định cư phải đảm bảo điều kiện bằng hoặc tốt cho người dân. Thực hiện chủ trương vừa triển khai xây dựng khu di dời lăng mộ vừa bố trí đất cho các hộ di dời lăng mộ để đảm bảo thời gian tâm linh theo truyền thống (chủ trương này đã được UBND tỉnh đồng ý)

 

 

 5. Quan tâm, hỗ trợ đội ngủ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm nhiệm vụ GPMB, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thực thi công vụ để vụ lợi, làm trái quy định.

 

 6. Rút ngắn thời gian thực hiện trong các khâu từ kiểm đếm tài sản đến phê duyệt phương án nhưng vẫn đảm bảo thời gian công khai 20 ngày theo quy định.

 

7. Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện để giải quyết các vấn đề đang còn khó khăn, vướng mắc, chưa có trong các quy định, định mức của nhà nước.

 

         (Bài thảo luận của đại biểu Lê Vĩnh Thế, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lệ Thủy, Tổ đại biểu huyện Thủy tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)

 

 

Các tin khác