Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 11

  • Hôm nay 2812

  • Tổng 2.958.242

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV

15:54, Thứ Năm, 4-4-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

1. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua nhiều dự án luật, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là một dự án luật đặc biệt quan trọng; nhiều năm qua đa số các vụ việc khiếu nại, tố cáo xảy ra tại các địa phương đều có liên quan đến đất đai và công tác quản lý nhà nước về đất đai mà nguyên nhân cơ bản là do Luật Đất đai và các quy định liên quan còn nhiều vướng mắc, bất cập. Theo đó, cử tri đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần đặc biệt quan tâm dành nhiều thời gian hơn nữa để thảo luận thật kỹ lưỡng đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhất là đối với các vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau; quy định cụ thể, chi tiết hơn nhằm hạn chế tối đa các nội dung cần nghị định, thông tư hướng dẫn để đảm bảo Luật sau khi ban hành thực sự có chất lượng và có sức sống lâu dài.

 

Trả lời:

 

Công văn số 2557/UBKT15 ngày 23/01/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 6, QH khóa XV. (cử tri xem nội dung trả lời tại đây) 

 

2. Cử tri phản ánh, kể từ năm 2016, sau khi Luật Căn cước công dân (CCCD) và các văn bản hướng dẫn Luật có hiệu lực thi hành đến nay, mặc dù thời gian chưa dài nhưng đã 03 lần thực hiện cấp đổi giấy tờ chứng minh nhân thân, từ Chứng minh nhân dân sang CCCD và từ CCCD sang CCCD gắn chíp. Hiện 4 nay, theo dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) sẽ lược bỏ vân tay và điều chỉnh một số thông tin nên chắc chắn sẽ phát sinh việc cấp lại CCCD lần thứ 4. Có thể nói, việc thay đổi CCCD gần như liên tục, công dân vừa thực hiện cấp đổi xong lại phải làm các thủ tục để cấp đổi theo quy định mới. Mỗi lần tiến hành cấp đổi CCCD đều kéo cả hệ thống chính trị các cấp vào cuộc, nhất là cấp cơ sở, vừa gây tốn kém nguồn lực xã hội, vừa gây phiền hà, mất thời gian và tốn kém tiền của của người dân vì phải làm đi làm lại các thủ tục và đóng lệ phí cho mỗi lần cấp đổi. Theo đó, cử tri đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an và các bộ phận liên quan tiến hành rà soát kỹ lưỡng dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi) để có quy định phù hợp, đảm bảo việc cấp đổi CCCD lần thứ 4 theo Luật mới được áp dụng lâu dài; đồng thời, có quy định miễn hoặc giảm lệ phí cấp đổi CCCD cho công dân trong đợt cấp đổi lần thứ 4 khi Luật Căn cước công dân (sửa đổi) có hiệu lực thi hành.

 

Trả lời:

 

Công văn số 292/BCA-V01 ngày 23/01/2024 của Bộ Công an trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 6, QH khóa XV. (cử tri xem nội dung trả lời tại đây) 

 

3. Cử tri phản ánh khó khăn, bất cập trong việc thực hiện Thông tư số 13/2020-BGDĐT và Thông tư số 14/2020- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nhất là trong điều kiện hiện nay, khi kinh tế - xã hội của nhiều địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn thì việc đầu tư để xây dựng, cải tạo các trường học đảm bảo cơ sở vật chất và phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia theo quy định, hướng dẫn tại các Thông tư nói trên về cơ bản là khó khả thi; đối với những trường học đóng tại các trung tâm đô thị lớn, nếu địa phương có kinh phí đầu tư thì cũng hạn chế về quỹ đất để xây dựng. Theo đó, cử tri đề nghị Chính phủ trực tiếp chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, có quy định cụ thể và dài hạn hơn về lộ trình công nhận các trường chuẩn về cơ sở vật chất và phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020-BGDĐT và Thông tư số 14/2020- BGDĐT; đồng thời, vẫn tiếp tục có kế thừa để công nhận đạt chuẩn đối với các trường học đã đạt chuẩn quốc gia theo quy định trước đây nếu các trường vẫn đạt được các tiêu chí theo quy định cho đến khi đã được đầu tư xây dựng hoặc cải tạo theo chuẩn mới.

 

Trả lời:

 

Công văn số 259/BGD ĐT-VP ngày 17/01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 6, QH khóa XV.  (cử tri xem nội dung trả lời tại đây) 

 

4. Cử tri phản ánh việc cắt giảm biên chế của ngành giáo dục một cách cơ học, cào bằng 10% theo quy định chung hiện nay là chưa phù hợp làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng dạy của các trường học; đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ đặc thù của ngành có trách nhiệm làm việc với Bộ Nội vụ về vấn đề này để tham mưu Chính phủ đề ra giải pháp phù hợp; có thể giao cho địa phương hàng năm căn cứ vào quy mô trường, lớp của từng địa bàn cụ thể để giao biên chế, nhằm tạo điều kiện cho ngành giáo dục chủ động hợn trong việc tuyển dụng và giao biên chế cho các trường học.

 

 

Trả lời:

 

Công văn số 259/BGD ĐT-VP ngày 17/01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 6, QH khóa XV. (cử tri xem nội dung trả lời tại đây) 

 

 

5. Cử tri phản ánh, theo các quy định hiện hành, Trạm Y tế xã là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện; trong khi đó, Trung tâm Y tế huyện là đơn vị trực thuộc Sở Y tế; vì vậy chính quyền cấp huyện, cấp xã không có thẩm quyền cũng như không chịu trách nhiệm về cơ sở vật chất và nhân lực các Trạm Y tế xã. 5 Tuy nhiên, một trong những tiêu chí để đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới là có Trạm Y tế đạt chuẩn theo quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã; điều này đã dẫn đến nhiều bất cập trong việc xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Cử tri đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu, tham mưu Chính phủ phân cấp quản lý đối với hệ thống Trung tâm Y tế cấp huyện, Trạm Y tế cấp xã theo hướng giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý để thuận tiện trong việc đầu tư cở sở vật chất và các điều khác nhằm xây dựng trạm đạt chuẩn quốc gia về y tế.

 

Trả lời:

 

Công văn số 8092/BYT-VPB1 ngày 20/12/2023 của Bộ Y tế trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 6, QH khóa XV. (cử tri xem nội dung trả lời tại đây) 

Các tin khác