Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 32

  • Hôm nay 2928

  • Tổng 3.220.251

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TÍCH CỰC ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI, NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Post date: 06/08/2021

Font size : A- A A+

Ngày 22/7, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đã có nhiều ý kiến thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.

Tại phiên họp tổ 10 gồm các đoàn Bắc Kạn, Quảng Bình, Bình Định, Hà Nam, các đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Thị Tuyết Nga, Trần Quang Minh  - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tham gia thảo luận với các ý kiến liên quan tới các giải pháp phòng, chống, sống chung với dịch bệnh covid – 19, giải pháp phát triển giáo dục đồng bộ, ổn định kinh tế… Các đại biểu cơ bản đồng tình với những với những đánh giá về kết quả cũng như các giải pháp đề ra cho 6 tháng cuối năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Nội dung thảo luận của các ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã nhấn mạnh những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và những thành tựu mà đất nước đã đạt được nhờ quyết tâm, nỗ lực, sự vào cuộc tích cực với nhiều giải pháp đồng bộ của Chính phủ, bộ ban, ngành và địa phương.

Theo đại biểu Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Quốc hội, để ứng phó với dịch bệnh cần có chiến lược lâu dài để chung sống với đại dịch. Bên cạnh việc nâng cao ý thức người dân, cần có các giải pháp kịp thời đối với các cơ quan nhà nước. Cụ thể, Quốc hội sẽ hội họp, giám sát, tiếp xúc cử tri như thế nào? Đối với các cơ quan tư pháp, cần có các giải pháp xét xử để đảm bảo không tồn đọng án, đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Theo đại biểu, cũng cần có những biện pháp kịp thời để đảm bảo đời sống người dân, công nhân lao động trong các khu cách ly đặc biệt là cách ly trong các khu công nghiệp.

Đại biểu cũng bày tỏ sự trăn trở, băn khoăn đối với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực huy động từ nhân dân để phòng chống đại dịch sao cho tiết kiệm, tránh lãng phí.

Đại biểu Trần Quang Minh – Đoàn Quảng Bình chỉ ra những bất cập trong việc hỗ trợ người dân khó khăn do trong dịch bệnh covid 19, đại biểu đề nghị Chính phủ nhanh chóng có văn bản thay thế Nghị định 64 về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đánh giá cao những nỗ lực mà Chính phủ đã thực hiện trọng bối cảnh dịch bệnh để giữ vững những thành tựu kinh tế, xã hội như hiện nay.Tuy nhiên,bên cạnh đó, đại biểu đánh giá kết quả đạt được trên một số lĩnh vực chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu đột phá, tạo tiền đề phát triển trong giai đoạn tới.Cụ thể, đại biểu cho rằng báo cáo đánh giá v lĩnh vực giáo dục  chưa toàn diện, chưa tập trung các mục tiêu khác như nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài chưa được đề cập rõ. Vấn đề đào tạo nhân lực, là nốt nhấn của Báo cáo, nhưng các nhận định chưa có nhiều minh chứng thuyết phục (nhất là các số liệu so sánh kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện); đánh giá về chất lượng GDĐT mang tính liệt kêthiếu cái nhìn, hệ thống, vĩ mô.

Từ đó đại biểu kiến nghị báo cáo của Chính phủ cần làm rõ một số vấn đề như: việc thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 29-NQ/TW trong 5 năm qua (2016-2020)(về thể chế, hệ thống, quy mô, chất lượng, các điều kiện đảm bảo chất lượng, đội ngũ nhà giáo, hiệu quả nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo); việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp của Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đại biểu Tuyết Nga kiến nghị ưu tiên tập trung vào các vấn đề như hoàn thiện thể chế và cơ chế quản lý giáo dục theo hướng hiện đại, bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dụcchuyển việc đào tạo sang tiếp cận năng lực, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội và yêu cầu của doanh nghiệp,quan tâm hoàn thiện pháp luật về giáo dục, hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ cho tự chủ đại học; kiến nghị sửa đổi Luật GDNN và xây dựng Luật Nhà giáo. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, từng bước hình thành hệ thống giáo dục mở, linh hoạt và liên thông, tập trung trước hết ở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học…


Phong Hồng – Diệu Linh

More