Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 157

  • Tổng 2.889.597

Dự thảo Luật cảnh sát cơ động cơ bản khắc phục những bất cập được quy định trong Pháp lệnh Cảnh sát cơ động

9:30, Thứ Hai, 18-10-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Đó là một trong số những quan điểm mà đại biểu Nguyễn Tiến Nam – Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, ĐBQH tỉnh Quảng Bình phát biểu tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội cho ý kiến thẩm tra chính thức vào dự án Luật Cảnh sát cơ động diễn ra vào ngày 08/10/2021.

 

 

Toàn cảnh phiên họp

 

Dự thảo Luật Cảnh sát cơ động gồm 5 chương, 31 điều; bám sát 4 chính sách đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua gồm: quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động để bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định cụ thể về các biện pháp công tác và việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát cơ động; phân định các trường hợp và thẩm quyền điều động Cảnh sát cơ động ra quân thực hiện nhiệm vụ; quy định cơ chế phối hợp giữa Cảnh sát cơ động với cơ quan, tổ chức, lực lượng chức năng có liên quan.

Nhất trí cao với tờ trình, Dự án Luật Cảnh sát cơ động do Chính phủ chuẩn bị, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đã khẳng định lại sự cần thiết của việc ban hành luật trong bối cảnh hiện nay. Cảnh sát cơ động là lực lượng nòng cốt “quả đấm thép” của lực lượng công an nhân dân trong thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, xử lý kịp thời các hoạt động gây phương hại tới an ninh, trật tự, bạo loạn, trấn áp các đối tượng tội phạm nguy hiểm… Công tác của lực lượng cảnh sát cơ động đặc biệt là đấu tranh trong các chuyên án thường liên quan trực tiếp đến sinh mạng của cán bộ chiến sĩ và các đối tượng vi phạm pháp luật. Nhiều nhiệm vụ đòi hỏi trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, Pháp lệnh cảnh sát cơ động hiện nay lại đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, thiếu hẳn những quy định đảm bảo phát huy hết khả năng lực lượng này. Vì thế, việc ban hành Luật sẽ là cơ sở, hành lang pháp lý để xây dựng tổ chức hoạt động cảu Cảnh sát cơ động ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân mà không vi phạm pháp luật, nhân quyền.

Đại biểu cũng đã góp ý sâu đối với nội dung một số điều cụ thể của Luật như về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, nghĩa vụ và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ  Cảnh sát cơ động, trang bị của cảnh sát cơ động, trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh trong xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động, công tác khen thưởng và xử lý vi phạm…

Đại biểu đặt ra vấn đề Luật Cảnh sát cơ động cần được thống nhất, tránh chồng chéo với các Luật khác quy định về chức năng, nhiệm vụ các lực lượng cảnh sát, an ninh như Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Cảnh vệ, Luật Cảnh sát biển, Luật Biên phòng Việt Nam.


Các ý kiến phát biểu tại phiên họp bao gồm cả ý kiến của đại biểu Nguyễn Tiến Nam đã được Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng thay mặt Ban soạn thảo giải trình tại Phiên họp, khẳng định sẽ nghiêm túc tiếp thu để tiếp tục chỉnh sửa nội dung theo đúng quy định của pháp luật, trình ra Quốc hội tại Kỳ họp thứ 2, khóa XV.

Phòng Công tác Quốc hội
 

Các tin khác