Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 20

  • Hôm nay 3280

  • Tổng 3.220.603

THẮT CHẶT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ

Post date: 06/08/2021

Font size : A- A A+

Chiều ngày 24/7, Quốc hội thảo luận ở tổ về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Góp ý thảo luận tổ, đại biểu Vũ Đại Thắng – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã có ý kiến về việc tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước để hạn chế lãng phí, tăng nguồn thu cho ngân sách. 

 Đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ về quyết toán ngân sách năm 2019, ông đề nghị các đại biểu Quốc hội thông qua các báo cáo này. Liên quan đến việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông ghi nhận báo cáo của Chính phủ và đặc biệt Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách rất đầy đủ, đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác thực hiện tiết kiệm và chống lãng phí. Ông cũng chỉ ra nội dung của 2 báo cáo này đã khẳng định rõ hơn việc lựa chọn chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội năm 2022 đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là rất đúng đắn và cần thiết. Về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ông minh họa, bổ sung thêm thực tế để đánh giá về tiết kiệm, chống lãng phí hiện nay.

Thứ nhất là liên quan đến quản lý về đất đai, tài nguyên, Ông cho rằng công tác quản lý tài nguyên khoáng sảnđã có nhiều các sơ hở để có thể dẫn đến thất thu trong ngân sách nhà nước đặc biệt trong việc không đấu giá, đấu thầu các quyền khai thác khoáng sản, kể cả những quyền khai thác khoáng sản, vật tư, vật liệu xây dựng thông thường như cát, đá, sỏi. Ông lấy ví dụ ngay như trong đầu năm 2021ở một địa phương đấu giá 1 mỏ cát, số tiền đấu giá cấp quyền khai thác lên cả 1.000 tỷ, chứng tỏ sẽ có những nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước nếu chúng ta thắt chặt việc quản lý cấp quyền khai thác khoáng sản, vật tư...

Thứ hai, nội dung về đất đai, quản lý đất đai, ông nêu ý kiến chúng ta chưa biến đất đai thành thành nguồn lực cho phát triển. Cụ thể: nhiều địa phương, các khu đô thị hình thành lên nhiều, nhưng nhiều khu đô thị không có người ở, không được xây dựng thành nhà ở. Lượng tiền để đổ vào việc giải phóng mặt bằng, đền bù cho người dân, liên quan đến đất lúa, liên quan đến đất của người dân không khai thác nông nghiệp được nữa cũng rất lớntồn đọng rất nhiều. Nhiều khu đô thị, theo yêu cầu của Luật Xây dựng, phải xây dựng nhà ở mới được bán, trao đổi. Nhà đầu tư không có năng lực, không có kinh phí cho nên không xây dựng được nhà ởcho nên cũng không bán đượctạo nên đọng vốn.

Bên cạnh đó, Quốc hội và Chính phủ quan tâm đến chính sách chương trình nhà ở. Tuy nhiên hiện nay, chương trình nhà ở của Quốc hội bị biến tướng ở nhiều địa phương, bị biến tướng thành các chương trình đất ở. Có nghĩa là xây dựng các khu tái định cư hoặc các khu đất ở và phân lô bán. Trong khi đó, người cần có nhu cầu nhà ở, người nghèo, các đối tượng xã hội lại không có nhà ở, không thực hiện được đúng mục tiêu nhà ở chương trình nhà ở của Quốc hội. Có nhiều biểu hiện của việc sử dụng đất đai còn lãng phí. Ông đề nghị trong giai đoạn tới, đặc biệt khi Quốc hội giám sát tối cao cần tập trung vào nội dung giám sát việc sử dụng hiệu quả nguồn khoáng sản tài nguyên về đất đai.  Ngoài ra, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng đề cập đến sự lãng phí, thất thoát trong quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước. Quốc hội từ năm 2020 đã có các Nghị quyết về 12 dự án của ngành công thương thua lỗ yếu kém, ông đề nghị phải tiếp tục tập trung giám sát các dự án này để xem có còn tiếp tục lỗ, thất thoát nữa hay không để có giải pháp cụ thể khắc phục tình trạng nàyÔng thẳng thắn nêu lên thực tế 12 dự án này cũng chưa có dự án nào khôi phục, trừ 1-2 dự án ở Hải Phòng. Điều này tiếp tục tạo sự lãng phí rất lớn về nguồn lực cũng như nguồn vốn đầu tư .

Đối với các dự án đầu tư côngcác dự án đầu tư của Nhà nước, ông kiến nghị phải giám sát chặt chẽ tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư và Chính phủ cũng đã có cam kết đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Tuy nhiên, theo ông, cần phải tập trung cao độ trong việc thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư sử dụng vốn vay, kể cả vay trong nước cũng như vay nước ngoài: những dự án vay ODA, vay trái phiếu của Chính phủ, mà đây  nguồn tiền vay về sau này phải trả nên phải sử dụng một cách hiệu quả nhất, nếu không sẽ rất lãng phí. Ngoài tiền lãng phí thì nguồn vốn đầu tư còn cả các chi phí tài chính cho các khoản vay này nữa cũng rất lớn: từ lãi vay, từ các cái khoản mà chúng ta phải cam kết với nhà các nhà tài trợ, v.v. – đại biểu phân tích.

Về nội dung thứ ba, liên quan đến công tác phòng chống COVID trong thời gian tới, ông nhất trí rất cao và đánh giá rất cao việc đưa nội dung phòng chống COVID vào trong Nghị quyết của Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Điều này thể hiện sự đồng hành của Quốc hội cùng với cả dân tộc vào thời điểm khó khăn nhất. Ông đề nghị phải đưa vào trong Nghị quyết chungkhông ban hành thành nghị quyết riêng như trong đề xuất của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ông cũng nêu sự đồng tình với việc ủy quyền của Quốc hội cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như cho Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ bởi trong nội dung của Nghị quyết chỉ tập trung chính vào phần phòng chống COVID cho nên, không phải e ngại Chính phủ, chính quyền có thể sử dụng Nghị quyết này sang các hoạt động khác để xảy ra tình trạng lạm quyền. Theo ông, trong bối cảnh như thời chiến hiện nay thì các hình thức truyền thống như làm ra Quyết định, hoặc ra Nghị định của Chính phủ rất phức tạp, do vậy, các Chỉ thị, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Chính phủ như Chỉ thị hoặc Nghị quyết của Chính phủ hoặc một Chỉ thị, một Công điện của Thủ tướng cũng có giá trị pháp lý, ông cho rằng đây là sự linh hoạt để thích ứng với bối cảnh tình hình. Ông nêu ví dụ như Chỉ thị 15, 16 - các địa phương cũng hoàn toàn hoạt động trên cơ sở các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là chính, đây đã là khung pháp lý quan trọng nhất mà các địa phương áp dụng trong việc giãn cách xã hội ở các địa phương.

PHÒNG CÔNG TÁC QUỐC HỘI

More