Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 23

  • Hôm nay 2355

  • Tổng 2.885.171

Một số giải pháp, kiến nghị góp phần tháo gỡ vướng mắc, khó khó khăn về phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh

Post date: 12/12/2023

Font size : A- A A+

 

Năm 2023, tỉnh ta triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình thế giới tiếp tục cạnh tranh địa chính trị căng thẳng diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường với nhiều yếu tố bất lợi cho các nước trong khu vưc và thế giới; lạm phát thế giới vẫn ở mức cao, hầu hết các nước vẫn thắt chặt chi tiêu, chính sách tiền tệ, thương mại toàn cầu tiếp tục có xu hướng giảm thấp. Tình hình trong nước giá xăng, dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh, thị trường bất động sản trầm lắng, hậu quả và tác động của đại dịch COVID-19 tiếp tục kéo dài, cùng với những khó khăn, thách thức mới phát sinh ... đã tác động tiêu cực đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cấp, các ngành đã triển khai đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Trong đó đã chú trọng các giải pháp về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi và phát triển du lịch, thu ngân sách, phát triển quỹ đất, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh... cùng với sự cố gắng nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân trong toàn tỉnh nên tình hình KT-XH năm 2023 của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực; trong điều kiện rất khó khăn các nước phát triển có xu hướng tăng trưởng chậm lại, thậm chí có nước tăng trưởng âm.

 

Trong khi đó, tỉnh ta có 17/21 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế tăng trưởng ổn định; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá; sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng; du lịch phục hồi nhanh kéo theo các ngành dịch vụ đạt nhiều kết quả tích cực. Tỉnh đã tập trung tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, đảy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao đời sống của Nhân dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, từng bước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

 

Tuy nhiên, hiện nay có 4 chỉ tiêu chưa đạt: Tốc độ tăng GTSX nông, lâm nghiệp và thủy sản;tốc độ tăng GTSX công nghiệp; thu NSNN; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia. Nguyên nhân do chịu tác động tiêu cực của suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước chưa được phục hồi, giá nguyên liệu vật tư đầu vào vẫn đang ở mức cao... đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các nhà đầu tư khu vực tư nhân bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến nhiều dự án công nghiệp bị chậm tiến độ không thể đi vào hoạt động trong năm 2023 để đóng góp vào tăng trưởng của tỉnh; thị trường bất động sản trầm lắng chưa phục hồi đã tác động lớn đến kết quả thu NSNN vốn đã phụ thuộc vào tiền thuê và cấp quyền sử dụng đất. Hạ tầng và năng lực phục vụ du lịch nhìn chung vẫn còn hạn chế...

 

Ngoài nguyên nhân những tồn tại, hạn chế đã nêu, còn có một phần là do trách nhiệm, năng lực điều hành của các cấp, các ngành có mặt còn hạn chế; việc chỉ đạo, điều hành ở một số khâu, một số lĩnh vực, một số việc có lúc chưa kịp thời, mạnh mẽ và quyết liệt; nhất là các nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, công tác bồi thường GPMB, cải cách hành chính chưa dáp ứng kịp thời, còn chậm trể trong giải ngân nguồn vốn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia, công trình trọng điểm của tỉnh.

 

Về kế hoạch, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, tôi nhất trí với báo cáo của UBND tỉnh. Sau đây xin tham gia đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần thoát gỡ vướng mắc, khó khăn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh  trong thời gian tới như sau:

         

1, Tập trung chỉ đạo quyết liệt, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các chủ đầu tư kịp thời kiểm tra, giám sát, xử lý các vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí kịp thời khu tái định cư, khu nghĩa địa, hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống Nhân dân. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công các công trình trọng điểm trên địa bàn tinh như : Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình; Dự án đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3; các Dự án thực hiện ba chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM, về giảm nghèo bền vững, về phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.Trong đó chú ý tập trung đầu tư để đạt tiêu chí về trường đạt chuẩn quốc gia.

 

2, Tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các thủ tục, triển khai thực hiện các dự án đầu tư quan trọng: Khởi công xây dựng Nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay - CHK Đồng Hới, đẩy nhanh tiến độ thi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, Dự án thủy điện La Trọng, các thủ tục đầu tư tuyến đường du lịch kết nối thành phố Đồng Hới và Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 2...Khởi động sớm các dự án hạ tầng cấp thiết theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt mà Nhân dân đang mong đợi như: :  Mở rộng cầu Gianh và cầu Quán Hàu; nâng cấp Quốc lộ 12A,...Dự án khách sạn 5 sao Dolce Penisola Quảng Bình, Khách sạn Pullman Quảng Bình, các dự án sân gôn, các dự án khu đô thị ven biển Bảo Ninh. Chỉnh trang khu vực xung quanh khu lăng mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tiếp tục đẩy nhanh thực hiện dự án đường nối từ đường Quốc lộ 1A đến nhà lưu niệm của Đại tướng; dự án chỉnh trang Khu vực hồ Bàu Tró; các di tích lịch sử quan trọng của tỉnh.

 

3, Kịp thời giải quyết sớm các vướng mắc về quy hoạch nhằm thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có quy mô lớn, chất lượng cao vào khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm phát huy giá trị di sản. Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí VQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2021 – 2030. Kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc các dự án phát triển quỹ đất, dự án nhà ở thương mại, quy mô các khu đô thị mới và chỉnh trang đô thị, nông thôn nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh.

 

4, Đề nghị Lãnh đạo tỉnh tích cực làm việc với Bộ, ngành Trung ương và Chinh phủ để bố trí đầu tư dự án xây dựng, nâng cấp các tuyến đê bị sạt lỡ hai bên bờ Sông Gianh, Sông Kiến Giang, sông Long Đại ... trước những biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu, nước biển dâng để bảo vệ sản xuất và đời sống của Nhân dân.

 

5, Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thực hiện các dự án về đo đạc, chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tạo điều kiện cho người dân thế chấp vay vốn phát triển sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống.

 

6, Quan tâm đầu tư nâng cao thiết bị, hạ tầng mạng, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số quốc gia, đáp ứng nhu cầu cải cách thủ tục hành chính;  chú trọng phát triển nhanh sàn giao dịch thương mại điện tử phục vụ kịp thời người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mua bán hàng hóa ngày càng đạt hiệu quả cao.

 

7, Kịp thời sắp xếp, tổ chức lại một cách hợp lý các trường, trung tâm, cơ sở đào tạo, dạy nghề để nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động ra nước ngoài nhằm cải thiện đời sống  của Nhân dân.

 

8, Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong cán bộ, công chức và Nhân dân; tăng cường công tác dân vận chính quyền, phát huy hiệu quả các mô hình dân vận khéo, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại , tố cáo của công dân góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Nguyễn Xuân Tuyến

Tổ đại biểu huyện Quảng Trạch tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh khóa XVIII) 

 

More