Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 23

  • Hôm nay 4337

  • Tổng 3.397.401

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV

Post date: 03/11/2022

Font size : A- A A+

 

Nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của Trung ương trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV

 

 

 

 

 

I. LĨNH VỰC NGÂN SÁCH, GIAO THÔNG, THỦY LỢI

 

1. Tại Điều 68 Luật Đầu tư công quy định thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau; trường hợp bất khả kháng Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, HĐND cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau. Tại Khoản 1, Điều 48, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định: “Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với ngân sách trung ương, HĐND cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm nhưng không quá ngày 31 tháng 12 năm sau”. Trên thực tế, quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công hàng năm không tránh khỏi những nguyên nhân bất khả kháng phải kéo dài thanh toán sang năm sau; tuy nhiên, để kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm UBND các cấp phải rà soát, tổng hợp trình HĐND tỉnh quyết định; theo đó sẽ làm chậm quá trình giải ngân vốn đầu tư công thuộc nguồn vốn này. Đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi quy định trên tại Luật Đầu tư công theo hướng giao cho Thường trực HĐND các cấp quyết định theo phân cấp ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm.

 

Trả lời:

 

Khoản 2 Điều 68 Luật Đầu tư công quy định: Thời gian thực hiện và giảingân vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm đến ngày 31 tháng 01 năm sau. Trường hợp bất khả kháng, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 năm sau.

 

Quy định nêu trên của Luật Đầu tư công được Quốc hội thông qua và ban hành nhằm bảo đảm tính kỷ luật, kỷ cương, hạn chế tình trạng kéo dài kế hoạch, đồng thời bảo đảm việc giải ngân tối đa kế hoạch vốn được giao hằng năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kiến nghị nêu trên trong quá trình rà soát, sửa đổi pháp luật về đầu tư công khi có yêu cầu.

 

(Công văn số 5148/BKHĐT-TH ngày 27/7/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

 2. Chính sách cấp bù thủy lợi phí là chính sách hỗ trợ các tổ chức hợp tác dùng nước bằng cách trả thay người dân khoản phí dịch vụ thủy lợi đã tạo được sự chủ động cho đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên hiện nay mức thu thủy lợi phí theo quy định tại Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012, Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ rất thấp, không đủ bù đắp các chi phí quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng mức thu thủy lợi phí.

 

Trả lời:

 

Theo quy định tại Điều 37 Luật Thủy lợi, nguồn tài chính trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm: (i) Thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ thủy lợi; (ii) Các khoản cấp, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; và (iii) Các khoản họp pháp khác. Do đó, để phục vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, các đơn vị quản lý công trình thủy lợi có thể huy động, sử dụng từ nguồn khác (thu từ việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và nguồn họp pháp khác), đặc biệt trong bối cảnh và khả năng ngân sách trong giai đoạn hiện nay.

 

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 3 Điều 34 Luật Thủy lợi, một trong các căn cứ định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là căn cứ vào khả năng thanh toán của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, đây là sản phẩm, dịch vụ thủy lợi được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và nhà nước là người thanh toán thay cho người sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.

 

Mặt khác, theo quy định tại Luật Thủy lợi năm 2017: “Điều 36. Hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi”:

 

1. Trong từng thời kỳ, căn cứ khả năng ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi không phân biệt nguồn vốn đâu tư xây dựng công trình thủy lợi ”.

 

Theo quy định tại Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi: “Điều 13. Phương thức hễ trợ và nhỉệm vụ chỉ của ngân sách nhà nước: “ Ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho các đối tượng quy định tại Điều 11 Nghị định này theo hĩnh thức chỉ trả trực tiếp cho các cho các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Thủy lợi trên cơ sở nghiệm thu diện tích, khối lượng, biện pháp tưới tiêu theo giá cụ thể.

 

a) Ngân sách trung ương chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi cho cảc tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trung ương.

 

b)Ngân sách địa phương chi trả kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công  ích thủy lợi cho các tổ chức, cá nhân khai thác công ưình thủy lợi địa phương.

 

Các địa phương sử dụng ngân sách địa phương và nguồn hỗ trợ từ ngân sách trung ương (nếu có) để hỗ trợ các tổ chức khai thác công trình thủy lợi địa phương. Ngân sách trung ương hỗ trợ theo nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.

 

2. Do đó, việc hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi căn cứ vào khả năng thanh toán của ngân sách nhà nuớc. Vì vậy, từ các quy định trên, các đơn vị có liên quan cần đánh giá, xem xét khả năng huy động, sử dụng các nguồn tài chính khác đế đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thủy lợi và khả năng của ngân sách nhà nước. Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối họp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan xây dựng trình Chính phủ Nghị định quy định giá sản phấm, dịch vụ thủy lợi và chính sách hỗ trợ của nhà nước trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi (thay thế Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi) cho phù họp với quy định của pháp luật và thực tế triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

 

(Công văn số 7151/BTC-QLG ngày 22/7/2022 của Bộ Tài chính về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

3.  Điểm i, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 46/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định miễn thu tiền thuê đất đối với: “Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị)”. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải, điện chiếu sáng công cộng nhưng không được miễn tiền thuê đất khu nhà hành chính nên doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí trong trả tiền thuê đất hàng năm. Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 15/5/2014 theo hướng bổ sung đối tượng là các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải được miễn tiền thuê đất như các công ty cung cấp dịch vụ cấp nước.

 

     Trả lời:

 

1. Tại điểm i khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

 

“Điều 19. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước”

 

2.Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau:

 

i) Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cáp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).

 

Căn cứ quy định trên, pháp luật về thu tiền thuê đất hiện hành chỉ quy định việc miễn tiền thuê đất đối với đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).

 

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, nghiên cứu đối với trường hợp đối tượng là các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải được miễn tiền thuê đất như các công ty cung cấp dịch vụ cấp nước trong quá trình hoàn thiện chính sách.

 

(Công văn số 7723/BTC-QLCS ngày 3/8/2022 trả lời KNCT của Bộ Tài chính trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

4. Cử tri phản ánh, hiện tại các cầu chui trên địa bàn tỉnh Quảng Bình được thiết kế có chiều cao quá thấp, chiều ngang lại hẹp làm cho các phương tiện giao thông gặp khó khăn khi qua cầu; theo đó, cử tri đề nghị Bộ Giao thông vận tải khi triển khai thực hiện Dự án đường cao tốc Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Quảng Bình cần chú ý xem xét kỹ lưỡng thiết kế các cầu chui dân sinh trước khi xây dựng nhằm đảm bảo độ cao, chiều rộng và mặt thẩm mỹ; đồng thời có giải pháp thi công khả thi, phù hợp để giảm thiểu rung lắc, rạn nứt, sụt lún nhà ở của các hộ dân sát chân công trình, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt của người dân và phát sinh chi phí bồi thường thiệt hại, cũng là nguyên nhân phát sinh các khiếu nại, tố cáo.

 

Trả lời:

 

Bộ GTVT trân trọng cảm ơn cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình đã quan tâm, góp ý đối với công tác quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nhằm giúp công tác quản lý nhà nước của Bộ ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của xã hội và người dân. về nội dung kiến nghị của cử tri nêu trên, Bộ GTVT xin trả lời như sau:

 

Bộ Giao thông vận tải đồng thuận với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình nêu trên; vì vậy, trong quá trình lập hồ sơ thiết kế cơ sở của các dự án thành phần, các ban quản lý dự án 6, đường Hồ Chí Minh và tư vấn thiết kế đã làm việc, lấy ý kiến của địa phương về số lượng, vị trí xây dựng và khẩu độ hầm chui dân sinh. Cho đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt hồ sơ thiết kế cơ sở các dự án thành phần nêu trên, trong đó việc thiết kế hầm chui dân sinh đã đáp ứng yêu cầu về số lượng, vị trí, khẩu độ như đề nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình quan tâm.

 

Trong thời gian tới, Bộ Giao thông vận tải sẽ tiếp tục chỉ đạo các ban quản lý dự án 6, đường Hồ Chí Minh yêu cầu các nhà thầu nghiên cứu áp dụng giải pháp thi công hợp lý nhằm hạn chế tối đa rung lắc, rạn nứt nhà ở của các hộ dân, ảnh hưởng tới cuộc sổng, sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực dự án.

 

(Công văn số 7986/BGTVT-CQLXD ngày 04/8/2022 của Bộ Giao thông Vận tải về việc trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

5. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, xem xét ban hành quy định cho phép các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thu gom rác thải được sử dụng xe điện 3 bánh hoặc xe gắn máy 3 bánh phục vụ công tác thu gom rác thải, trong đó quy định tốc độ tối đa không quá 20km/h để đáp ứng yêu cầu công tác thu gom rác thải tại các khu vực đường sá không thuận lợi, địa hình đồi núi dốc, xa khu dân cư tập trung. Mặt khác, nếu sử dụng xe điện 3 bánh hoặc xe gắn máy 3 bánh trong công tác thu gom rác thải thì nhiều điểm tập kết rác và xe đẩy tay trên hè phố, lòng đường được xóa bỏ; chất lượng môi trường trên các tuyến phố được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả lao động của công nhân tăng cao trong khi đó hao phí sức lực được giảm đáng kể, đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần cho người lao động.

 

Trả lời:

 

Bộ GTVT đồng thuận đối với việc sử dụng xe điện 3 bánh hoặc xe gắn máy 3 bánh phục vụ công tác thu gom rác thải, trong đó quy định tốc độ tối đa không quá 20km/h để đáp ứng yêu cầu công tác thu gom rác thải tại các khu vực đường sá không thuận lợi, địa hình đồi núi dốc, xa khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thì chưa có quy định đối với việc sử dụng xe điện 3 bánh hoặc xe gắn máy 3 bánh phục vụ công tác thu gom rác thải.

 

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình căn cứ tình hình thực tế tại địa phương lập đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xin phép về chủ trương cho phép thực hiện theo hình thức thí điểm sử dụng xe điện 3 bánh hoặc xe gắn máy 3 bánh phục vụ công tác thu gom rác thải. Nếu được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép triển khai thực hiện thí điểm, Bộ GTVT sẽ phối hợp, hướng dẫn trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện.

 

(Công văn số 7495/BGTVT-VT ngày 25/7/2022 của Bộ Giao thông Vận tải về việc trả lời kiến nghị cử tri trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

II. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG

 

1. Quá trình đô thị hóa hiện nay diễn ra nhanh chóng làm thay đổi mặt bằng đô thị, các bề mặt bị bê tông hóa như mặt đường, vỉa hè các công trình giảm bề mặt tự nhiên làm giảm khả năng thấm nước và thoát nước tự nhiên đồng thời làm tăng tốc độ dòng chảy bề mặt khi mưa lớn, rửa trôi đất cát, lá cây, rác từ mặt đường xuống hệ thống thoát nước gây tắc nghẽn, quá tải hệ thống làm tình trạng ngập úng cục bộ xảy ra thường xuyên hơn. Đề nghị Bộ Xây dựng xem xét ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể đối với phương án thoát nước mưa bền vững, áp dụng hệ sinh thái thân thiện với môi trường như vỉa hè tự thấm và lưu trữ nước, bể cấp nước ngầm… để các địa phương có cơ sở áp dụng nhằm giảm thiểu tình trạng trên và tăng khả năng bổ cập cho các tầng nước ngầm.

 

Trả lời:

 

Bộ Xây dựng xin trả lời như sau: Việc quản lý thoát nước hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phù về thoát nước và xử lý nước thải, bao gồm việc quản lý các hoạt động về quy hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, về lĩnh vực thoát nước, các Bộ ngành đã ban hành cơ bản đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật tiêu thoát nước. Tính đến thời điểm hiện tại cả nước có 23/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch chuyên ngành thoát nước; trong đó, 05/05 thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) đã phê duyệt quy hoạch chuyên ngành thoát nước theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

 

Đối với phương án thoát nước mưa bền vững là một trong các giải pháp thiết kế kỹ thuật đối với công trình thoát nước, hiện nay, Bộ Xây dựng đang tiến hành sửa đổi, thay thế các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật như: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2016/BXp về các công trình hạ tầng kỹ thuật; Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957:2008 về Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình; trong đó có yêu cầu kỹ thuật phải thích ứng với biến đổi khí hậu, khuyến khích các đô thị áp dụng hệ thống thoát nước bền vững. Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã hỗ trợ các tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tại 03 đô thị: Cà Mau, Rạch Giá và Long Xuyên lập quy hoạch thoát nước có lồng ghép các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; thiết kế và xây dựng thí điểm xử lý 03 điểm ngập úng cục bộ triển khai theo mô hình thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững. Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững đã được thực thi tại Cà Mau, Rạch giá và Long Xuyên (xây dựng trong thời gian từ năm 2017 - 2019), đến nay đã bước đầu thu được những đánh giá và kinh nghiệm phù hợp cho giải pháp này tại Việt Nam. Sau quá trình thí điểm, Bộ Xây dựng cũng đã xuất bản các ấn phẩm liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải như hướng dẫn áp dụng thiết kế hệ thống thoát nước mưa đô thị theo hướng bền vững (Nhà xuất bản Xây dựng, năm 2019); Hướng dẫn lập Quy hoạch thoát nước đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu (Nhà xuất bản Xây dựng, năm 2020).

 

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08/6/2022, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương có vùng đô thị lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...) rà soát, đánh giá thực trạng thoát nước, ngập úng đô thị để có phương án, giải pháp hiệu quả chống ngập úng đô thị nhằm ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu. Theo đó, hiện nay Bộ Xây dựng triển khai thực hiện rà soát, đánh giá thực trạng thoát nước, ngập úng đô thị trong đó tiếp tục xem xét ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến giải pháp thoát nước mưa bền vững. Bộ Xây dựng xin ghi nhận ý kiến của Cử tri tỉnh Quảng Bình để nghiên cứu, hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan trong thời

 

(Công văn số 2931/BXD-HTKT ngày 02/8/2022 của Bộ Xây dựng trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

2.  Thời gian qua thị trường bất động sản diễn biến phức tạp, hình thành nhiều nhóm kinh doanh thâu tóm, thao túng thị trường bất động sản của nhiều địa phương, họ ráo riết tiến hành các hoạt động đầu cơ đất đai, tranh dành các dự án bất động sản, đấu giá cao để dành đất, nhiều trường hợp đấu trúng nhưng bỏ cọc, phá hủy các đợt đấu giá, tình hình trên đã làm cho nhiều người dân địa phương sở tại có nhu cầu thật sự để mua đất làm nhà ở nhưng không mua được đất vì tiềm lực kinh tế hạn chế, không đủ sức cạnh tranh khi đấu giá vì giá đất quá cao so với thực tế… Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất Chính phủ tăng mức xử phạt đối với người bỏ cọc đấu giá đất, có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ đất đai, hạn chế việc thâu tóm thị trường bất động sản của một số đối tượng, tạo điều kiện cho người dân được tham gia đấu giá hợp lý; mặt khác, đối với người dân địa phương sở tại có hoàn cảnh khó khăn, chưa có đất để làm nhà ở được chính quyền địa phương xác nhận nếu có nhu cầu cấp đất và có cam kết không chuyển nhượng cần được ưu tiên cho thanh toán tiền đất theo giá khởi điểm, không qua hình thức đấu giá.

 

Trả lời:

 

Căn cứ quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Luật Đất đai 2013, Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017, Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017, Nghị, định sổ 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng trong việc ban hành hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn, kiểm tra về đấu giá quyền sử dụng đất.

 

Vì vậy, việc quản lý thị trường bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất đề nghị thực hiện theo quy định tại Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BTNMT-BTP ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp và các vãn bản quy phạm pháp luật có liên quan; trường hợp có vướng mắc thì đề nghị có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng để được hướng dẫn theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao.

 

Đối với người dân địa phương sở tại có hoàn cảnh khó khăn, chưa có đất để làm nhà ở được chính quyền địa phương xác nhận nếu có nhu cầu cấp đất và có cam kết không chuyển nhượng cần được ưu tiên cho thanh toán tiền đất theo giá khởi điểm, không qua hình thức đấu giá. Việc quy định các trường hợp đấu giá quyền sử dụng hay không đấu giá quyên sử dụng đât thuộc chức năng nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, vì vậy, đề nghị có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao.

 

 (Công văn số 7723/BTC-QLCS ngày 3/8/2022 trả lời KNCT của Bộ Tài chính trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

3. Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành (Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính quy định về thu tiền sử dụng đất) chỉ quy định việc thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế mà chưa có quy định cụ thể việc thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nên việc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê sang đất ở của các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vẫn chưa được thực hiện. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu đề xuất Chính phủ bổ sung quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân.

 

Trả lời:

 

Theo quy định tại Điều 109 Luật Đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất.

 

Pháp luật về thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 (Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ) đã có quy định về ưu đãi tiền sử dụng đất (mức thu, ưu đãi giá, miễn, giảm) khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, nhất là đối với đôi tượng hộ gia đinh, cá nhân; cụ thể:

 

- Về mức thu: Hộ gia đình, cá nhân chỉ phải: (i) Nộp 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguôn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyến quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở; (ii) Nộp chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thâm quyền khi chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở.

 

- Về giá đất: Tổ chức kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất theo giá đất sát giá đất thị trường nhưng hộ gia đình, cá nhân chỉ phải nộp theo giá đất trên Bảng giá đất do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận đất ở.

 

- Về miễn, giảm tiền sử dụng đất: Nghị định số 45/2014/NĐ-CP còn quy định hộ gia đình, cá nhân khi chuyển mục đích sử dụng đất được miễn, giảm tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất đối với một số đối tượng gồm: hộ nghèo, hộ đông bào dân tộc thiếu số, người có công với cách mạng, ...

 

Như vậy, pháp luật về thu tiền sử dụng đất hiện hành đã có quy định quy định về việc thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp được nhà nước cho thuê sang đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân.

 

(Công văn số 7723/BTC-QLCS ngày 3/8/2022 trả lời KNCT của Bộ Tài chính trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

4.  Tại Điểm b Khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất quy định: “… phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định trên, làm rõ việc thu tiền sử dụng đất ở đây là thu bằng 50% tiền sử dụng đất hay 100% tiền sử dụng đất để địa phương có cơ sở thực hiện thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận theo đúng quy định.

 

Trả lời:

 

Tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:“Điều 8. Thu tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2004.

 

1. Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định, khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

 

b) Trường hợp sử dụng đất có nhà ở ổn định trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất, thì thu tiền sử dụng đất như sau:

 

- Nếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đât thấp hơn mức thu quy định của pháp luật đẩt đai năm 1993 thì so tiền đã nộp được quy đổi ra tỷ lệ % diện tích đã hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm đã nộp tiền; phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đảt của cơ quan nhà nước có thẩm quyển. ”

 

Đối với quy định “phần diện tích đất còn lại thực hiện thu tiền sử dụng đất theo chính sách và giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”; Bộ Tài chính ghi nhận để tổng hợp, hoàn thiện trong quá trình sửa chính sách.

 

(Công văn số 7723/BTC-QLCS ngày 3/8/2022 trả lời KNCT của Bộ Tài chính trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

5. Đề nghị Chính phủ khi trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật Đất đai 2013 cần cân nhắc trong việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với đối tượng người có thu nhập thấp có nhu cầu thực sự trong sử dụng đất ở theo hướng giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá; sửa đổi một số quy định nhằm tạo điều kiện giao đất, giao rừng, tích tụ ruộng đất cho người dân ổn định sản xuất, kinh doanh, khoanh nuôi, bảo vệ rừng có hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có giải pháp ổn định giá đất, chống lãng phí đất đai, nguồn lực (các dự án chậm tiến độ, đất đai đầu cơ ở các dự án bất động sản...), chống thất thu ngân sách nhà nước trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

 

Trả lời:

 

Thực hiện Chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì xây dựng Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XV trên cơ sở bám sát, thể chế hóa nội dung tại Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Đối với các nội dung cử tri kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu, xem xét đe bổ sung quy định cho phù hợp và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.

 

(Công văn số 5002/BTNMT-CP ngày 25/8/2022 của Bộ TNMT trả lời KNCT trước kỳ họp 3, QH XV)

 

6. Ngày 22/11/2021, Chính phủ đã có Quyết định số 1963/QĐ-TTg về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và 2022. Trong đó, tại mục 5 về lĩnh vực phát triển đô thị quy định nội dung cắt giảm, đơn giản hóa “Phân cấp toàn bộ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt, trên cơ sở các công cụ quản lý phát triển đô thị theo quy định (gồm: quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý kiến trúc, chương trình phát triển từng đô thị, khu vực phát triển đô thị (nếu có) được duyệt...)” nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với pháp luật về đất đai; tăng cường phân cấp cho địa phương theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, kiến nghị thực thi “Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị”. Tuy nhiên, đến nay Chính phủ vẫn chưa sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị.

 

Vì vậy, cử tri kiến nghị Chính phủ sớm sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ đểphân cấp toàn bộ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định khu vực được chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở theo quy hoạch chi tiết của dự án đã được phê duyệt.

 

Trả lời:

 

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng. Theo đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 4 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP theo đúng phương án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Quyết định số 1963/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 về việc phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và 2022.Đến thời điểm hiện tại, dự thảo của Nghị định nêu trên đã được Bộ Xây dựng gửi lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan và hiện đang tổng hợp, giải trình, tiếp thu theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

 

Bộ Xây dựng xin ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Bình để tiếp tục tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xem xét, trong quá trình xây dựng Nghị định nêu trên.

 

(Công văn số 2779/BXD-PTĐT ngày 25/7/2022 của Bộ Xây dựng về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

7. Đề nghị Chính phủ sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với lĩnh vực kinh doanh nước sạch. Theo Luật Đầu tư năm 2020, lĩnh vực kinh doanh nước sạch thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, theo đó nhà đầu tư khi tham gia kinh doanh lĩnh vực này phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật; tuy vậy, đến nay Chính phủ chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật để cụ thể hóa các nội dung quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh theo khoản 5, Điều 7, Luật Đầu tư năm 2020. Hiện nay xuất hiện nhiều nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư các công trình cấp nước và kinh doanh nước sạch theo chủ trương xã hội hóa lĩnh vực kinh doanh nước sạch của Chính phủ. Vì vậy, việc sớm ban hành quy định cụ thể về điều kiện đầu tư kinh doanh đối với lĩnh vực nước sạch là rất cần thiết nhằm tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương lựa chọn được nhà đầu tư kinh doanh nước sạch đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, đảm bảo năng lực cấp nước ổn định, lâu dài sau đầu tư cho các địa phương thuộc địa bàn dự án.

 

Trả lời:

 

Theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, kinh doanh nước sạch (nước sinh hoạt) thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại số thứ tự 102, Phụ lục IV. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, xây dựng Dự thảo Nghị định về quy định điều kiện kinh doanh nước sạch, sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới. Nội dung Dự thảo Nghị định sẽ giúp chính quyền địa phương tăng cường kiểm soát hoạt động cấp nước và lựa chọn được nhà đầu tư kinh doanh nước sạch đảm bảo năng lực cấp nước ổn định, lâu dài trên địa bàn.

 

(Công văn số 3878/BXD-HTKT ngày 31/8/2022 của Bộ Xây dựng về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

 8.  Điểm i, Khoản 1, Điều 19 Nghị định số 46/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định miễn thu tiền thuê đất đối với: “Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị)”. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần cấp nước Quảng Bình là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải, điện chiếu sáng công cộng nhưng không được miễn tiền thuê đất khu nhà hành chính nên doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí trong trả tiền thuê đất hàng năm. Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 15/5/2014 theo hướng bổ sung đối tượng là các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải được miễn tiền thuê đất như các công ty cung cấp dịch vụ cấp nước.

 

    Trả lời:

 

1. Tại điểm i khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:

 

“Điều 19. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước”

 

2. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê trong các trường hợp sau:

 

i) Đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cáp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).

 

Căn cứ quy định trên, pháp luật về thu tiền thuê đất hiện hành chỉ quy định việc miên tiền thuê đất đối với đất xây dựng công trình cấp nước bao gồm: Công trình khai thác, xử lý nước, đường ống và công trình trên mạng lưới đường ống cấp nước và các công trình hỗ trợ quản lý, vận hành hệ thống cấp nước (nhà hành chính, nhà quản lý, điều hành, nhà xưởng, kho bãi vật tư, thiết bị).

 

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp, nghiên cứu đối với trường hợp đối tượng là các công ty cung cấp sản phẩm dịch vụ công về vệ sinh môi trường, thoát nước và xử lý nước thải được miễn tiền thuê đất như các công ty cung cấp dịch vụ cấp nước trong quá trình hoàn thiện chính sách.

 

(Công văn số 7723/BTC-QLCS ngày 3/8/2022 trả lời KNCT của Bộ Tài chính trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

III. LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO

 

1.  Những năm gần đây Quảng Bình liên tục tăng số lượng học sinh, tăng lớp nhưng không được sung biên chế giáo viên và phải thực hiện chủ trương giảm 10% số lượng người làm việc hưởng lương từ NSNN so với chỉ tiêu được giao năm 2021 nên khó khăn trong bố trí đội ngũ giáo viên và việc tổ chức dạy học, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018 do số học sinh/lớp tăng cao vượt quá quy định Điều lệ trường học. Đề nghị Bộ Nội vụ xem xét việc giao chỉ tiêu biên chế do tăng học sinh, tăng lớp nhằm đảm bảo định mức và theo chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”

 

Trả lời:

 

Thực hiện Nghị quyết số100/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV; Nghị quyết sổ 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế; Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát, sửa đổi định mức học sinh/lớp, giáo viên/lớp cho phù hợp với việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế của từng vùng, miền, làm cơ sở cho các địa phương thực hiện. Trong khi chưa sửa các đổi định mức nêu trên, để bảo đảmnguyên tắc “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” theo Kết luận củạ BộChính trị tại Văn bản số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 của VP Trung ương về việc bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục, trên cơ sở đề nghị của các địa phương (trong đó có tỉnh Quảng Bình), Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị đồng ý chủ trương bổ sung 65.980 biên chế giáo viên giai đoạn 2022-2026 cho các địa phương. Sau khi Bộ Chính trị có Kết luận, cơ quan có thẩm quyền sẽ có văn bản gửi các địa phương để triển khai thực hiện.

 

Đồng thời, để bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế của Đảng ủy Quốc hội, Chính phủ, đề nghị địa phương tiếp tục quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hànhđộng của Chính phủ thục hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sau:

 

- Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tính ổn định và phát triển thẹo yêu cầu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW và quy định của Chính phủ tại Nghị clinli số 120/2020/NĐ- CP ngày 07/10/2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2^20 về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đon vị sự nghiệp cổng lập và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

 

- Đẩy mạnh việc chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên sang các đon vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên. Theo đó, giảm được số người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng sổ người làm việc hường lương tò nguồn thu sự nghiệp trong các đom vị sự nghiệp công lập, bảo đậm đủ số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập để hoàn thạnh tốt nhiệm vụ được giao.

 

- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện xã hội hóa, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

 

(Công văn số 3441/BNV-TCBC ngày 22/7/2022 của Bộ Nội vụ trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

2. Cử tri phản ánh, hiện nay phần lớn các trò chơi dành cho trẻ em được lưu hành trên thị trường đều ít nhiều mang tính bạo lực; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều trong thời gian qua. Đề nghị Bộ Công thương tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn việc sản xuất hoặc nhập khẩu đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, quan tâm xây dựng và phát triển thị trường đồ chơi trẻ em lành mạnh, góp phần hạn chế tối đa bạo lực học đường.

 

Trả lời:

 

Bộ Công Thương xin trả lời như sau: Tình trạng vi phạm đối với việc sản xuất, kinh doanh mặt hàng đồ chơi trẻ em vẫn diễn biến phức tạp. Vì mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nên theo quy định đồ chơi trẻ em là mặt hàng bắt buộc phải có chứng nhận hợp quy của cơ quan quản lý chất lượng chuyên ngành mới đảm bảo an toàn để lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, trên thị trường còn xuất hiện nhiều đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được chứng nhận chất lượng và không có hóa đơn chứng từ; điều nguy hiểm hơn là nhóm đồ chơi này nằm trong nhóm đồ chơi bạo lực không được tiêu thụ trên thị trường.

 

Trong thời gian qua, Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt về công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, hàng cấm, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có mặt hàng đồ chơi trẻ em. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, các lực lượng chức năng đã tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này như: QLTT Thái Nguyên thu giữ trên 2.200 sản phẩm là đồ chơi trẻ em các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ; QLTT Hà Nội thu giữ gần 1.800 sản phẩm đồ chơi mô hình "súng" băng nhựa và 824 đồ chơi mô hình ô tô cần cẩu bằng nhựa do nước ngoài sản xuất, không cỏ hóa đơn chứng từ; QLTT Thái Bình thu giữ trên 400 sản phẩm đồ chơi trẻ em hình kiếm bằng nhựa...

 

Trong thời gian tới, để xử lý có hiệu quả hon tình trạng buôn lậu, hàng câm, sản xuât kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguôn gốc xuất xứ, trong đó có mặt hàng đô chơi trẻ em, Bộ Công Thương cùng các Bộ ngành, địa phương sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm là:

 

- Thực hiện nghiêm túc, triệt để các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

 

- Tích cực chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt là Bộ đội biên phòng, Hải quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng ngay từ tuyến biên giới đường biển và đường bộ; chú trọng kiểm tra, ngăn chặn, xử lý việc sản xuất, vận chuyển, buôn bán mặt hàng đồ chơi trẻ em có tính chất bạo lực, nhất là tại các địa bàn trọng điểm; Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thực hiện tốt chế độ thônẹ tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn.

 

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của công chức thực thi; khen thưởng, động viên, nêu gương kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, bao che, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

 

- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, lãnh đạo, cơ quan chức năng và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra tình trạng vi phạm về hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ phức tạp, nghiêm trọng kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục kiên quyết, hiệu quả.

 

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, củng cố, hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước về công tác phòng, chống vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

 

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, đa dạng về hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân về tác hại của hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đối với xã hội và kêu gọi mọi người không bao che, tiếp tay cho hành vi này. Phát động toàn dân tham gia tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Công tác tuyên truyền phải được làm thường xuyên, liên tục, tăng cường thông tin tuyên tuyền kết quả của các lực lượng chức năng kết hợp phổ biến kiến thức pháp luật đến người dân.

 

- Tăng cường hợp tác với các Hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuât kinh doanh trong công tác chia sẻ, cung cấp thông tin và hỗ trợ kiểm tra, xử lý vi phạm.

 

(Công văn số 4946/BCT ngày 18/8/2022 của Bộ Công thương trả lời Kiến nghị cử tri trước kỳ họp 3, QH XV)

 

IV. LĨNH VỰC CHÍNH SÁCH, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM

 

1. Cử tri cho rằng Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định về chế độ đối với bệnh binh chỉ căn cứ vào tỷ lệ mất sức lao động 61% khi giám định sức khỏe mà không căn cứ vào cấp bậc, chức vụ và thời gian công tác, cống hiến để xét mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng cho đối tượng này là chưa hợp lý và có tính chất cào bằng. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính hợp lý và công bằng theo sự đóng góp, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của từng đối tượng bệnh binh.

 

Trả lời:

 

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Hiện nay, việc xây dựng chính sách ưu đãi đối với bệnh binh căn cứ vào tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là phù hợp về mặt chuyên môn và thực tiễn thi hành chính sách. Đề xuất của cử tri đề nghị điều chỉnh chính sách căn cứ vào cấp bậc, chức vụ, thời gian công tác của đối tượng là chưa phù hợp.

 

(Công văn số 2930/LĐTBXH-VP ngày 05/8/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

2. Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ nghiên cứu để sớm sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Nghị định số 56/2013/NĐ-CP theo hướng điều chỉnh, bổ sung các tiêu chuẩn để mở rộng đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hung”, đề nghị bổ sung tiêu chuẩn: “Bản thân là con của Liệt sỹ và có con là Liệt sỹ” vào đối tượng được xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng và kịp thời động viên, xoa dịu nỗi đau của thân nhân liệt sỹ.

 

Trả lời:

 

Sau khi nghiên cứu, Bộ Quốc phòng trả lời như sau: Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 20 tháng 10 năm 2012 thể hiện ý nghĩa thiêng liêng, giá trị văn hoá, truyền thống trong việc tôn vinh danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" đối với những bà mẹ thực sự xứng đáng, có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Việc bố sung các điều kiện xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” như quy định hiện hành đã được các bộ, ngành nghiên cửu kỹ; theo đó, việc vinh danh “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” phải dựa trên cơ sở quan hệ "mẹ - con" là quan hệ trung tâm, phản ánh sự hy sinh, cống hiến của bà mẹ.

 

Vấn đề cử tri kiến nghị đối với trường hợp "Bản thân là con của liệt sĩ và có con là liệt sĩ không phù hợp với tinh thần của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

 

(Công văn số 2421/BQP-CT ngày 25/7/2022 của Bộ Quốc phòng về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp 3, Quốc hội XV)

 

 

3. Do ngư trường khai thác ngày càng thu hẹp, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, những quy định về khai thác ngày càng khắt khe nên các chủ tàu có thu nhập thấp, khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu có chính sách phù hợp để giải quyết nợ xấu cho các chủ tàu vay đóng mới, cải hoán tàu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

 

Trả lời:

 

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triên thủy sản (Nghị định 67), NHNN đã ban hành các Thông tư hướng dẫn triển khai và nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đôc các ngân hàng thương mại (NHTM) và NHNN chi nhánh 28 tỉnh, thành phố ven biển đẩy mạnh triển khai thực hiện; làm tốt công tác tuyên truyên chính sách.

 

Kết quả: Từ năm 2014 đến ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng thực hiện ký kêt mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu (chiếm 45,2% tổng so tàu cần đóng mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (Bộ NN&PTNT) phân bố cho các địa phương giai đoạn 2014 - 2020), với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỷ đồng. Đến cuối Quý 1/2022, tổng dư nợ cho vay theo Chương trình là 9.482 tỷ đồng.

 

Hiện naỵ, tỷ lệ nợ xấu của Chương trình là 67,26%, trong đó có tới 23/27 tỉnh, thành phố có tỷ lệ nợ xấu cao trên 50% (tại Quảng Bình là 61,67%). Trước thực trạng đó, để hạn chế nợ xấu phát sinh và hỗ trợ ngư dân trong quá trình vay, trả nợ ngân hàng:

 

- Đối với những khó khăn, vướng mắc liên quan đến ngành ngân hàng và thuộc thẩm quyền của NHNN: (i) NHNN đã có văn bản chỉ đạo 04 NHTM Nhà nước, NHNN chi nhánh 27 tỉnh, thành phố ven biển thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại thực trạng, hiệu quả hoạt động của từng khách hàng vay vốn theo Nghịđịnh 67; theo dõi nợ quá hạn, nợ xấu theo từng loại nguyên nhân; tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để xác định rõ nguyên nhân chủ tàu không trả nợ vay đúng hạn để có hướng xử lý cụ thể, hiệu quả đối với từng trường họp; (ii) Chỉ đạo các NHTM thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng trong trường họp ngư dân gặp khó khăn chưa trả được nợ vay khi đến hạn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; ưu tiên thu nợ gốc trước, nợ lãi sau; tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có nhu câu chuyên đổi chủ tàu do không đủ năng lực tiếp tục đánh bắt,....

 

- Đối với những khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền xử lý của các Bộ, ngành, đơn vị khác làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của ngư dân (như tàu đóng mới kém chất lượng, năng lực khai thác yếu kém, ngư trường khai thác không thuận lợi, chính sách bảo hiểm chưa hiệu quả, chuyển đổi nghề khai thác,...), NHNN đã kịp thời nắm bắt và nhiều lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp gửi Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính để xem xét xử lý, đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách để đảm bảo hiệu quả triển khai chương trình.

 

Tuy nhiên, để xử lý những tồn tại, vướng mắc hiện nay, hồ trợ ngư dân khai thác thủy sản có hiệu quả hơn tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, giảm nợ xấu, ổn định đời sống ngư dân, cần triển khai đồng bộ các giải pháp và thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương, cụ thê: Bộ NN&PTNT khẩn trương phối hợp các đơn vị có liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách theo Nghị định 67. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện rà soát lại nguồn thủy sản, ngư trường, quy hoạch phát triển tàu cá, hướng dẫn ngư dân tổ chức lại sản xuất để phát triển bến vững; đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ bảo hiếm, hỗ trợ tiền dầu, duy tu, bảo dưỡng; Các cấp chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm, hỗ trợ ngành ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ vay; đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu chính sách của Nhà nước, nâng cao trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng để chính sách phát huy hiệu quả, hạn chế nợ xấu ngân hàng.

 

(Công văn số 4862/NHNN-VP ngày 14/7/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

4. Cử tri cho rằng việc giáo dục lịch sử, nhất là truyền thống lịch sử của dân tộc, của quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ là vấn đề hệ trọng và có tính bắt buộc; đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi các thế lực thù địch đang bằng mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình, kể cả xuyên tạc lịch sử để chống phá cách mạng, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ, phá hoại nền hòa bình và độc lập dân tộc mà Nhân dân ta suốt bao thế hệ đã phải đổ máu hy sinh mới có được thì việc giáo dục lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa môn Lịch sử trở thành môn tự chọn trong chương trình phổ thông mới đã gây nhiều tranh cãi. Cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích rõ bằng văn bản để cử tri được rõ; đồng thời đề nghị Bộ cần nghiên cứu, cân nhắc để có quy định đưa môn học này thành môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông.

 

Trả lời:

 

Ngay từ khi có ý kiến đề nghị môn Lịch sử cấp trung học phổ thông phải được quy định là môn học bắt buộc (thay vì là môn học lựa chọn theo định hướng nghê nghiệp) trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT đã có báo cáo gửi Thường trực Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội về việc xây dựng Chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Báo cáo của Bộ GDĐT đã trình bày cụ thể về nội dung giáo dục lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018: ở giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9), giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc với tổng thời lượng là 280 tiết; ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12), môn Lịch sử là môn học lựa chọn theo định hướng' nghề nghiệp được bố trí trong tổ hợp khoa học xã hội với tổng thời lượng 210 tiết và các chuyên đề học tập lựa chọn với tổng thời lượng là 105 tiết. Với kết cấu như trên, cùng với yêu câu đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã cụ thể hóa đầy đủ chủ trương đổi mới giáo dục lịch sử, thực hiện đầy đủ những quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW, phát triển con người toàn diện, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của con người Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

 

Đồng thời, Bộ GDĐT đã tham dự các cuộc họp do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức để lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các đại biểu Quốc hội về nội dung giáo dục lịch sử trong giáo dục phổ thông. Ngoài ra, Bộ GDĐT đã tổ chức các buổi làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Ban phát triển Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban phát triển chương trình môn học Lịch sử cấp trung học phổ thông để nghiên cứu các phương án thực hiện môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông.

 

Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3, trong đó có yêu cầu “Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quổc hội, thiết kế môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục cấp Trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyên thông và phát triên nhân cách cho học sinh”. Thực hiện yêu cầu của Quốc hội, ngày 03/8/2022, Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số nội dung Chương trình tổng thể trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (chuyên môn Lịch sử từ môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp trong nhóm khoa học xã hội thành môn học băt buộc).

 

Sau khi Chương trình môn Lịch sử cấp trung học phổ thông được điều chỉnh, để kịp thời triển khai chương trình mới từ năm học 2022-2023, Bộ GDĐT đã xây dựng tài liệu và tập huấn cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên dạy học môn Lịch sử trước khai giảng năm học mới, đồng thời tiêp tục chỉ đạo tăng cường truyền thông để giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở đó, Bộ Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả, thực hiện tốt yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW.Từ nhiều năm qua, Bộ GDĐT đã và đang chỉ đạo các trường trung học phổ thông tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử: “Tăng cường khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau đế tái hiện, phục dựng lịch sử một cách khoa học, khách quan, chân thực; đồng thời gắn với hoạt động thực hành, thực tiễn nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong dạy học Lịch sử”. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nhằm tạo động lực cho học sinh yêu thích môn Lịch sử và học tốt môn Lịch sử, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội thảo toàn quốc về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá cấp trung học theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với môn học Lịch sử nhằm đánh giá thực trạng dạy học môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông, đề xuất những giải pháp đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học và kiểm tra đánh giá đối với các môn học Lịch sử ở trường phổ thông.

 

Thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, tăng cường giáo dục lịch sử gắn với di sản, gắn với thực tiễn; đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá và việc ra đề thi đảm bảo những yêu cầu cơ bản của chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phố thông, đảm bảo sự phân hóa đúng mức các đối tượng học sinh.

 

(Công văn số 4651/BGDT-GDTrH ngày 20/9/2022 của Bộ Giáo dục về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)

 

 

5. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất Chính phủ có chế độ, chính sách phù hợp hỗ trợ cho các đối tượng là Cựu Thanh niên xung phong xây dựng và phát triển kinh tế sau 30/4/1975 vì đến nay đối tượng này chưa được nhà nước hỗ trợ chế độ, chính sách, đa số nay đã già yếu, đời sống gặp nhiều khó khăn.

 

Trả lời:

 

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ báo cáo, trả lời như sau:

 

1. Chính sách đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế:

 

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tố quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, cụ thể:

 

- Chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong hy sinh, bị thương, nhiễm chất độc hóa học được thực hiện theo quy định của pháp luật về Ưu đãi người có công với cách mạng;

 

- Chế độ trợ cấp một lần đối với thanh niên xung phong còn sống, thanh niên xung phong đã từ trần; chế độ trợ cấp hàng tháng; chế độ bảo hiểm y tế; chế độ trợ cấp mai táng khi thanh niên xung phong từ trần được thực hiện theo các quy định:

 

- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngàỵ 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chê độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước; Quỵết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đối, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ- TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

 

- Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí đối với thanh niên xung phong chống Pháp;

 

- Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định vê chê độ đôi với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến (thay thế Quyết định số 104/1999/QĐ-TTg ngày14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến);

 

- Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuât ngũ, thôi việc;

 

- Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965 - 1975;

 

- Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dần biện pháp thi hành một sổ điều của Luật bảo hiểm y tế, trong đó có quy định về chế độ bảo hiểm y tế đối với thanh niên xung phong, thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam.

 

2. Chính sách đối với thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế sau năm 1975

 

Sau ngày 30/4/1975, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố đã huy động, tố chức lực lượng thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng các vùng kinh tế mới ở một số tỉnh và thành phố. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, đội viên thanh niên xung phong đã được hưởng các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và địa phương (kể từ khi nhập ngũ cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ) theo từng ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn hoạt động cụ thể. Do vậy, đến nay Nhà nước chưa có chủ trương giải quyêt chính sách đãi ngộ đối với lực lượng này.

 

Tuy nhiên, từ thực tế công tác giải quyết chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong và ý kiến của một số địa phương về việc đề xuất chính sách đối với thanh niên xung phong tham gia khăc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng kinh tế giai đoạn sau năm 1975, trong thời gian vừa qua, Bộ Nội vụ phối hộp với Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan liên quan tô chức khảo sát, xác định tiêu chí và đề nghị các địa phương thống kê số liệu làm cơ sở để nghiên cứu chính sách đối với đối tượng này.

 

(Công văn số 3290/BNV-CTTN ngày 16/7/2022 của Bộ Nội vụ về việc trả lời KNCT trước kỳ họp 3, Quốc hội khóa XV)


 

More