Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 324

  • Tổng 2.875.023

Kỹ năng thuyết trình, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND tỉnh

14:40, Thứ Năm, 25-11-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Kỹ năng thuyết trình, thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND tỉnh là một trong sáu chuyên đề mà ThS. Ngô Tự Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chia sẻ với các đại biểu HĐND của 55 tỉnh, thành phố trong cả nước tại lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026 do Bộ Nội vụ tổ chức trong buổi chiều ngày 24/11/2021.

 

 

Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình tham gia lớp bồi dưỡng trực tuyến

 

Theo ThS. Ngô Tự Nam, đại biểu HĐND cần trang bị đầy đủ kiến thức, cơ sở lập luận khi tham gia thuyết trình, thảo luận, tranh luận. Bởi thuyết trình hoàn toàn khác với bài phát biểu thông thường, ở đây có sự phân vai rõ rệt giữa người nói và người nghe. Đại biểu HĐND thuyết trình khi thảo luận tại Kỳ họp HĐND để nêu quan điểm của mình và thuyết phục đại biểu khác, cơ quan trình dự thảo nghị quyết về phương án, nội dung mà mình phát biểu; hay thông qua phương tiện thông tin đại chúng để Nhân dân biết tới hoạt động của đại biểu. Thuyết trình cũng được đại biểu áp dụng khi tiếp xúc cử tri, tiếp xúc công dân nhằm giải thích chính sách, pháp luật và thuyết phục công dân về kết quả nghiên cứu, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo…

 

 

Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội ThS. Ngô Tự Nam chia sẻ với đại biểu HĐND các địa phương.

 

ThS. Ngô Tự Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội, nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Ủy ban Thường vụ Quốc hội chia sẽ tại lớp bồi dưỡng (ảnh sưu tầm từ báo ĐBND)

 

ThS. Ngô Tự Nam nhấn mạnh: Kỹ năng thuyết trình được sử dụng rất nhiều trong thực tế, vì vậy, mỗi đại biểu cần và phải chú trọng rèn luyện. Khi thuyết trình, ngôn từ phải chuẩn xác, sử dụng ngôn từ theo văn bản pháp luật. Trong phát biểu phải có căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, do vậy hạn chế sử dựng từ ngữ mang nhiều ý hiểu khác nhau. Đồng thời, cần tuân thủ nội quy, quy định về thuyết trình; linh hoạt thay đổi để phù hợp với người nghe; bên cạnh đó, mỗi đại biểu khi xây dựng bài thuyết trình nên đưa ra thông điệp để giúp người nghe ghi nhớ điều đại biểu muốn truyền tải một cách nhanh nhất bởi thông điệp chính là công cụ hữu hiệu để chạm tới cảm xúc của người nghe.

 

Về kỹ năng thảo luận, tranh luận của đại biểu HĐND cấp tỉnh,  ThS. Ngô Tự Nam chia sẻ, thảo luận, tranh luận cần bảo đảm đúng đường lối Đảng, tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước; tuân thủ sự điều hành của chủ toạ kỳ họp và bảo đảm thực hiện văn hoá nghị trường. Kỹ năng này, các đại biểu HĐND cần chuẩn bị từ bước thu thập, xử lý thông tin; lựa chọn vấn đề để thực hiện thảo luận, tranh luận. Xây dựng bài thảo luận ngắn gọn có trọng tâm, đủ nội dung 3 phần mở bài, thân bài, kết luận. Đặc biệt, bước vào quá trình tranh luận, đại biểu phải kiểm soát được thời gian, lưu ý cử chỉ, hình thể và ngôn ngữ.

 

So với thuyết trình, khi tham gia thảo luận, tranh luận cần chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng hơn, thông điệp phải mạnh mẽ, rõ ràng, thu hút; linh hoạt, kiểm soát nội dung phát biểu; giọng nói phải thể hiện được sự tự tin, rõ ràng, rành mạch, không nói quá nhỏ hoặc quá to, biết điểm nhấn và điểm dừng. Trong thực tế khi tranh luận, thảo luận sẽ không tránh khỏi các ý kiến trái chiều, sự phản đối, gay gắt của một số đại biểu. Vì vậy, đại biểu phải rèn luyện kiểm soát từ suy nghĩ, ngôn ngữ tới phi ngôn ngữ; phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến trái chiều để phân tích, bổ khuyết cho chính lập luận của mình nhằm thống nhất và đưa đến kết quả cuối cùng.

 

Thông qua chuyên đề này, các đại biểu HĐND đã bổ sung kiến thức, biết  cách để vận dụng kỹ năng khi tham gia thuyết trình, thảo luận, tranh luận vào thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan dân cử, đáp ứng sự tín nhiệm của cử tri, đồng thời khẳng định vị thế, tầm quan trọng của HĐND trong hệ thống chính trị./.

TTT

 

Các tin khác