Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 19

  • Hôm nay 6257

  • Tổng 2.889.073

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm – Cân nhắc thí điểm hình thức phiên tòa trực tuyến trước khi triển khai rộng rãi

17:3, Chủ Nhật, 24-10-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Sáng ngày 23/10/2021, tiếp tục nội dung kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về Các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; góp ý Dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Tại phiên thảo luận trưc tuyến, đại biểu Nguyễn Minh Tâm - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã có bài phát biểu về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
 

Đại biểu thể hiện sự đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối ca và báo cáo của các cơ quan thẩm tra về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án, Công tác phòng chống tham nhũng. 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm phát biểu tại phiên họp trực tuyến


Phân tích về sự cần thiết ban hành Nghị quyết về phiên tòa trực tuyến, đại biểu cho rằng Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương về cải cách tư pháp từ những năm 2005. Đây cũng là xu thế toàn cầu trong thời kỳ hội nhập. Đến nay, khu vực ASEAN thì chỉ còn 4 nước trong đó có Việt Nam chưa thực hiện hình thức phiên tòa này. Chính vì thế, nghị quyết sẽ thể hiện cam kết của Việt Nam với xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực trong bối cảnh thế giới đang thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị quốc gia. 

Đại biểu nhấn mạnh hình thức này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế khi thế giới và Việt Nam đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch covid – 19. Phiên tòa trực tuyến sẽ là giải pháp hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh, hạn chế án tồn đọng.

 

 Các đại biểu tại phiên họp sáng 24/10/2021

 

Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu lên một số ý kiến phản biện để Quốc hội cân nhắc triển khai hình thức này trong dài hạn. Cụ thể:  xét xử trực tuyến cũng được coi là xét xử trực tiếp nhưng liệu hình thức xét xử này có đảm bảo nguyên tắc xét xử công khai không khi mà chỉ có người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được tham gia phiên tòa, được biết đến phiên tòa? 

Nêu lên những thách thức đặt ra với nguồn lực triển khai phiên tòa trực tuyến, đại biểu khẳng định với hệ thống, quy mô, cơ sở vật chất thực tế của Tòa, Viện, Công an... hiện nay thì nguồn lực để đầu tư đảm bảo cho việc thực hiện một phiên tòa trực tuyến là không nhỏ. Đại biểu đề nghị nên cân nhắc nguồn kinh phí để đầu tư hạ tầng công nghệ cho phiên toàn xét xử trực tuyến và thời gian để trang bị trong lúc nguồn Ngân sách nhà nước cả TW và địa phương rất khó khăn như hiện nay. 

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đặt ra câu hỏi liệu với số kinh phí bỏ ra đầu tư hạ tầng cơ sở trên toàn quốc có lãng phí không nếu số lượng phiên toà trực tuyến được mở để xét xử quá ít, không thường xuyên? Vì hình thức phiên toà  này chỉ thực hiện khi có đơn của người có kháng cáo, của đương sự khác liên quan đến kháng nghị (trong xét xử hình sự phúc thẩm) hoặc phải có đơn của đương sự ( trong xét xử dân sự, hành chính...).

Từ đó, đại biểu đề nghị Quốc hội cân nhắc xem xét, theo hướng có lộ trình thí điểm tại một số tỉnh thành, trong đó quan tâm thí điểm ở các địa phương khó khăn hơn về kinh tế, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin , dân trí có hạn chế hơn  để có đánh giá thật toàn diện quy định này trước khi thực hiện trên diện rộng.
 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác