Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 16

  • Hôm nay 3123

  • Tổng 3.220.446

TĂNG GIÁ ĐẤT TẠO NGUỒN THU TRƯỚC MẮT NHƯNG ẢNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG LÂU DÀI

Post date: 06/08/2021

Font size : A- A A+

Ngày 23/7/2021, thảo luận về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, đại biểu Quốc hội Vũ Đại Thắng – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã có phần phát biểu tại tổ 10 gồm các đoàn Bắc Kạn, Quảng Bình, Bình Định, Hà Nam. Sau đây là toàn văn phần phát biểu thảo luận tại tổ của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình.

Kính thưa các đồng chí trong tổ,

Trước hết, tôi cũng bày tỏ sự đồng tình rất cao đối với báo cáo của Chính phủ về kế hoạch tài chính quốc gia, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 cũng như các định hướng kế hoạch tài chính quốc gia vay trả nợ trong giai đoạn 5 năm sắp tới. Đặc biệt, tôi đánh giá rất cao việc thẩm tra, thẩm định của Ủy ban Tài chính, Ngân sách và nội dung của nội dung của báo cáo thẩm tra phản ánh rất đầy đủ tất cả những ý tôi cá nhân tôi cũng có các suy nghĩ như vậy. Hôm qua chúng ta cũng đã thảo luận rất kỹ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đều có sự đồng thuận giai đoạn 2016 - 2020 về kinh tế phát triển kinh tế - xã hội đã đạt được những thành tích hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh hết sức khó khăn, nhiều khó khăn từ thiên tai, địch họa, môi trường, v.v. rồi cả dịch bệnh vào những giai đoạn cuối của giai đoạn 2016 - 2020. 

Kết quả của phát triển kinh tế - xã hội đạt được có thành tựu, có đóng góp hết sức quan trọng của việc đã thực hiện rất nghiêm kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 20. Những kết quả như trong báo cáo của Chính phủ, tôi đặc biệt đánh giá rất cao các chỉ số liên quan đến tổng thu ngân sách nhà nước, cả một giai đoạn hết sức khó khăn 5 năm 2016 - 2020 nhiều khó khăn đầu kỳ Formosa, cuối kỳ Corona chúng ta vẫn đạt tổng nguồn thu vượt dự toán của cả giai đoạn mà mức huy động vốn GDP của thu ngân sách nhà nước khá cao 25,2%. Đây là tỷ lệ thể hiện mức độ hấp thu tiền thuế vào trong ngân sách Nhà nước đạt yêu cầu của chúng ta và đặc biệt các nguồn thu cũng có những chuyển biến rất tích cực. 85% thu ngân sách là từ nguồn thu nội giảm bớt những nguồn thu phụ thuộc vào dầu thô, vào các xuất nhập khẩu. Chúng tôi đánh giá cũng rất cao việc điều hành của Chính phủ, điều hành của Bộ Tài chính, của các bộ, ngành liên quan đến chính sách tài chính quốc gia trong giai đoạn 2016 - 2020 hết sức linh hoạt cũng như tạo hiệu quả rất lớn thế. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có những băn khoăn trong giai đoạn hai 2016 - 2020 đặc biệt tổng số thu đạt vượt kế hoạch đặt ra. Xét trong cơ cấu đối với phân bổ nguồn thu của ngân sách Trung ương 3 năm liền liên tiếp 2018, 2019, 2020 đều hụt so với dự toán chính vì vậy các nguồn thu ngân sách Trung ương không đạt yêu cầu đặt ra. Do vậy, các dự án liên quan đến nguồn đầu tư từ ngân sách Trung ương, đặc biệt việc hỗ trợ cho các địa phương đang còn phụ thuộc vào Trung ương trong chu kỳ trung hạn 2016 - 2020 một số các dự án không đảm bảo. Đề nghị cần tập trung làm rõ để phân tích hơn, cụ thể hơn nguyên nhân lý do tại sao nguồn thu của các sắc thuế, các nguồn thu tập trung cho trung ương chưa được đảm bảo.

Riêng đối với các địa phương, về cơ bản qua thống kê rất nhiều các địa phương kể cả những địa phương rất khó khăn như tỉnh Quảng Bình bị ảnh hưởng rất nhiều của thiên tai, bão lũ rồi dịch bệnh nhưng cũng đạt được các nguồn thu đạt được kế hoạch thu ngân sách của Trung ương giao. Thực ra thu về theo các sắc thuế và lệ phí không đáp ứng được yêu cầu nhưng nguồn thu từ đất đai cơ bản các địa phương đều vượt thu, tăng thu từ nguồn đất đai và thể hiện rõ nhất là trong cả giai đoạn 2016 - 2020 đặc biệt trong năm 2019 - 2020 giá đất nhiều địa phương tăng một cách đột biến từ đó đã tạo thêm nguồn thu cho các ngân sách địa phương này. Đây là dấu hiệu của việc tăng trưởng nguồn thu nhưng không bền vững, đặc biệt đối với các địa phương do vậy chúng tôi rất mong trong giai đoạn sắp tới các bộ ngành, đặc biệt Chính phủ cần phải có những chính sách đặc biệt quan tâm đến việc này.

Việc tăng giá đất của các địa phương trước mắt tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương nhưng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội trong lâu dài, từ việc giải quyết khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng chúng ta phải dành các nguồn lực nhiều hơn, mua bán lại đất đai của nhân dân để tổ chức triển khai thực hiện các dự án kể cả các dự án kết cấu hạ tầng. Năm 2012, tỉnh cũng đã thông qua một dự án rất quan trọng của địa phương là dự án đường ven biển của tỉnh Quảng Bình nhưng cho đến nay khi bắt đầu được Trung ương đồng ý về chủ trương để tổ chức triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2021-2026, tiền dự toán về giải phóng mặt bằng đã tăng lên gấp năm lần và tiền giải phóng mặt bằng hiện nay đang chiếm một tỷ trọng rất lớn ở trong các cơ cấu của các dự án kết cấu hạ tầng. Trong giai đoạn sắp tới chúng ta cũng đang đặt ra các mục tiêu, ví dụ như kết cấu hạ tầng chính của cả nước phải hoàn thành các tuyến đường cao tốc phía Đông của cả nước. Với tình trạng giá đất hiện nay đang đội lên ở các địa phương dọc tuyến dải đất miền Trung, lượng tiền giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án này cũng tăng lên rất nhiều.

Mặc dù tổng nguồn thu ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu nhưng cũng cần phải có những phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn về từng cơ cấu, đặc biệt nguồn thu của ngân sách Trung ương không đạt và nguồn thu của ngân sách địa phương vượt do rất nhiều yếu tố tích cực nhưng trong đó có một cái yếu tố chưa hẳn đã tích cực đấy đó là yếu tố về đất đai. Ngoài ra nguồn thu của ngân sách Trung ương chưa đạt bởi vì có một số nhiệm vụ thu, ví dụ như từ các công tác cổ phần hóa và thoái vốn các doanh nghiệp nhà nước, đặt mục tiêu cho giai đoạn 5 năm 2016 - 2020 tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn 250.000 tỷ nhưng chúng ta cũng chỉ đạt được khoảng gần 200.000 tỷ đồng. Chúng ta cần phải có phân tích và đánh giá rõ hơn mức độ công tác cổ phần hóa và thoái vốn của chúng ta, lộ trình đặt ra liệu đã có hợp lý hay chưa? Tôi cho rằng việc cổ phần hóa, thoái vốn tất yếu cần thiết nhưng đưa ra một cái lộ trình cứng nhắc quy định từ nay đến thời điểm nhất định phải thoái hết vốn của nhà nước ở các doanh nghiệp chưa chắc đã cần thiết. Bởi vì chúng ta hoàn toàn phải dựa trên yếu tố thị trường, khi bán các tài sản phải tìm thời điểm nó thích hợp nhất để bán chứ không phải bán bằng mọi cách. Để đưa ra cái lộ trình như vậy trong giai đoạn sắp tới, đặc biệt trong giai đoạn 5 năm sắp tới, liên quan đến chính sách cổ phần hóa đề nghị Chính phủ có sự linh hoạt hơn để khi thoái vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp cũng phải ở các thời điểm phù hợp. Nếu trong năm 2020 đến năm 2021 quyết tâm thoái vốn sẽ rất thiệt thòi cho Nhà nước, bởi vì thời điểm này giá của thị trường chứng khoán trên sàn lên nhưng các dự án chưa IPO lại rất thấp, định giá tài sản rất thấp.

Một điểm chúng tôi cũng rất hoan nghênh Chính phủ trong giai đoạn 2016 - 2020 đó là việc củng cố được các khung pháp lý cho kế hoạch tài chính, trong đó đánh giá cao nhất là Luật Quản lý tài sản công. Luật Quản lý tài sản công này ra đời sẽ tạo hiệu lực rất quan trọng để Nhà nước quản lý được chính xác tất cả những tài sản nhà nước có và việc khi chuyển tài sản nhà nước giao cho tư nhân phải qua quá trình đấu giá, đấu thầu công khai, minh bạch, tránh việc thất thoát, chuyển nhượng từ tài sản của Nhà nước thành của tư nhân. Tôi cũng đánh giá rất cao Luật Quản lý tài sản công và rất mong rằng trong giai đoạn sắp tới 2021-2026 Luật quản lý tài sản công sẽ được áp dụng một cách triệt để, đảm bảo tránh nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý tài sản công, nâng cao nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đặc biệt chốngviệc thất thoát tài sản của Nhà nước trong quản lý các tài sản, đặc biệt về đất đai, khoáng sản và các tài sản khác. Liên quan đến mục tiêu của kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn sắp tới, tôi cũng rất đồng tình với ý kiến của đại biểu Lê Kim Toàn đã phát biểu trước chúng ta bước sang giai đoạn 2021 - 2026 GDP có điều chỉnh. Trong các kỳ họp trước cũng đã báo cáo Quốc hội việc tăng GDP lên 25,4% do một loạt các yếu tố, trong đó có một yếu tố thống kê thiếu khoảng 7 nghìn doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp bé. Do vậy hiện nay, GDP tăng lên gần vượt quá mức 340 tỷ USD. Từ con số GDP tăng lên rất lớn các chỉ tiêu liên quan đến tài chính, ngân sách của Nhà nước có điều chỉnh cũng rất lớn. Từ tỷ lệ thu ngân sách trên GDP rồi tỷ lệ thu chi, tỷ lệ bội chi tính trên GDP đều có thay đổi. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi cũng đồng tình với báo cáo của Ủy ban Tài chính, Ngân sách có một số chỉ tiêu có lẽ chúng ta đặt mục tiêu hơi thấp. Ví dụ như tỷ lệ huy động từ ngân sách, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước  tính bình quân chỉ khoảng 17 - 18% của GDP so với kỳ trước 22% ,thực sự tỷ lệ này cũng rất thấp. Rất mong nếu có thể đặt mục tiêu phấn đấu cao hơn một chút để phấn đấu trong giai đoạn sắp tới.

Một điểm chúng tôi hoàn toàn nhất trí cao với chỉ tiêu liên quan đến tỷ lệ về vay nợ của Chính phủ giảm tối đa đến mức an toàn. Mức an toàn đang xác định 45%, chúng tôi thấy hoàn toàn đồng tình vì khi điều chỉnh GDP.  Ngay trong Quốc hội thảo luận cũng rất nhiều đại biểu có ý kiến: điều chỉnh GDP để nhằm mục tiêu có thể tăng trả nợ vay nợ công để tiếp tục đi vay nợ nước ngoài. Nhưng ở đây các chỉ tiêu của Chính phủ đưa ra từ mức 65% của giai đoạn 2016 - 20 20 xuống dưới mức an toàn 45% tôi thấy hoàn toàn phù hợp với mức tăng GDP 25,4% thời gian vừa qua. Chúng ta nhất quán với quan điểm không tăng vay nợ để thực hiện các mục tiêu chưa thực sự cần thiết của quốc gia và với những quan điểm trong quản lý nợ, quản lý nợ công trong giai đoạn sắp tới như chỉ vay trong khả năng trả nợ rồi chỉ chi ngân sách trong khả năng của nền kinh tế. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm này của Chính phủ và cũng rất mong rằng trong giai đoạn sắp tới, trong quá trình điều hành Chính phủ cũng như các cơ quan của Chính phủ sẽ bám sát vào các nguyên tắc này để đảm bảo các chỉ số về tài chính, tỷ số về ngân hàng của chúng ta ở trong mức an toàn. Tôi cũng rất tâm huyết trong chuyện kiểm soát về các định mức chi cũng như các suất đầu tư. Chúng tôi cũng có thời gian ngồi tính toán, cũng có những suy nghĩ rất nhiều trường hợp ví dụ một nhà vệ sinh xây cho các cháu học sinh người dân tộc thiểu số ở trên các địa bàn khó khăn lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, hàng trăm triệu đồng rồi các công trình như ở Hà Nội xây một nhà vệ sinh ở Bờ Hồ lên đến 1 - 2 tỷ đồng... Đấy những suất đầu tư rất lớn, nghe rất kỳ lạ. Tôi cho rằng, trong giai đoạn để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí việc kiểm soát các định mức, kiểm soát các suất đầu tư, các dự toán hết sức cần thiết trong giai đoạn sắp tới để tổ chức triển khai thực hiện, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách của nhà nước.

Một điểm nữa tôi thấy liên quan đến vay nợ, ngoài chính sách tài chính còn liên quan đến chính sách tiền tệ quốc gia chống USD hóa, chống ngoại tệ hóa nền kinh tế. Trong thời gian 4 - 5 năm gần đây, chúng ta đã đưa ra chính sách vay gửi đồng USD bằng 0 đồng, không có lãi suất. Thực tế trong xã hội lượng tiền tiền ngoại tệ ví dụ USD chẳng hạn cũng rất nhiều nếu chúng ta không có chính sách huy động, không kéo vào trong ngân hàng được, nó trôi nổi ở ngoài thị trường, trôi nổi trong dân. Nhưng bây giờ, nếu đưa ra một mức lãi suất, tất nhiên không thể để như trước đây thì cũng có cách để người ta gửi vào trong hệ thống ngân hàng để có phần kiểm soát được chứ. Còn nếu hiện nay, không có một đồng lãi suất nào gửi vào thì người ta sẽ để ở nhà và như vậy sẽ có mốt sự lãng phí lớn trong khi đó chúng ta phải bỏ ra tiền đi vay ngoại tệ của nước ngoài để thực hiện các dự án ODA cùng với lãi suất này cùng với cả các điều kiện vay... Chúng tôi cho rằng Chính phủ trong quá trình điều hành cũng có thể xem xét các tình huống này để tạo sự linh hoạt cũng như làm thế nào để huy động hơn nữa các nguồn lực rất sẵn có ở trong dân để có thể sử dụng các nguồn lực đó để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PHÒNG CÔNG TÁC QUỐC HỘI

More