Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 2022

  • Tổng 2.874.200

Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận với gói hỗ trợ lãi suất

14:50, Thứ Tư, 1-6-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 01/6/2022, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021; Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình do đồng chí Vũ Đại Thắng - Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đã tham gia thảo luận tại hội trường. 

 

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh nhất trí với Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ; đồng thời ghi nhận Chính phủ và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và triển khai các Nghị quyết phục hồi, phát triển kinh tế của Quốc hội. Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp và người dân nên thu ngân sách Nhà nước năm 2021 tăng 16,8%, nợ Chính phủ và nợ công trong tầm kiểm soát, thấp hơn mục tiêu đề ra. Đặc biệt, những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực của những tháng đầu năm 202022 với những con số đã nêu trong báo cáo rất ấn tượng.

 

 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 01.6.2022

 

Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ cũng đánh giá thẳng thắn những hạn chế, tồn tại và đưa ra những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, hơn 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, nền kinh tế bị suy giảm, kéo theo những ảnh hưởng từ biến động trên thế giới, giá cả nguyên vật liệu đầu vào, nhất là giá xăng dầu liên tục tăng cũng đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt là đối với ngư dân vươn khơi bám biển, giữ gìn bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.

Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các ngành trong việc triển khai Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 43 của Quốc hội nhưng vẫn còn đó những khó khăn, vướng mắc khiến cho những chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống. Doanh nghiệp và người dân vẫn chưa được thụ hưởng ưu đãi về vốn, về thuế mà các chương trình mong muốn mang lại.

Để các chương trình phát triển kinh tế-xã hội được đi vào cuộc sống, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, việc hỗ trợ lãi suất 2% năm được các doanh nghiệp và người dân rất kỳ vọng. Theo đó, trước kỳ họp Quốc hội 03 ngày, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31 quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay bằng đồng Việt Nam phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Nghị định đã thực hiện hóa việc giảm lãi suất 2% nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để tạo động lực phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng; các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại diện Covid-19. Tuy nhiên, Nghị định ban hành đến nay vẫn tương đối chậm. Vì vậy, quá trình thực hiện đề nghị Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành phối hợp điều hành không chỉ linh hoạt, quyết liệt mà phải kịp thời hướng dẫn các ngân hàng thương mại, đặc biệt là với các ngân hàng thương mại đã đạt hạng mức tín dụng triển khai nhanh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp và người dân vay.

Ghi nhận những thành tích của ngành y tế trong việc bao phủ văcxin, nhưng đại biểu cho rằng hiện nay tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ còn thấp, mới  khoảng 1,9 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (chiếm 26,6% số trẻ đủ điều kiện). Nguyên nhân chính xuất phát từ tâm lý lo ngại của bậc cha mẹ về tác dụng phụ của vắcxin và quan niệm trẻ bị nhiễm nhanh khỏi. Đại biểu đề xuất cần có những kết quả nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài của trẻ hay không để từ những nghiên cứu uy tín, tăng cường sức mạnh của công tác tuyên truyền, xua tan tâm lí nghi ngại khi cho trẻ tiêm văcxin ngừa covid19.

Về vấn đề lao động, việc làm, đại biểu nêu ra thực trạng trước nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của người lao động ngày càng tăng, tại các địa phương lại tái diễn tình trạng trục lợi khi môi giới cho người lao động trái phép, tuyên truyền sai sự thật về các chủ trương, chính sách nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động, kéo theo đó tình trạng người lao động chấp nhận mất số tiền ký quỹ để bỏ trốn khi đi làm việc tại nước ngoài. Việc tuyên truyền định hướng cho người lao động sẽ không có hiệu quả khi người môi giới vẫn cứ trục lợi trên từng quy trình của hoạt động đưa người đi lao động tại nước ngoài. Vì vậy, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công an cần có những giải pháp siết chặt kỷ cương hoạt động môi giới, làm trong sạch thị trường lao động để không chỉ tạo cơ hội cho người lao động đổi đời mà còn là để đảm bảo danh dự, uy tín của đất nước trong mắt đối tác quốc tế.

 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác