Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 116

  • Hôm nay 4628

  • Tổng 4.009.836

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trước kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV

Post date: 13/07/2023

Font size : A- A A+

 

Nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trước kỳ họp thứ V, Quốc hội khoá XV

 

Câu hỏi 1

 

Cử tri phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn phản ánh, trên địa bàn có rất nhiều hộ dân nộp hồ sơ đề nghị được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn thực hiện khá lâu nhưng người dân chưa được cấp. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra cụ thể về vấn đề này; nếu đúng như cử tri phản ánh thì cần làm rõ nguyên nhân và sớm khắc phục để kịp thời cấp cho các hộ dân; trong trường hợp có vướng mắc từ các quy định hoặc từ hồ sơ, giấy tờ của người dân cần có văn bản trả lời, giải thích cụ thể.

 

Trả lời

 

Sau khi nhận được ý kiến cử tri, UBND thị xã đã chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ba Đồn kiểm tra, trả lời. Hiện tại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ba Đồn đang thực hiện các hồ sơ đề nghị cấp GCNQSD đất lần đầu tại phường Quảng Thọ. Các hồ sơ đang được thực hiện theo quy định. Quá trình thực hiện có các hồ sơ đã được xử lý bao gồm: Chuyển thông tin địa chính để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, gửi công văn xác minh đến các cấp có thẩm quyền để xác nhận nội dung, trình cấp có thẩm quyền ký GCNQSD đất. Đối với các trường hợp không đủ điều kiện cấp GCNQSD đất hoặc có thành phần hồ sơ không đúng đủ theo quy định, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ba Đồn đã có thông báo hướng dẫn cụ thể gửi UBND phường Quảng Thọ và người sử dụng đất để thực hiện. Trong thời gian tới, UBND thị xã tiếp tục chỉ đạo Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thị xã Ba Đồn, các phòng, đơn vị liên quan triển khai thủ tục cấp GCNQSD đất lần đầu theo đúng trình tự, thủ tục và thời gian quy định.

 

(Báo cáo số 277/BC-UBND ngày 21/6/2023 của UBND thị xã Ba Đồn trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 2

 

Cử tri xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn phản ánh, hiện nay trên địa bàn xã có khoảng 300 hộ dân sinh sống lênh đênh trên thuyền, đò. Chính quyền địa phương đã vận động, kêu gọi các hộ dân vào bờ sinh sống nhằm ổn định cuộc sống; tuy nhiên do không có đất ở nên một số hộ đã lấn chiếm mặt nước ven sông để làm nhà ở. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra thực tế tình hình; đồng thời có phương án bố trí đất tái định cư làm nhà ở để giúp họ ổn định cuộc sống lâu dài..

 

Trả lời

 

Sau khi tiếp nhận ý kiến cử tri, UBND thị xã đã chỉ đạo phòng Tài nguyên & Môi trường trực tiếp làm việc với đại diện lãnh đạo UBND xã Quảng Lộc và ông Nguyễn Cương - Trưởng thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (cử tri có phản ánh nêu trên). Theo đó, hiện nay tại khu vực ven sông thuộc thôn Cồn Sẻ có một số hộ gia đình xây dựng nhà cửa và sinh sống từ lâu, lãnh đạo thôn Cồn Sẻ và UBND xã Quảng Lộc rất mong chính quyền các cấp xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân được ổn định cuộc sống. Để giải quyết kiến nghị nêu trên, UBND thị xã đã chỉ đạo UBND xã Quảng Lộc rà soát, lập danh sách các hộ gia đình đã xây dựng nhà tại khu vực ven sông thuộc địa bàn thôn Cồn Sẻ. Danh sách ghi rõ các nội dung liên quan đến việc xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình (thời điểm sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, số thửa đất, số tờ bản đồ, diện tích, mục đích sử dụng....). Sau khi rà soát và có danh sách, UBND thị xã sẽ chỉ đạo các phòng, đơn vị có liên quan như: phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thị xã tổ chức buổi làm việc với UBND xã Quảng Lộc để phối hợp hướng dẫn trình tự thực hiện các nội dung công việc nhằm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân khu vực thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc.

 

(Báo cáo số 277/BC-UBND ngày 21/6/2023 của UBND thị xã Ba Đồn trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 3

 

Cử tri xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch phản ánh, Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Quảng Hà, có địa chỉ tại thôn Đông Phúc, xã Liên Trường có hành vi khai thác đất trái phép trên địa bàn xã. Vấn đề này cử tri đã phản ánh nhiều lần và đề nghị chính quyền địa phương quan tâm giải quyết; tuy nhiên đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chính quyền địa phương tiến hành thanh, kiểm tra và có biện pháp xử lý, giải quyết dứt điểm.

 

Trả lời

 

Sau khi nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả như sau: Ngày 10/01/2023 phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND xã Liên Trường tiến hành kiểm tra về việc khai thác khoáng sản của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Quảng Hà, có địa chỉ tại thôn Đông Phúc, xã Liên Trường. Kết quả kiểm tra, UBND xã Liên Trường đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Quảng Hà. Trên cơ sở hồ sơ và đề nghị của UBND xã Liên Trường, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính. Căn cứ hồ sơ vi phạm hành chính Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định số 136/QĐ-XPHC ngày 07/02/2023 xử phạt Công ty Quảng Hà với số tiền 120.000.000 đồng vì đã vi phạm điểm b, khoản 4, Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và buộc Công ty Quảng Hà nộp lại số thu lợi bất hợp pháp là 238.272.000 đồng để khắc phục hậu quả. Tổng số tiền xử phạt hành chính phải nộp là: 358.272.000 đồng. UBND huyện thành lập đoàn xác minh nội dung tố cáo theo nội dung phản ánh trên tại Quyết định số 1509/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 về việc thành lập Đoàn xác minh nội dung tố cáo đối Ủy ban nhân dân xã Liên Trường về công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn. Căn cứ nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, các tài liệu, chứng cứ có liên quan và đối 2 chiếu với quy định của pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Kết luận nội dung tố cáo tại Kết luận số 776/KL-UBND ngày 16/6/2023. Đã tiến hành xử lý và kiểm điểm trách nhiệm đối với các cá nhân và tập thể liên quan.

 

(Báo cáo số 202/BC-UBND ngày 21/6/2023 của UBND huyện Quảng Trạch trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 4

 

Cử tri xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh, hiện nay tình trạng khai thác cát bừa bãi, không đúng vị trí mỏ được cấp phép trên sông Gianh, nhất là đoạn qua các xã Văn Hóa, Tiến Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, gây nguy cơ sạt lở nghiêm trọng đến đất sản xuất, nhà ở của người dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn triệt để tình trạng này; đối với các mỏ cát khai thác không đúng quy định cần xử phạt nghiêm khắc và kiên quyết xử lý thu hồi giấy phép khai thác.

 

Trả lời

 

Vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo như sau: Trên sông Gianh đoạn đi qua địa bàn xã Tiến Hóa và xã Văn Hóa, UBND tỉnh đã cấp giấy phép khai thác cát lòng sông cho 06 đơn vị, trong đó tại xã Văn Hóa có 02 đơn vị và xã Tiến Hóa có 04 đơn vị. Hiện nay, 06 đơn vị được cấp phép đang hoạt động khai thác theo quy định. Thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác khoáng sản trên địa bàn nhất là đối với khai thác cát, sỏi lòng sông. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa và UBND huyện Quảng Trạch trong công tác bảo vệ tài nguyên, khoáng sản chưa khai thác, thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đồng thời phối hợp với các ngành và địa phương kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động khai thác trái phép, cụ thể Sở đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra và tham mưu UBND tỉnh thành lập 03 Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra công tác quản lý, hoạt động khai thác, tập kết, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi trên địa bàn tỉnh. Theo kết quả thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua, trên địa bàn xã Cảnh Hóa có 03 bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép của các hộ gia đình, gồm: Hộ ông Hoàng Đức Chung; hộ ông Nguyễn Văn Dũng và Hộ ông Hoàng Nghĩa. Các hộ này tự lập bãi tập kết cát, sỏi trên đất ở và chưa được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hoạt động. Đối với 3 bãi tập kết trái phép này, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với chính quyền địa phương đình chỉ hoạt 2 động và xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng đất ở làm bãi tập kết cát sỏi không đúng mục đích, không đúng quy hoạch. Hiện nay, UBND huyện Quảng Trạch, UBND xã Cảnh Hóa đã làm việc cụ thể với các hộ và đã yêu cầu các hộ không lập bến bãi tập kết trái phép, qua làm việc các hộ đã cam kết chấp hành. Hiện nay, việc khai thác trái phép trên sông Gianh đã được chấn chỉnh nhưng chưa triệt để, vẫn có hoạt động khai thác, tập kết cát trái phép. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Công an huyện Tuyên Hóa đã lập hồ sơ và chuyển UBND tỉnh, Công an tỉnh xử lý theo thẩm quyền 04 trường hợp vi phạm, tổng số tiền 132.950.000 đồng; Phát hiện và xử lý 10 trường vận chuyển cát trái phép, không rõ nguồn gốc (phương tiện tàu sát, thuyền gỗ), chuyển hồ sơ xử lý gồm: UBND xã Phong Hóa xử phạt 01 trường hợp, số tiền 400.000 đồng; UBND xã Mai Hóa xử phạt 01 trường hợp, số tiền 500.000 đồng; UBND xã Châu Hóa xử phạt 01 trường hợp, số tiền 400.000 đồng; UBND xã Văn Hóa xử phạt 02 trường hợp, số tiền 6.000.000 đồng; UBND xã Tiến Hóa xử phạt 03 trường hợp, số tiền 1.550.000 đồng; UBND xã Tiến Hóa, Công an huyện đang lập hồ sơ xử lý 02 trường hợp. Hoạt động khai thác trái phép chủ yếu là do một số hộ dân sinh sống tại xã Tiến Hóa, xã Châu Hóa và xã Cảnh Hóa sử dụng thuyền không đăng ký, đăng kiểm lén lút hút cát trái phép vào thời điểm lực lượng tuần tra không hoạt động, khai thác vào ban đêm và lợi dụng vào các đơn vị được cấp mỏ trên địa bàn xã Tiến Hóa, xã Văn Hóa để khai thác cát trái phép tại địa bàn giáp ranh giữa các xã, tập kết tại nhiều bãi trái phép trên địa bàn một số xã thuộc huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn gây khó khăn cho địa phương trong việc quản lý. Như vậy, việc cử tri xã Tiến Hóa phản ánh: Hiện nay tình trạng khai thác cát bừa bãi, không đúng vị trí mỏ được cấp phép khai thác trên sông Gianh, nhất là đoạn qua các xã Văn Hóa, Tiến Hóa thuộc huyện Tuyên Hóa vẫn tiếp tục diễn biến phúc tạp là có sơ sở. Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hoá và thị xã Ba Đồn tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm các bãi tập kết cát trái phép, đồng thời có biện pháp quản lý tàu thuyền của các hộ dân có ngành nghề khai thác cát nhưng không đăng ký, đăng kiểm góp phần đưa hoạt động khoáng sản trên địa bàn đi vào nề nếp. Đối với các đơn vị được cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều văn bản yêu cầu phải đăng ký, đăng kiểm, quản lý tốt các tàu thuyền của Công ty, khai thác đúng vị trí và công suất cho phép, không được thu mua cát từ các tàu thuyền khai thác trái phép; chấp hành nghiêm việc lập báo cáo hoạt động khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản hàng năm theo đúng thực tế khai thác. Đồng thời đã tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung thêm một số nội dung vào giấy phép khai thác như quy định thời gian khai thác trong ngày từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không được khai thác vào ban đêm và đăng ký số lượng tàu thuyền trong giấy phép để có cơ sở kiểm tra, giám sát... Trường hợp phát hiện các vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

 

(Báo cáo số 1694/BC-UBND ngày 19/6/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 5

 

Cử tri xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn phản ánh, đoạn sông từ Cống Quảng Tân đến Bến Cửa Hác, thuộc sông Hòa Giang bị ô nhiễm môi trường ngiêm trọng. Theo cử tri, hiện nay mặt sông thường xuyên bị rác thải sinh hoạt và bèo lục bình phủ kín; lúc bèo và rác bị phân hủy lòng sông rất bẩn, tạo mùi hôi thối làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực sông. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra và có biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm nói trên.

 

Trả lời

 

Đoạn sông Hòa Giang có một số trạm bơm và cống ngăn mặn giữ ngọt nhằm phục vụ tưới tiêu cho các xã vùng Nam. Đối với xã Quảng Hòa, hiện nay không còn dùng nước của nhánh sông Hòa Giang để phục vụ tưới tiêu mà sử dụng nước từ Rào Nan dẫn về. Tuy nhiên, đối với các xã khác như xã Quảng Tân, xã Quảng Lộc... vẫn phụ thuộc vào nguồn nước này để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì vậy không thể tháo cống ngăn của đoạn sông mà cần giữ để bảo vệ chất lượng nguồn nước tại đoạn sông này một cách hiệu quả. Qua kiểm tra thực tế, hai bên bờ đoạn sông từ Cống Quảng Tân đến Bến cửa Hác, thuộc sông Hòa Giang vẫn xuất hiện một vài điểm tập kết rác thải sinh hoạt và đốt rác tại chỗ, trong lòng sông lượng bèo lục bình trên bền mặt khá lớn và phủ kín. Hiện nay, xã Quảng Hòa đang hợp đồng với đơn vị thu gom nhằm thu gom rác thải sinh hoạt với tần suất 2 lần/tuần và được vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Đối với ý kiến cử tri phản ánh mặt sông bị rác thải sinh hoạt và bèo lục bình phủ kín; lúc bèo và rác bị phân hủy lòng sông rất bẩn, tạo mùi hôi thối làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của người dân xung quanh khu vực sông, UBND thị xã đã chỉ đạo UBND xã Quảng Hòa tăng cường tuyên truyền người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường chung, không xả thải rác bừa bãi, đặc biệt tại khu vực sông, khu vực chợ, khu vực đông dân cư... Đồng thời, chỉ đạo UBND xã tổ chức các đoàn thể tại địa phương định kỳ ra quân thực hiện trục vớt, khơi thông khu vực sông nhằm giữ gìn vệ sinh chung.

 

(Báo cáo số 277/BC-UBND ngày 21/6/2023 của UBND thị xã Ba Đồn trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 6

 

Cử tri phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới phản ánh, hiện nay trên địa bàn phường Đồng Sơn và xã Thuận Đức có nhiều công trình đang tiến hành thi công, như công trình thoát nước trên đường Lý Thái Tổ, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua phường Đồng Sơn và xã Thuận Đức; tuy nhiên, quá trình thi công quá chậm làm bụi bẩn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng và Chủ đầu tư tăng cường kiểm kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công có biện pháp đẩy nhanh tiến độ, làm đến đâu gọn, sạch và an toàn đến đấy.

 

Trả lời

 

Vấn đề này, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo như sau: Ngày 12 tháng 6 năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND phương Đồng Sơn và Ban Quản lý dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới tiến hành kiểm tra nội dung kiến nghị của cử tri, kết quả cho thấy: Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới thực hiện thi công hệ thống thoát nước thải, nước mưa tại một số tuyến đường trên địa bàn phường Đồng Sơn như đường Lý Thái Tổ, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Phan Đăng Lưu và đã hoàn thành cuối năm 2022. Đơn vị thi công đã hoàn trả mặt bằng và bàn giao lại cho Ban QLDA Đầu tư xây dựng và Phát triển Quỹ đất thành phố Đồng Hới để thực hiện dự án nâng cấp các tuyến đường giao thông trên địa bàn thành phố Đồng Hới (đến nay đã hoàn thành thảm nhựa mặt đường Lý Thái Tổ, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập (đoạn qua phường Đồng Sơn); riêng tuyến đường Phan Đăng Lưu đang thi công thảm nhựa). Như vậy, nội dung kiến nghị của cử tri phường Đồng Sơn nêu trên địa bàn có nhiều công trình đang tiến hành thi công, như công trình thoát nước trên đường Lý Thái Tổ, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua phường Đồng Sơn thi công quá chậm làm bụi bẩn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân là không đúng với thực tế. Trong thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với UBND thành phố Đồng Hới và các xã, phường có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các đơn vị thi công các công trình trên địa bàn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện các vi phạm (nếu có) trong công tác bảo vệ môi trường để xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

 

(Báo cáo số 1694/BC-UBND ngày 19/6/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 7

 

 Cử tri xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh phản ánh, thôn Hà Kiên, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh nằm cách biệt với các thôn khác của xã và xa trung tâm xã; do chưa có cầu bắc qua sông nên việc đi lại của người dân giữa thôn Hà Kiên với các thôn, xã khác và việc đi học của học sinh chủ yếu bằng đò nên hết sức khó khăn, nguy cơ mất an toàn rất cao, nhất là mùa mưu lũ; mặt khác, giao thông cách trở nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của thôn Hà Thôn. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm, sớm bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cầu Trần Xá - Hà Kiên.

Trả lời

 

Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau: Thôn Hà Kiên, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh nằm cách biệt với các thôn khác của xã và xa trung tâm xã; do chưa có cầu bắc qua sông nên việc đi lại của người dân giữa thôn Hà Kiên với các thôn, xã khác và việc đi học của học sinh chủ yếu bằng đò nên hết sức khó khăn, nguy cơ mất an toàn rất cao, nhất là mùa mưa lũ. Do vậy, việc đề xuất đầu tư xây dựng cầu Trần Xá – Hà Kiên việc của cử tri xã Hàm Ninh là chính đáng. Theo Quy hoạch chung xây dựng xã Duy Ninh – Hàm Ninh huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Quy hoạch chung xây dựng xã Hàm Ninh) được UBND huyện Quảng Ninh phê duyệt tại Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 28/6/2021, thì tại vị trí đề xuất xây dựng cầu Trần Xá – Hà Kiên của cử tri xã Hàm Ninh được quy hoạch xây dựng cầu bắc qua Sông Nhật Lệ. Việc đầu tư xây dựng cầu tại vị trí này với nhu cầu nguồn vốn rất lớn, tuy nhiên, hiện nay Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý đã được UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua nên không còn nguồn vốn để bố trí. Trong tương lai, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh nguồn vốn để đầu tư xây dựng cầu nói trên khi cân đối được nguồn vốn. Để đảm bảo, an toàn cho việc đi lại của người dân giữa thôn Hà Kiên với các thôn, xã khác, nhất là vào mùa mưa lũ, trước mắt đề nghị UBND huyện Quảng Ninh, UBND xã Hàm Ninh cần có các giải pháp đảm bảo an toàn đò ngang, biện pháp quản lý chặt chẽ các phương tiện trên sông, yêu cầu các đơn vị khai thác, các phương tiện trên sông chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường thủy nội địa,…

 

(Báo cáo số 1553/KHĐT-QLKT ngày 14/6/2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 8

 

Cử tri các phường Đồng Sơn, Bắc Nghĩa và các xã Thuận Đức, Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới phản ánh, vừa qua tỉnh đã đầu tư xây dựng đoạn kè chống sạt lở bờ sông Phú Vinh, đoạn từ Cầu Mỹ Cương đến Cầu Phú Vinh giúp bà con yên tâm; tuy nhiên, quá trình thi công chậm, dự án đã khởi công hơn 2 năm nhưng đến nay vẫn còn dang dở. Mặt khác, đường ven sông Phú Vinh đã có quy hoạch nhưng chưa tiến hành cắm mốc xác định ranh giới hành lang an toàn nên tại khu vực đã xây kè nhiều hộ dân tự ý xây tường rào hoặc làm rào tạm, theo đó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng khi đầu tư làm đường. Ngoài ra, dọc hai bên bờ sông Phú Vinh còn nhiều đoạn đã và đang bị sạt lở nghiêm trọng, gây nguy cơ mất an toàn, tạo cảm giác bất an, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh, nhất là vào mùa mưu lũ nhưng chưa được đầu tư xây dựng kè. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp Chủ đầu tư tăng cường đôn đốc đơn vị thi công sớm hoàn thiện đoạn kè từ Cầu Mỹ Cương đến Cầu Phú Vinh; chỉ đạo việc cắm mốc ranh giới đường bờ sông theo quy hoạch đã được phê duyệt, tránh lấn chiếm gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng khi làm đường; tăng cường tìm kiếm nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng kè tại các điểm sạt lở nghiêm trọng khác dọc 2 bờ sông Phú Vinh.

 

Trả lời

 

1. Về thi công sớm hoàn thiện đoạn kè từ cầu Mỹ Cương đến cầu Phú Vinh: Dự án Khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Phú Vinh đoạn qua phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới được Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2019; UBND tỉnh phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 15/6/2021; triển khai thi công vào giữa tháng 9/2021. Với tính chất khẩn cấp, cấp bách của dự án nhằm chống xói lở bờ sông để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo đơn vị thi công tập trung tối đa để đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên do một số nguyên nhân bất khả kháng (thời điểm bắt đầu triển khai thi công cũng là thời điểm mùa mưa lũ chính vụ năm 2021, các đợt áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn 2 trên diện rộng, mực nước sông lên cao, chảy xiết, các thiết bị nổi phục vụ thi công không thể hoạt động vì lý do an toàn rất bất lợi cho thi công các tuyến kè; ảnh hưởng của đại dịch Covid 19; vướng mặt bằng một số đoạn trên tuyến) đã làm chậm tiến độ thi công hoàn thành của dự án. Đến nay, tuyến kè đã thi công cơ bản hoàn thành, đỉnh kè đang hoàn thiện đất đắp K98, riêng hạng mục đường đỉnh kè do trùng với quy hoạch nên không được đầu tư xây dựng; còn lại hạng mục lan can tạm thời chưa thực hiện do nguồn kinh phí đã hết và chưa được gia hạn thời gian c ng như bố trí vốn để hoàn thành. Sở tiếp thu vấn đề trên, cùng các Sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, bố trí và tranh thủ các nguồn vốn phù hợp để thực hiện hoàn thành Dự án.

 

2. Về việc cắm mốc ranh giới quy hoạch dọc theo sông Phú Vinh: Theo Đồ án quy hoạch chung điều chỉnh xây dựng thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1538/QĐ-CT ngày 06/7/2012 và Đồ án Quy hoạch phân khu khu vực dọc theo sông Phú Vinh, phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới, tỷ lệ 1/2000 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 12/9/2015, khu vực dọc hai bên sông Phú Vinh được quy hoạch đất cây xanh. Tiếp giáp với khu đất cây xanh là các tuyến đường giao thông có bề rộng từ 12,5÷17,0m. Về nội dung này, theo công văn trả lời kiến nghị cử tri của Sở Xây dựng số 1443/SXD-ĐTHT&KTXD ngày 13/6/2023 thì việc xây dựng tường rào c ng như các công trình dân dụng được thực hiện theo quy hoạch, được xác định theo tọa độ, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ trong đồ án quy hoạch đã được phê duyệt.

 

3. Tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư xây dựng kè tại các điểm sạt lở nghiêm trọng khác dọc hai bờ sông Phú Vinh: Trong những năm qua do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gây mưa lớn, bất thường, nên phạm vi hai bờ sông Phú Vinh bị xói lở nghiêm trọng, một vài điểm xung yếu phạm vi xói lở sát vào khu dân cư, công trình hiện hữu, ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Để sớm có giải pháp bảo vệ, gia cố hai bên bờ sông Phú Vinh, ngoài những đoạn xung yếu đã được đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT ghi nhận kiến nghị của cử tri phường Bắc Nghĩa, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế, Sở Nông nghiệp và PTNT s tiếp tục tham mưu UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn vốn, đưa vào các chương trình, dự án, đồng thời tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ Trung ương để sớm triển khai thực hiện gia cố, bảo vệ các phạm vi xung yếu còn lại, đảm bảo tính mạng, tài sản người dân sống dọc bờ sông Phú Vinh.

 

(Công văn số 1645/SNN-KHTC ngày 20/6/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 9

 

Cử tri phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi trước việc tỉnh đã quan tâm đầu tư xây mới cầu Mỹ Cương và đoạn kề chống xói lở từ cầu Mỹ Cương đến cầu Phú Vinh. Tuy nhiên, qua đơn vị thi công, cử tri được biết đoạn đường bờ kè này sẽ được đấu nối với đường Hà Huy Tập nhưng điểm đấu nối được thiết kế nằm phía trong đường ống cấp nước hiện tại (sát với tường rào nhà ở của 01 hộ dân phía gần đầu phía Tây cầu) và phải giải tỏa phần sân của nhà dân mới có thể đấu nối; trong lúc đó, liên quan đến nhà dân nên không biết khi nào mới có thể giải phóng được mặt bằng để đấu nối; hơn nữa, đoạn này sẽ rất hẹp nếu thực hiện theo phương án trên. Theo đó, cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng khảo sát và điều chỉnh đoạn kè tại phía Tây chân cầu Mỹ Cương theo hướng mở điểm đấu giữa đường bờ kè với đường Hà Huy Tập sát với mố cầu để đoạn đường này được rộng, thoáng.

 

Mặt khác, cử tri cho rằng, hiện tại song song với cầu Mỹ Cương có đường ống cấp nước làm bằng gang chạy nổi trên các trụ đỡ bằng bê tông đã cũ kỹ và có dấu hiệu xuống cấp nên trông rất rối và phản cảm (bên cạnh cầu mới đẹp và hiện đại); chưa kể chân trụ bê tông nhiều làm ngăn cản dòng chảy tự nhiên của sông. Theo đó, cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan tiến hành khảo sát và sớm quan tâm bổ sung nguồn kinh phí đầu tư thay thế đoạn đường ống cấp nước nói trên từ ống làm bằng gang sang ống làm bằng nhựa và nhấn chìm xuống lòng sông để phá bỏ hoàn toàn các trụ bê tông đỡ đường ống giúp lòng cầu, lòng sông được thông thoáng. Việc làm này cần được tiến hành trước khi hoàn thiện đoạn đấu nối đường bờ kè với đường Hà Huy Tập để tránh lãng phí, làm đi sửa lại nhiều lần tốn kém tiền của, công sức.

 

Trả lời

 

1. Về vấn đề đấu nối giữa đường bờ kè với đường Hà Huy Tập: Dự án Khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông Phú Vinh đoạn qua phường Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới (kè sông Phú Vinh) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1757/QĐ-UBND ngày 15/6/2021 với mục tiêu đầu tư là “Chống xói lở bờ sông nhằm bảo vệ tính mạng, đất đai, tài sản của nhân dân và một số cơ quan nhà nước, cơ sở hạ tầng xã hội trên địa bàn phường Đồng Sơn góp phần ổn định sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cải thiện môi trường, tạo cảnh quan cho khu vực. Tuyến kè được xây dựng sẽ từng bước kết nối hoàn thiện với các tuyến kè đã và sẽ xây dựng trong tương lai tạo thành một hệ thống đê, kè hoàn chỉnh, đồng bộ nhằm bảo vệ bờ vững chắc tạo điều kiện để ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội của khu vực dự án”. Theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt của dự án thì đường đỉnh kè cuối tuyến không đấu nối vào đường Hà Huy Tập mà được đấu nối vào đường nhánh chân cầu Mỹ Cương c . Tuy nhiên hiện cầu Mỹ Cương đã được đầu tư xây mới với quy mô lớn hơn, mở rộng mặt cầu về bờ hữu và thượng lưu dòng chảy khoảng 6m cả hai hướng nên theo thực tế hiện trường chật hẹp, mặt bằng không đủ để xây dựng đường kết nối với đường nhánh chân cầu. Ngày 22/8/2022, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức buổi làm việc với Sở Giao thông vận tải, UBND thành phố Đồng Hới, Ban QLDA Đầu tư xây dựng và PTQĐ thành phố Đồng Hới, UBND phường Bắc Nghĩa để kiểm tra thực địa hiện trường và thống nhất biện pháp xử lý đấu nối. Theo đó phạm vi mái bờ kè được vuốt nối với mố cầu mới và với phạm vi mặt bằng còn lại không đủ điều kiện để xây dựng đoạn đường kết nối đường đỉnh kè với đường nhánh sát hành lang mố cầu Mỹ Cương. Mặt khác theo quy hoạch phân khu khu vực dọc theo sông Phú Vinh, phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới được phê duyệt tại Quyết định số 3535/QĐ-UBND ngày 09/12/2015, đường quy hoạch và điểm đấu là đấu nối với đường Hà Huy Tập đi qua nhà dân sát chân cầu, trong khi dự án kè sông Phú Vinh sử dụng nguồn vốn dự phòng Ngân sách Trung ương năm 2019 và không có kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng. Vì vậy, trong 4 khuôn khổ Dự án đã được phê duyệt thì hiện nay không thể thực hiện theo kiến nghị của các hộ dân. Việc kiến nghị về nội dung này của các hộ dân là chính đáng, phù hợp với định hướng phát triển của thành phố Đồng Hới, tạo cảnh quan, kết nối giao thông thuận lợi phục vụ nhân dân trong khu vực. Vì vậy về lâu dài, Sở Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan, đơn vị liên quan s kiến nghị UBND tỉnh, UBND thành phố Đồng Hới và các cấp xem xét bố trí nguồn vốn cho dự án mới để xây dựng các công trình đáp ứng quy hoạch đã phê duyệt. 2. Bổ sung kinh phí đầu tư thay thế vật liệu và nhấn chìm đường ống cấp nước qua sông Phú Vinh: Đoạn tuyến ống gang đường kính DN500mm đi qua sông (cận cầu Mỹ Cương) nằm trong dự án Cấp nước và Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005 do UBND tỉnh làm chủ đầu tư được xây dựng hoàn thành và đơn vị quản lý vận hành là Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình. Đây là tuyến đường ống chính dẫn nước từ nhà máy nước Phú Vinh cấp cho toàn bộ thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận, tuyến đường ống chính được xây dựng theo quy hoạch được duyệt. Trong đó phương án thiết kế đã tính toán đầy đủ các yếu tố như sử dụng vật liệu đảm bảo an toàn cao nhất cho tuyến ống là vật liệu gang d o, chiều cao và khoảng cách các trụ đở ống qua sông không làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, việc thiết kế các trụ đỡ ống qua sông được thực hiện rất phổ biến ở nhiều địa phương… và thực tế đã vận hành ổn định trong 20 năm qua. Để đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực, Công ty đề nghị trong các phương án chỉnh trang đô thị cần tôn trọng và bảo vệ hiện trạng tuyến ống cấp nước DN500 nói trên. Về nội dung này, theo công văn trả lời kiến nghị cử tri của Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình số 215/CV-NQB ngày 14/6/2023 thì việc thực hiện các giải pháp di dời tuyến ống theo đề nghị của cử tri, Công ty s nghiên cứu phương án, phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện, tuy nhiên cần nhiều kinh phí (khoảng 10 tỷ đồng), c ng như giải pháp kỹ thuật đối với công tác này khá khó khăn và phức tạp. Mặt khác, việc thực hiện s dẫn đến ngừng cấp nước trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, theo ý kiến của Công ty, hiện nay việc thay thế và nhấn chìm tuyến đường ống chính cấp nước xuống lòng sông Phú Vinh là chưa khả thi, không đảm bảo kinh tế - kỹ thuật và ổn định cấp nước cho thành phố Đồng Hới và vùng phụ cận. Về lâu dài, khi bố trí được nguồn kinh phí, Công ty s cùng với các sở, ngành, địa phương liên quan s xem xét nghiên cứu việc thay thế và đánh chìm tuyến đường ống theo kiến nghị của các hộ dân đảm bảo mỹ quan và không làm cản trở dòng chảy sông Phú Vinh.

 

(Công văn số 1645/SNN-KHTC ngày 20/6/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 10

 

Cử tri xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch phản ánh, thời gian qua công tác giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc Bắc - Nam đã được tiến hành khẩn trương; tuy nhiên, trên địa bàn xã Quảng Phương còn một số hộ dân chưa được đền bù thỏa đáng. Bên cạnh đó, một số hộ dân sử dụng đất lâu năm nhưng do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên rất thiệt thòi trong việc nhận tiền đền bù. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra cụ thể tình hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc Bắc - Nam đoạn qua xã Quảng Phương nói riêng, trên toàn tuyến qua địa phận Quảng Bình nói chung để sớm khắc phục những sai sót, bất cập (nếu có); trường hợp đã thực hiện đúng quy định pháp luật thì có văn bản trả lời, giải thích để công dân được rõ nhằm ngăn chặn phát sinh tình trạng kiến nghị, khiếu nại kéo dài.

 

Trả lời

 

Sau khi nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện tham mưu xem xét, giải quyết và báo cáo kết quả như sau:

 

- Đối với ý kiến của cử tri kiến nghị một số hộ dân chưa được đền bù thỏa đáng: Trong phạm vi GPMB thực hiện dự án tại địa bàn xã Quảng Phương có 142 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng (trong đó: có 108 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất và 34 hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng tài sản, mồ mả). UBND huyện đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ (04 đợt) cho 114 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị ảnh hưởng, với số tiền là 17.977.549.707 đồng, còn lại 28 hộ đang thực hiện công khai phương án bồi thường, hỗ trợ. Trong số 114 hộ đã phê duyệt phương án, có 111 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thi công công trình, còn lại 03 hộ gia đình chưa đồng ý nhận tiền và bàn giao mặt bằng, gồm các hộ:

 

Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Văn Trung kiến nghị giá bồi thường, hỗ trợ về đất thấp và ông Nguyễn Đại - Đại diện cho dòng họ có Lăng mộ bị ảnh hưởng đề nghị bố trí quỹ đất nghĩa địa để di dời lăng mộ về nơi an táng mới.

 

- Đối với ý kiến của các hộ: Nguyễn Hải Vân, Nguyễn Văn Trung kiến nghị giá bồi thường, hỗ trợ về đất thấp: Căn cứ Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 13/09/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 21/09/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi 3 Nhà nước thu hồi đất trên đại bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 13/09/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình; Căn cứ Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2020-2024; Căn cứ Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 23/12/2022 của UBND huyện Quảng Trạch về việc phê duyệt giá đất cụ thể tính tiền bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phái Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua huyện Quảng Trạch, tại xã Quảng Phương. Trên cơ sở đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện đã thực hiện áp giá bồi thường, hỗ trợ về đất theo đúng chính sách, đơn giá được quy định tại các quyết định nêu trên và đã được UBND huyện Quảng Trạch phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tại Quyết định số 464/QĐ-UBND ngày 24/03/2023. Do đó, kiến nghị của các hộ gia đình đền bù chưa thỏa đáng là không có cơ sở.

 

 - Đối với ý kiến của ông Nguyễn Đại – Đại diện cho dòng họ có Lăng mộ bị ảnh hưởng đề nghị bố trí quỹ đất nghĩa địa để di dời lăng mộ về nơi an táng mới: Hiện nay, Khu nghĩa trang tại thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương phục vụ công tác GPMB dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đang được UBND huyện chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Khi dự án hoàn thành UBND huyện sẽ tổ chức giao đất cho hộ gia đình để thực hiện việc cất bốc, di dời mồ mả bị ảnh hưởng về nơi an táng mới.

 

* Đối với ý kiến của cử tri kiến nghị một số hộ dân sử dụng đất lâu năm nhưng do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên rất thiệt thòi trong việc nhận tiền đền bù: Căn cứ hồ sơ trích đo chỉnh lý địa chính và thống kê kết quả đo đạc khu đất: Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vũng Áng – Bùng thuộc dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 (tại xã Quảng Phương) do Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quảng Trạch lập ngày 07/06/2022 và ngày 27/07/2022, được Sở Tài nguyên và Môi trường ký duyệt lần lượt các ngày 09/6/2022 và ngày 29/07/2022. Trên cơ sở hồ sơ thu hồi đất, căn cứ Khoản 2 Điều 30 của Quyết định số 22/2018/QĐ-UBND ngày 13/9/2018 của UBND tỉnh Quảng Bình, quy định trách nhiệm của UBND xã nơi có đất thu hồi như sau: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi về các nội dung liên quan như: nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất, xây dựng nhà, tài sản khác trên đất, thời điểm kinh doanh dịch vụ, các đối tượng có thu nhập chính từ sản xuất kinh doanh, nhân khẩu trong độ tuổi lao động, các đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, các trường hợp bị ảnh hưởng đời sống, sản xuất khi thu hồi đất nông nghiệp và các vấn đề khác liên quan theo quy định của pháp luật”, UBND huyện 4 đã chỉ đạo UBND xã Quảng Phương kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất tại các thửa đất của các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng bị thu hồi để thực hiện dự án. Trên cơ sở đó, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất theo đúng quy định của pháp luật.

 

(Báo cáo số 202/BC-UBND ngày 21/6/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 11

 

Cử tri xã Hải Phú, huyện Bố Trạch phản ánh, hiện nay cửa sông Lý Hòa bị bồi đắp cao, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và việc neo đậu tàu thuyền khi tránh bão. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành khảo sát thực địa, quan tâm bố trí kinh phí để nạo vét cửa sông Lý Hòa nhằm đảm bảo việc sản xuất, neo đậu tàu thuyền của ngư dân.

 

Trả lời

 

Do đặc điểm vị trí địa lý đặc thù, chịu ảnh hưởng của thời tiết cùng chế độ dòng chảy phức tạp, các cửa sông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và cửa sông Lý Hòa nói riêng hàng năm bị bồi lấp mạnh, gây ảnh hưởng lớn đến thoát l trên sông c ng như việc ra, vào các cửa sông của tàu, thuyền. Đối với cửa sông Lý Hòa, đã thực hiện nạo vét thông luồng và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 7 năm 2022. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của mưa, bão và gió mùa từ cuối năm 2022, hiện nay sông tiếp tục bị bồi lấp với chiều dài từ 150 - 200m, gây nhiều khó khăn cho tàu, thuyền ra vào cửa sông. Phản ánh của cử trí là chính đáng, việc nạo vét cửa sông Lý Hòa là hết sức cần thiết, tuy nhiên do nguồn lực hạn chế nên không thể tiến hành thường xuyên. Về lâu dài cần phải có các nghiên cứu khoa học để có giải pháp phù hợp hoặc xây dựng các công trình chỉnh trị quy mô lớn để đảm bảo ổn định sản xuất và neo đậu tàu thuyền của ngư dân trong vùng.

 

(Công văn số 1645/SNN-KHTC ngày 20/6/2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 12

 

Cử tri xã Hải Phú phản ánh, sau 3 năm thực hiện chủ trương sát nhập đơn vị hành chính, trụ sở UBND xã Hải Phú, Trạm y tế xã Hải Phú và các công trình phục vụ dịch vụ công trên địa bàn xã không đáp ứng đủ nhu cầu giao dịch, họp hành, khám chữa bệnh của người dân. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng tình hình, thực trạng và có kế hoạch bố trí nguồn vốn giúp xã Hải Phú đầu tư xây dựng các công trình nói trên.

 

Trả lời

 

1. Đối với ý kiến của cử tri về việc đầu tư Trạm y tế xã: Trạm y tế xã Hải Phú được đầu tư xây dựng đã lâu, hiện nay nhiều hạng mục đã hư hỏng xuống cấp, không đảm bảo đáp ứng nhu cầu làm phục vụ công tác khám chữa bệnh của địa phương, đặc biệt là sau khi thực hiện chủ trương sát nhập xã, công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân tăng cao. Vì vậy, kiến nghị của cử tri về việc đầu tư xây dựng trạm y tế xã là chính đáng. Ngày 27/12/2022, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 3737/QĐ-UBND về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án Đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các trạm y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch với tổng mức đầu tư 15.500 triệu đồng, trong đó có đầu tư các hạng mục thuộc Trạm y tế xã Hải Phú. Hiện nay dự án đang triển khai các thủ tục để triển khai thực hiện.

 

2. Đối với ý kiến của cử tri về việc đầu tư Trụ sở làm việc và các công trình phục vụ dịch vụ công: Cụm công trình Trụ sở làm việc, Hội trường và các công trình phục vụ dịch vụ công của xã Hải Phú có khuôn viên chật hẹp, hằng năm đến mùa mưa lũ bị ngập, vị trí gần chợ, nên công tác an ninh trật tự, môi trường không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công trình Hội trường xã Hải Phú được đầu tư xây dựng năm 2006, quy mô thiết kế hơn 100 chỗ ngồi hiện nay đã không còn đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hội họp lớn của địa phương. Vì vậy, ý kiến phản ánh của cử tri về việc đầu tư Trụ sở làm việc và Hội trường của xã Hải Phú là chính đáng. Tuy nhiên, nguồn vốn để đầu tư thực hiện các dự án nói trên là khá lớn, nguồn lực đầu tư của huyện, xã còn hạn chế, chưa thể đầu tư thực hiện các dự án nói trên. Vì vậy, UBND huyện Bố Trạch kính đề nghị UBND tỉnh, các Sở, ban ngành tỉnh quan tâm bố trí các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia và ngân sách tỉnh để hỗ trợ địa phương sớm triển khai đầu tư thực hiện các dự án nói trên nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu địa phương.

 

(Báo cáo số 1209/BC-UBND ngày 22/6/2023 của Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 13

 

Cử tri Trần Xuân Kiền, thôn 5, xã Liên Trường, huyện Quảng Trạch phản ánh, ông có em trai là liệt sỹ Trần Đức Hạnh, hy sinh ngày 27/7/1969 nhưng đến năm 1977 Ban Chỉ huy Quân sự Bình - Trị - Thiên mới có giấy báo tử. Hiện tại, theo nguồn tin thì mộ của liệt sỹ Trần Đức Hạnh đang ở Nghĩa trang xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, chính xác, cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tạo điều kiện cho gia đình ông được xét nghiệm AND, nếu đúng thì hỗ trợ giúp gia đình đưa hài cốt của liệt sỹ về quê nhà.

 

Trả lời

 

Nội dung này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Hiện nay, việc giải quyết chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, việc tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được thực hiện theo qui định tại Mục 1 Chương V của Nghị định. Theo Nghị định (Điều 146), nguyên tắc lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin được qui định như sau:

 

1. Lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau: a) Khi hài cốt liệt sĩ được quy tập mà chưa xác định được danh tính. b) Khi di chuyển hoặc nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ có liên quan tới phần mộ liệt sĩ. c) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ còn thiếu thông tin nhưng có thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu trong các giấy tờ sau: giấy báo tử, giấy báo tử trận, giấy chứng nhận hy sinh, giấy xác nhận thông tin về nơi liệt sĩ hy sinh theo Mẫu số 44 Phụ lục I Nghị định này và các giấy tờ có thông tin liên quan về nơi liệt sĩ hy sinh hoặc nơi an táng liệt sĩ. d) Khi mộ liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ không có thông tin nhưng danh sách liệt sĩ của cơ quan quản lý liệt sĩ trước khi hy sinh có chung thông tin về nơi hy sinh, nơi an táng ban đầu và đã được quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ. Trường hợp cơ quan quản lý liệt 2 sĩ trước khi hy sinh không còn tồn tại thì cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp cung cấp danh sách. đ) Khi một mộ liệt sĩ thiếu thông tin trong nghĩa trang liệt sĩ mà có nhiều đại diện thân nhân liệt sĩ cùng nhận.

 

2. Không thực hiện việc lấy mẫu hài cốt liệt sĩ trong các trường hợp sau: a) Mộ liệt sĩ tập thể. b) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định đính chính thông tin trên bia mộ. c) Mộ liệt sĩ đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý mộ ban hành quyết định xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng. d) Mộ liệt sĩ đã được lấy mẫu để giám định ADN, trừ trường hợp mẫu không phân tích được ADN thì được lấy mẫu lần hai.

 

3. Lấy mẫu để đối chứng ADN theo dòng mẹ của liệt sĩ (sau đây gọi chung là mẫu đối chứng thân nhân liệt sĩ) trong các trường hợp hài cốt liệt sĩ hoặc mộ liệt sĩ còn thiếu hoặc không có thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, có thông tin về nhân thân. Nghị định số 131/2021/NĐ-CP (Điều 147) cũng qui định về Quy trình, thủ tục lấy mẫu để giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đối với từng trường hợp lấy mẫu cụ thể (được qui định tại khoản 1, Điều 146 nêu trên). Đề nghị cử tri trực tiếp đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc UBND xã nơi cư trú để được xem xét, hướng dẫn cụ thể về thủ tục, hồ sơ thực hiện xác định danh tính hài cốt liệt sĩ theo qui định của Pháp luật hiện hành.

 

(Công văn số 837/LĐTBXH ngày 07/6/2023 Sở LĐ - TB và Xã hội  trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 14

 

Cử tri Dương Viết Trung, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh phản ánh, ông là giáo viên từng công tác tại trường miền núi, theo quy định tại Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về thực hiện phụ cấp đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng thì ông và những người đã công tác tại các trường ở khu vực miền núi trước năm 1995 được hưởng trợ cấp khu vực; tuy nhiên, bản thân ông đã không được hưởng chế độ trợ cấp này. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng có thẩm quyền quan tâm xem xét, giải quyết.

 

Trả lời

 

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 122/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về thực hiện phụ cấp đối với người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội 1 lần, trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng, đối tượng và chế độ áp dụng: “Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực được hưởng phụ cấp khu vực theo mức hiện hưởng (không điều chỉnh theo mức lương tối thiểu chung) cho đến khi có quy định mới của Chính phủ.” Theo quy định trên thì những người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng trước ngày 1 Công văn số 956/SNV-CBCCVC ngày 01/6/2022 của Sở Nội vụ về việc báo cáo các vấn đề cử tri nêu; Công văn số 674/UBND-NV ngày 13/6/2023 của UBND huyện Quảng Ninh báo cáo vấn đề cử tri nêu; Công văn số 499/UBND-GDĐT ngày 15/6/2023 của UBND huyện Minh Hóa về việc báo cáo vấn đề cử tri nêu. 2 01/01/2007, cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực thì mới được hưởng chế độ phụ cấp. Trường hợp ông Dương Viết Trung, cư trú tại xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh nghỉ hưu từ tháng 9/1983, không cư trú tại nơi có phụ cấp khu vực. Do đó, không đủ điều kiện để hưởng phụ cấp khu vực theo quy định.

 

(Công văn số 1088/SNV - KHTC ngày 16/6/2023 của Sở Nội vụ trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 15

Cử tri Trần Văn Thỏa, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy cùng với một số cử tri khác tại xã Trường Thủy phản ánh, hiện nay việc thực hiện các chế độ, chính sách tại xã Trường Thủy đang được áp dụng theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách đang áp dụng theo Quyết định số 21/QĐ-UB ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi, cụ thể là việc áp giá đền bù giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn đi qua xã. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra việc áp dụng chính sách tại xã Trường Thủy như trên đã đúng chưa. Nếu chưa đúng thì cần có hướng dẫn thực hiện theo quyết định nào để có sự thống nhất, đảm bảo sự điều hành và hoạt động phù hợp trong mọi hoạt động của xã.

 

Trả lời

 

Ngày 04/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, trong đó không có xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tức là không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng Dự án: Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, đoạn qua huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, UBND huyện đã ban hành Quyết định thu hồi đất và Quyết định phê duyệt phương án bồi thường GPMB, trong đó giá đất để tính tiền bồi thường về đất được áp dụng theo giá đất cụ thể theo quy định tại khoản 4 Điều 114 Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau: “ 3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá trình thực hiện, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh được thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn xác định giá đất cụ thể. Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp. Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Hội đồng thẩm định giá đất gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch và đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất. 4. Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây: a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân. Tính tiền thuê đất đối với đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; b) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất; c) Tính tiền thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất; d) Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà doanh nghiệp cổ phần sử dụng đất thuộc trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; tính tiền thuê đất đối với trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm; đ) Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.” Để xác định giá đất cụ thể, Hội đồng GPMB huyện đã thuê Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tư vấn thực hiện, trình Hội đồng thẩm định giá đất của huyện thẩm định và quyết định giá cụ thể làm cơ sở bồi thường đất đảm bảo đúng quy định. Như vậy, việc áp dụng giá đất cụ thể để tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là đảm bảo đúng quy định pháp luật. UBND huyện báo cáo UBND tỉnh được biết.

 

(Báo cáo số 1453/BC-UBND ngày 19/6/2023 của UBND huyện Lệ Thủy trả lời KNCT trước kỳ họp 5, QH khóa XV)

 

Câu hỏi 16

 

Cử tri Đinh Thị Nguyệt Minh, thôn Tân Lợi, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa phản ánh, bà từng có thời gian hơn 16 năm tham gia hoạt động trong ngành giáo dục, kể từ năm 1972 đến năm1987 (giáo viên dạy vỡ lòng theo hợp tác xã, giáo viên trường tiểu học, giáo viên dạy xóa mù chữ theo diện hợp đồng)… Quá trình công tác, lương được cấp tùy từng thời điểm; tuy nhiên, do không có quyết định tuyển dụng nên đến khi được chấm dứt hợp đồng bà không có chế độ gì. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét giải quyết chế độ cho bà.

 

Trả lời

 

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Minh Hóa tại Công văn số 499/UBND-GDĐT ngày 15/6/2023 về việc báo cáo vấn đề cử tri nêu: Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan làm việc trực tiếp với bà Đinh Thị Nguyệt Minh, thôn Tân Lợi, xã Hóa Hợp, huyện Minh Hóa (không phải thôn Tân Lợi, xã Dân Hóa, Huyện Minh Hóa như Công văn số 64/ĐĐBQH-DNTT ngày 22/5/2023 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh về việc trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV nêu). Tại buổi làm việc, bà Đinh Thị Nguyệt Minh chỉ cung cấp được Bảng tóm tắt quá trình công tác (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã Hóa Hợp). Mặt khác, qua rà soát, kiểm tra thì không có các loại hồ sơ của Bà Đinh Thị Nguyệt Minh được lưu trữ tại huyện Minh Hóa liên quan đến thời gian giảng dạy hợp đồng từ năm 1972 đến năm 1987. Vì vậy, Ủy ban nhân dân huyện Minh Hoá không đủ cơ sở để xem xét, giải quyết các chế độ liên quan.

 

(Công văn số 1088/SNN-CBCCVC ngày 16/6/2023 của Sở Nội vụ trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 17

 

Cử tri xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn cho rằng, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ngoài hệ thống danh thắng đẹp nổi tiếng còn có rất nhiều di tích lịch sử - văn hóa có thể phát triển mạnh du lịch tâm linh; tuy nhiên, thời gian qua công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử - văn hóa nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan tại các di tích này còn nhiều hạn chế (như Lèn Hà là điểm di tích lịch sử không khác gì Đồng Lộc hay Truông Bồn ở Hà Tĩnh, Truông Bát ở Nghệ An, nhưng số lượng khách đến Lèn Hà hàng năm rất khiêm tốn). Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp cũng như các doanh nghiệp làm du lịch đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; xây dựng các chuỗi tham quan danh thắng kết hợp di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh để vừa thu hút khách du lịch, vừa quảng bá rộng rãi các di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh.

 

Trả lời

 

Sau khi nghiên cứu, Sở Du lịch kính tham mưu nội dung trả lời của UBND tỉnh như sau: Quảng Bình là vùng đất giao thoa và tiếp biến văn hóa, giàu tài nguyên du lịch nhân văn với nhiều các giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo với 138 di tích đã được xếp hạng trong đó có 56 di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, 82 di tích cấp tỉnh. Trong những năm qua, với định hướng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo tập trung thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững nhanh của ngành du lịch. Trong đó việc phát huy hiệu các giá trị tài nguyên du lịch cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhất. Bên cạnh những sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, khám phá, mạo hiểm, trải nghiệm thiên nhiên đã được khẳng định, những điểm tham quan du lịch văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống cũng thu hút được sự quan tâm, yêu thích của khách du lịch như: Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn-bến phà Long Đại, hang Tám Thanh niên Xung phong và Đền tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết Thắng, UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ DU LỊCH Số: /SDL-KHPTDL V/v giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Bình, ngày tháng 6 năm 2023 Kính gửi: - Hội đồng nhân dân tỉnh; - Ủy ban nhân dân tỉnh. 2 núi Thần Đinh, chùa Hoằng Phúc, Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh… Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021 – 2025; Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021 – 2025 và đặc biệt là Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã đưa ra các định hướng, đề ra các các nhiệm vụ và giải pháp chiến lược về phát triển sản phẩm du lịch, trong đó có việc tiếp tục đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá thu hút khách du lịch đối với loại hình sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử. UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành địa phương hoàn thiện, trình UBND tỉnh phê duyệt đề án trùng tu, quản lý và khai thác hiệu quả di tích lịch sử - văn hóa gắn với xây dựng sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc phát huy giá trị các di tích lịch sử, di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội truyền thông gắn với phát triển du lịch bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc phát huy giá trị của nhiều di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh vẫn còn triển khai chưa tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm còn thiếu phong phú như phản ánh của cử tri đã nêu. UBND tỉnh xin ghi nhận và cảm ơn ý kiến góp ý của cử tri xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn và sẽ đôn đốc, chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt là đa dạng hóa, phát huy giá trị tài nguyên du lịch nhân văn trong Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 01- CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.”

 

(Công văn số 645/SDL - KHPTDL ngày 19/6/2023 của Sở Du lịch trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

Câu hỏi 18

 

Cử tri thành phố Đồng Hới phản ánh, tại khu vực Dự án quỹ đất Tây Nam Lê Lợi, thuộc phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới hiện nay tuy không có nhà ở của dân cũng như các công trình công cộng nhưng về đêm điện vẫn chiếu sáng cả vùng, gây lãng phí nguồn năng lượng điện. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát nhu cầu để có giải pháp phù hợp chiếu sáng tại một số điểm nhất định nhằm đảm bảo an ninh và mỹ quan đô thị, tránh gây lãnh phí, nhất là vào thời kỳ thực hiện chủ trương tiết kiệm điện như hiện nay.

 

Trả lời

 

Dự án tạo quỹ đất khu dân cư phía Đông Nam Lê Lợi, phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới do Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư hoàn thành bàn giao tài sản hệ thống điện chiếu sáng các tuyến đường, hào cáp kỹ thuật đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng từ ngày 03/2/2021. Dự án đầu tư khá đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hệ thống chiếu sáng được đầu tư khi chưa có nhà dân sinh sống, chưa phát huy được hiệu quả đầu tư, gây lãng phí. Tuy nhiên nếu không bật chiếu sáng sẽ xảy ra tình trạng hỏng chip let do sử dụng bóng led tiết kiện điện và mất trộm tài sản. Để đảm bảo coongtacs bảo quản, quản lý tài sản đồng thời tiết kiệm tối đa chi phí tiền điện thời gian qua và hiện nay, UBND thành phố đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện cụ thể.

 

(Báo cáo số 118/BC-UBND ngày 12/6/2023 của UBND thành phố Đồng Hới trả lời KNCT trước kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV)

 

                                                                                        Phòng DNTT