Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 2545

  • Tổng 2.872.092

Chuyên đề: “Tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước” tại lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp tỉnh

14:38, Thứ Năm, 25-11-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Triệu Văn Cường - Ủy ban Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ về lớp bồi dưỡng trực tuyến đại biểu HĐND cấp tỉnh, nhiệm kỳ 2021- 2026 do Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức. GS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viên trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã chia sẻ với đai biểu HĐND cấp tỉnh các địa phương về chuyên đề: Tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước.

 

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), sự hội nhập sâu rộng với các quốc gia trong khu vực và thế giới, sự phát triển của kinh tế số, biến đổi khí hậu… đã và đang tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ và cả thách thức. Trong bối cảnh như vậy, đại biểu dân cử nắm vai trò là tác nhân, cầu nối để thúc đẩy kinh tế số, tham mưu xây dựng hành lang pháp lý cho những ngành kinh tế mới, phát hiện những hạn chế thiếu sót của cơ cấu kinh tế nhằm tạo đà phát triển cho quốc gia. Đó là mở đầu chuyên đề: “Tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước” do GS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ.

 

Với 3 nội dung: Kết quả phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020; Bối cảnh thế giới - Thời đại cho giai đoạn phát triển mới; Việt Nam chiến lược 2021 - 2030 và phương hướng nhiệm vụ 2021- 2025, GS.TS Trần Đình Thiên đã mang tới cách nhìn tổng quan nhất cho các đại biểu.

 

Theo GS.TS. Trần Đình Thiên, mục tiêu tổng quát về chiến lược phát triển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 là  đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá … đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu năm 2025 là nước đang phát triển theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (4.700 – 5.000 USD), kinh tế số 20% (GDP). Đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghệ hiện đại, thu nhập trung bình cao (GDP tăng trưởng 6,7 – 7%/ năm, GDP/người đạt khoảng 7.500 USD). Theo đó, cần sớm đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

 

Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, trước mắt phải cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, phải xây dựng được nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế. Như vậy, các đại biểu dân cử phải có sự nhạy bén, bám sát chủ trương của Đảng, Nhà nước, đồng thời đóng góp những ý kiến mang tính xây dựng, đổi mới và linh hoạt theo tình hình biến đổi thực tế.

 

GS TS Trần Đức Thiên với những chia sẻ mang tính thời đại với đại biểu HĐND của hơn 50 điểm cầu.

  GS.TS Trần Đình Thiên chia sẻ tại lớp bồi dưỡng trực tuyến (ảnh sưu tầm báo ĐBND)

 

Năm 2020, rất nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm trong khi Việt Nam có đà tăng trưởng 4%, điều này đã mang lại cả thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên tính từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2021, với sự công phá của dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đứt gãy chuỗi cung ứng.

 

Theo GS.TS Trần Đình Thiên, dịch bệnh tác động tiêu cực nhưng một phần do cấu trúc doanh nghiệp của chúng ta đa phần là nhỏ và siêu nhỏ (chiếm tới 96%), cùng với đó là thiếu các tập đoàn lớn và nếu có cũng chưa được yểm trợ. Nhìn chung, nước ta cần có một thời gian phát triển dài và nền kinh tế vẫn còn chưa đủ mạnh để chống chọi với các làn sóng lớn, gây ảnh hưởng toàn cầu. Đất nước đã ký được rất nhiều hiệp định phát triển thương mại quốc tế nhưng doanh nghiệp trong nước lại không đủ thực lực để đáp ứng.

 

Ở một khía cạnh khác, GS.TS Trần Đình Thiên cũng nói đến vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia, các doanh nghiệp lớn.  Việc một địa phương mời được các tập đoàn lớn đầu tư vào thị trường của mình sẽ làm thay đổi rất nhiều nền kinh tế của tỉnh trong thời gian ngắn.

Hiện nay, thế giới không còn phát triển từng doanh nghiệp nhỏ lẻ mà theo chuỗi. Các doanh nghiệp nên gắn mình vào các chuỗi sản xuất để tăng sức cạnh tranh, chia sẻ khó khăn và nâng cao giá trị sản phẩm. Vai trò của chính quyền của địa phương trong việc cơ cấu lại mô hình sản xuất, nền kinh tế là rất quan trọng và cần có sự chọn lọc, học tập bài bản từ kinh nghiệm của quốc tế cũng như các chuyên gia nước ngoài. Ngược lại, việc một địa phương mời được các tập đoàn lớn đầu tư vào thị trường của mình sẽ làm thay đổi rất nhiều nền kinh tế của tỉnh trong thời gian ngắn.

 

 

Các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Bình tham gia lớp bồi dưỡng trực tuyến

 

Ngoài ra, các đại biểu cũng cần quan tâm tới hai chiến lược mục tiêu kinh tế và y tế trong đại dịch. Cùng với đó là tham mưu các giải pháp hỗ trợ kinh tế - xã hội cho địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Các chiến lược khi đưa ra cần xoay quanh 2 trục: phục hồi và phát triển mang tính dài hạn và cơ bản. Các chiến lược, tham mưu của đại biểu cần dựa trên các lĩnh vực cơ bản và đang cấp bách cho sự phục hồi như y tế, xã hội, kinh tế. Trong đó, về kinh tế, nên quan tâm tới việc xây dựng các chính sách hỗ trợ chi phí, tiếp cận vốn, lưu thông nguồn lực và đặc biệt đại biểu cần lắng nghe những lo toan của doanh nghiệp để giúp họ tháo gỡ, tư vấn và tìm phương hướng tháo gỡ.

 

Tiếp đó, GS.TS Trần Đình Thiên cũng nêu lên 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2021-2016 nhằm đặt ra những yêu cầu đối với phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

Qua chuyên đề “Tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước” này đã giúp cho các đại biểu có cái nhìn tổng quan, thực tế nhất, từ đó áp dụng và nâng cao kỹ năng, trình độ phục vụ cử tri và đất nước.

TTT

Các tin khác