Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 19

  • Hôm nay 9085

  • Tổng 3.402.160

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

Post date: 17/11/2021

Font size : A- A A+

 

Nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV

 

I. VỀ LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

 

1. Cử tri xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm xem xét việc cấp đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc tại bản Khe Giữa, bản Km 14 và bản Khe Sung; bóc tách đất tại các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn của xã để bà con có đất ở, đất canh tác nhằm ổn định cuộc sống.

 

Trả lời:

 

Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn rà soát lập phương án sử dụng đất trình UBND huyện phê duyệt đối với quỹ đất thu hồi của các đơn vị quản lý sử dụng đất giao về cho UBND xã, thị trấn quản lý theo các quyết định của UBND tỉnh. Theo đó, đối với xã Ngân Thủy năm 2014 đã giao đất sản xuất (trồng rừng) cho 72 hộ gia đình tại bản Khe Giữa với diện tích tương đương 72 ha, diện tích còn lại đến nay chưa thực hiện giao được do thực hiện theo Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với công quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ngành có liên quan và UBND xã Ngân Thủy rà soát, kiểm tra và lập phương án đối với các diện tích đất đủ điều kiện để giao đất ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện nói chung và xã Ngân Thủy nói riêng.

 

(Căn cứ Công văn số 2830/UBND-VP ngày 05/11/1021 của UBND huyện Lệ Thủy về việc trả lời KNCT trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

2. Cử tri phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan xem xét, tạo điều kiện để Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ tổng hợp Đồng Phú được giao đất đối với khu vực đất tại tổ dân phố 10, phường Đồng Phú (lô đất ký hiệu CXN07 có diện tích 1.988,5m2, chức năng là đất cây xanh đô thị thuộc đồ án quy hoạch chi tiết phường Đồng Phú) để xây dựng dự án Khu văn hóa - thể thao, mở rộng ngành, nghề, tạo thêm việc làm cho thành viên Hợp tác xã.

 

Trả lời:

 

Lô đất ký hiệu CXN07 có diện tích 1.988,5 m2, chức năng là đất cây xanh đô thị thuộc đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị phường Đồng Phú. Theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của UBND thành phố Đồng Hới đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 thì khu đất này vẫn được giữ nguyên quy hoạch là đất công viên, cây xanh phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng dân cư tại khu vực. Do đó, việc Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Tổng hợp Đồng Phú đề nghị được sử dụng diện tích đất tại khu vực này để xây dựng dự án Khu văn hóa - thể thao do Hợp tác xã đầu tư là không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

 

Để giải quyết nhu cầu mở rộng ngành, nghề tạo thêm việc làm cho thành viên Hợp tác xã, đề nghị Hợp tác xã thương mại dịch vụ tổng hợp Đồng Phú cần căn cứ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của UBND thành phố Đồng Hới đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 để xác định các vị trí đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm thực hiện các bước thủ tục về lập dự án đầu tư, xin chấp thuận chủ trương đầu tư … theo đúng quy định của Luật Đầu tư, trên cơ sở đó làm căn cứ lập hồ sơ xin thuê đất hoặc đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo quy định của Luật Đất đai để thực hiện dự án nhằm mở rộng ngành nghề sản xuất tạo công ăn việc làm cho xã viên theo mục tiêu của Hợp tác xã đã đề ra và đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành về giao đất, cho thuê đất.

 

(Căn cứ Báo cáo số 188/BC-STNMT ngày 04/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

3. Cử tri phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo quy hoạch đất làm khu thương mại dịch vụ tại địa bàn phường Đồng Phú, thành phố Đồng Hới, để tạo điều kiện cho các ngành hàng kinh doanh nhỏ lẻ có nơi hoạt động tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường, ổn định an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của người dân và phát triển kinh tế địa phương.

 

Trả lời:

 

Trong thời gian qua Sở Xây dựng cũng như thành phố Đồng Hới đã tổ chức lập nhiều quy hoạch trên địa bàn phường Đồng Phú, trong đó có các khu đô thị khu nhà ở thương mại với đầy đủ các chức năng như dân cư, cây xanh, đất công cộng, dịch vụ thương mại. Qua thống kê số liệu đất quy hoạch dịch vụ thương mại (cả hiện trạng và quy hoạch mới) trên địa bàn có diện tích khoảng 17ha; trong đó một số dự án quy hoạch mới có bố trí đất dịch vụ thương mại cụ thể như: Khu dân cư phía Tây Nam đường Lý Nam Đế bố trí đất dịch vụ thương mại với diện tích 1,9ha; khu dân cư phía Đông mương Phóng Thủy đất dịch vụ thương mại diện tích 1,1ha; khu nhà ở thương mại phía Đông đường Phùng Hưng diện tích đất dịch vụ thương mại 5.100m2 ; khu nhà ở thương mại phía Bắc kênh Phóng Thủy diện tích đất thương mại 2.460 m 2 .... Quy hoạch đô thị đã có tính toán và cân đối nhu cầu kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn; bố trí quỹ đất thương mại dịch vụ cơ bản đầy đủ. Quỹ đất thương mại dịch vụ trên địa bàn phường Đồng Phú theo số liệu quy hoạch là tương đối lớn so với các phường, xã khác trên địa bàn. H nh thức kinh doanh nhỏ lẻ” có thể hiểu là h nh thức kinh doanh của các cá nhân, hộ gia đ nh thường đư c kết h p với khu vực nhà ở của các hộ kinh doanh ho c các khu ch . Việc quy hoạch một khu vực riêng dành cho h nh thức kinh doanh nhỏ l ” chưa có trong quy định của luật quy hoạch đô thị. Tuy nhiên trước nhu cầu thực tế của nhân dân; Trong thời gian tới, Sở Xây dựng tiếp nghiên cứu, rà soát, bố trí thêm các quỹ đất dịch vụ thương mại trong các đồ án quy hoạch khác, đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhân dân.

 

(Căn cứ Công văn số 2383/SXD-QHKT ngày 11/11/2021 của Sở Xây dựng về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

4. Cử tri Lê Thuận Tình, bản Cổ Kiềng, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ dân ở bản Cổ Kiềng có sự bất cập, cụ thể là diện tích đất được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chính xác với diện tích thực tế người dân đang sử dụng, dẫn đến tranh chấp. Đề nghị UBND chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan sớm kiểm tra và có biện pháp giải quyết để tránh xảy ra tranh chấp kéo dài, gây mất đoàn kết và ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 

Trả lời:

 

Nội dung ông Lê Thuận Tình kiến nghị là 1 trong 3 nội dung đã được ông Lê Văn Doanh - Trưởng bản Cổ Kiềng và các hộ dân có liên quan đang sử dụng đất tại bản Cổ Kiềng kiến nghị tại Tờ trình đề ngày 24/7/2019. Sau khi tiếp nhận Tờ trình, UBND huyện đã ban hành Công văn số 1967/UBND-TNMT ngày 30/8/2019 về việc phúc đáp Tờ trình kiến nghị của các hộ dân đang sử dụng 2 đất tại bản Cổ Kiềng, xã Kim Thủy. Tại mục 2 của Công văn đã nêu rõ: “Đối với các trường hợp đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận QSD đất nhưng có sự chênh lệch diện tích, vị trí kích thước so với hiện trạng thực tế thì thực hiện trích đo chỉnh lý địa chính theo hiện trạng thực tế các hộ đang sử dụng. Trên cơ sở kết quả trích đo chỉnh lý địa chính theo hiện trạng thực tế, các hộ chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK, bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp nộp tại Bộ phận Một cửa cấp huyện hoặc Bộ phận Một cửa xã Kim Thủy để thực hiện thủ tục cấp đối Giấy chứng nhận QSD đất theo quy định. Thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, thị trấn khi thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận QSD đất phải kiểm tra, rà soát kỷ đảm bảo cấp đúng diện tích, vị trí thửa đất.

 

(Căn cứ Công văn số 2830/UBND-VP ngày 05/11/1021 của UBND huyện Lệ Thủy  về việc trả lời KNCT trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

 5. Cử tri Lê Văn Công, thôn Mốc Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy phản ánh: Dự án mở đường tránh lũ đi qua vùng đất trồng rừng APS xã Hồng Thủy được thực hiện theo phương thức BOT nhưng đến nay các hộ dân chưa được bồi thường về tài sản trên đất. Dự án FLC trên địa bàn huyện Lệ Thủy cũng đã được triển khai khá lâu nhưng đến nay việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB vẫn chưa dứt điểm, còn nhiều đối tượng trên địa bàn xã Hồng Thủy chưa được chi trả. Cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan rà soát, đôn đốc các nhà đầu tư khẩn trương giải quyết bồi thường, chi trả các khoản trên cho người dân.

 

Trả lời:

 

 Về nội dung: Dự án mở đường tránh lũ đi qua vùng đất trồng rừng APS xã Hồng Thủy được thực hiện theo phương thức BOT nhưng đến nay các hộ dân chưa được bồi thường về tài sản trên đất. Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 (tuyến tránh trên cát) do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất - Sở Tài nguyên&Môi trường thực hiện trích đo địa chính và Trung tâm Phát triển quỹ đất - Sở Tài nguyên&Môi trường thực hiện công tác GPMB. Liên quan đến nội dung này, UBND huyện đã đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh kiểm tra hồ sơ và trả lời như sau (theo Công văn só 271/PTQĐ ngày 20/10/2021 của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh): Tại thời điểm thu hồi đất và giải phóng mặt bằng xây dựng Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 (tuyến tránh trên cát) đoạn đi qua xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy thì phần diện tích đất bị ảnh hưởng do UBND xã Hồng Thủy quản lý nên không bồi thường về đất. Về tài sản trên đất đã kiểm đếm và thực hiện bồi thường cho 8 hộ dân có cây tràm và 2 tổ chức là Ban quản lý các dự án huyện (nay là Ban quản lý dự án ĐTXD&PTQĐ huyện), Ban quản lý Rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình (nay là Ban quản lý Khu DTTT Động châu - Khe nước trong) có cây keo, phi lao theo đúng quy định. - Về nội dung: Dự án FLC trên địa bàn huyện Lệ Thủy cũng đã được triển khai khá lâu nhưng đến nay việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB vẫn chưa dứt điểm, còn nhiều đối tượng trên địa bàn xã Hồng Thủy chưa được chi trả. 3 Thực hiện công tác GPMB dự án của Tập đoàn FLC trên địa bàn huyện Lệ Thủy, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện (nay là Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện) phối hợp với UBND xã Hồng Thủy và các hộ gia đình có liên quan tiến hành công tác GPMB theo đúng quy định. Đến nay, toàn bộ các phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB trên địa bàn huyện Lệ Thủy đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận với tổng giá trị là 41.055.411.466 đồng, trong đó đã chi trả là 39.116.600.276 đồng, hiện còn 1.938.811.190 đồng tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB chưa chi trả cho các đối tượng còn lại. Phần kinh phí trên hiện tại vẫn chưa được UBND tỉnh, Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros giải quyết, do đó Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện chưa có kinh phí để chi trả cho các đối tượng còn lại. Để đảm bảo kinh phí chi trả cho các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, UBND huyện Lệ Thủy đã có các Công văn: số 2262/UBND-PTQĐ ngày 15/10/2018, số 2112/UBND-PTQĐ ngày 20/9/2019, số 2476/UBND-PTQĐ ngày 04/11/2019, số 2693/UBND-PTQĐ ngày 03/12/2019, số 307/UBND-PTQĐ ngày 25/02/2020, số 743/UBND-PTQĐ ngày 22/4/2020 đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros, UBND tỉnh bố trí phần kinh phí còn thiếu để chi trả cho các đối tượng còn lại. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được bố trí để thực hiện chi trả.

 

(Căn cứ Công văn số 2830/UBND-VP ngày 05/11/1021 của UBND huyện Lệ Thủy về việc trả lời KNCT trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

6. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh việc khai thác mỏ đá của Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân xung quanh khu vực khai thác. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra và có biện pháp yêu cầu Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc khắc phục tình trạng nói trên.

 

Trả lời:

 

Ngày 03/11/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuyên Hóa và UBND xã Phong Hóa tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Mỏ đá Lèn Minh Cầm của Công ty TNHH Xây dựng Đại Phúc Sông Gianh, kết quả kiểm tra cho thấy:

 

Mỏ đá Lèn Minh Cầm đã được UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án cải tạo, phục hồi môi trường tại Quyết định số 2237/QĐ-UBND ngày 26/6/2017 và cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại Giấy phép số 1375/GP- BTNMT ngày 22/4/2020. Tại thời điểm kiểm tra, Công ty đang tạm dừng hoạt động khai thác mỏ (dừng khai thác từ tháng 8/2021 đến nay, chỉ xuất bán sản phẩm đá còn tồn do đã khai thác chế biến trước đây).

 

Công ty đã xây dựng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trang bị 01 xe bồn dung tích 5m3 để tưới nước làm ẩm khống chế bụi đường công vụ trong khu vực khai thác, chế biến và đoạn đường vận chuyển sản phẩm đi qua khu dân cư nhằm hạn chế gây bụi cuốn gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống người dân.

 

Tuy nhiên, theo báo cáo của chính quyền địa phương quá trình hoạt động chế biến và hoạt động vận chuyển sản phẩm vẫn phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường, nhất là trên đoạn đường vận chuyển từ mỏ ra đường liên xã, mặc dù Công ty đã cố gắng thực hiện tưới phun ẩm, nhưng do thời tiết nắng nóng hanh khô và có gió nên vẫn gây phát sinh bụi cuốn khi có xe vận chuyển lưu thông, ảnh hưởng đến các hộ dân sinh sống dọc hai bên tuyến đường. Tại khu vực chế biến đá có hiện tượng đá tràn xuống đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Vấn đề này, hàng năm Công ty đã thực hiện thỏa thuận hỗ trợ thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng.

 

Như vậy, phản ánh của cử tri là đúng thực tế, nguyên nhân của việc gây ô nhiễm phát tán bụi là do chủ quan của Công ty trong quá trình thực hiện tưới phun ẩm chưa thực sự triệt để; về khách quan là do thời tiết hanh khô vào các tháng cao điểm của mùa hè nên việc tưới phun ẩm để giảm thiểu bụi cuốn là rất khó khăn.

 

Qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu Công ty thực hiện nghiêm các giải pháp sau:

 

- Thực hiện đúng và ở mức độ cao nhất các biện pháp bảo vệ môi trường theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận hành thường xuyên, đúng quy trình các công trình xử lý môi trường, nhất là tưới ẩm, tưới phun sương để dập bụi bay trong quá trình xay tuyển phân loại đá.

 

- Tăng cường thêm số lần, rút ngắn khoảng cách, thời gian nghĩ giữa các lần tưới phun ẩm, thậm chí phải thực hiện tưới ẩm liên tục trên các tuyến đường công vụ, đường vận chuyển có đoạn đi qua khu dân cư để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc phát sinh bụi cuốn, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân trong khu vực.

 

Công ty phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường khi tiến hành hoạt động trở lại. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục theo dõi và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nếu quá trình hoạt động trở lại có vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.  

 

(Căn cứ Báo cáo số 188/BC-STNMT ngày 04/11/2021 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

7. Cử tri xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy kiến nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư giúp xã xây dựng hệ thống nước sạch, giếng khoan để đảm bảo có nước sạch phục vụ  sinh hoạt cho đồng bào dân tộc, nhất là vào mùa hè nhiều bản, nhiều hộ gia đình không có nước sạch để sinh hoạt.

 

Trả lời:

 

Xã Ngân Thủy có 6 thôn/bản với tổng số 667 hộ dân, trong đó 147 hộ dân tại 2 thôn Cẩm Ly, Cửa Mẹc đã được sử dụng nước sạch từ công trình Cấp nước sinh hoạt cụm xã Ngân Thủy, Sơn Thủy, thị trấn nông trường Lệ Ninh do Trung tâm Nước sạch và VSMT nông thôn quản lý; 4 bản còn lại gồm Khe Sung, Km14, Còi Đá, Khe Giữa do vị trí địa lý biệt lập, ở vùng cao và cách xa công trình nên không thể đấu nối, sử dụng nước từ công trình này. Đối với các bản chưa có nước sạch sinh hoạt, tùy thuộc điều kiện về nguồn nước, địa hình, địa chất và sự phân bố dân cư để chọn phương án xây dựng công trình cấp nước tập trung hoặc giếng khoan, giếng đào phục vụ cho hộ hoặc cụm hộ gia đình.

 

Ngân Thủy là xã khu vực III (đặc biệt khó khăn) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư trong đó có nội dung hỗ trợ xây dựng công trình nước sạch cho các hộ dân tại xã khu vực III. Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ kiến nghị với các Sở, ngành, địa phương liên quan báo cáo đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 để đầu tư xây dựng công trình nước sạch cho các bản, hộ gia đình còn lại của xã Ngân Thủy chưa được sử dụng nước sạch. Trước mắt, đề nghị UBND xã Ngân Thuỷ, UBND huyện Lệ Thuỷ bố trí kinh phí từ ngân sách, huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ người dân có đủ nước sinh hoạt, đặc biệt trong thời gian thiếu nước vào mùa hè.

 

(Căn cứ Công văn số 2812/SNN-KHTC ngày 08/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

II. VỀ GIAO THÔNG, THỦY LỢI, NÔNG THÔN

 

1. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh tình trạng xe quá tải lưu thông qua cầu Sảo Phong vẫn còn diễn ra thường xuyên làm mất an toàn giao thông và ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền vững của cầu. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan tăng cường kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

 

Trả lời:

 

Cầu Sảo Phong được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2019 với tải trọng thiết kế <=16 tấn qua cầu nhằm phục vụ giao thông đi lại và vận tải hàng hóa lưu thông trong vùng. Tuy nhiên, một số chủ phương tiện xe ô tô chở vật liệu quá tải vẫn cố tình qua cầu làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

 

 Để đảm bảo tính bền vững của công trình, ngăn chặn những xe quá tải, quá khổ khi qua cầu, UBND huyện đã bố trí kinh phí để xây dựng cổng hạn chế xe quá tải trọng, xe quá khổ, đồng thời gắn camera giám sát, kiểm soát các phương tiện xe chở đá, vật liệu quá tải đi qua cầu Sảo Phong và tuyến đường Cồn Cam, Đức Hóa. UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm tra, đã phát hiện 02 xe vận chuyển vật liệu qua cầu Sảo Phong chở quá tải 12% -13%, xử phạt 3 triệu đồng/phương tiện.

 

Trong thời gian tới, để hạn chế tình trạng trên, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, các ngành liên quan tập trung thực hiện các giải pháp sau đây: Tiếp tục đẩ mạnh tuyên truyền các quy định về luật giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các cơ quan trong hệ thống chính trị, đặc biệt là quy định về vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, chở quá khổ quá tải cho phép của xe và của cầu đường; Công an xã tăng cường phối hợp với Công an huyện, thanh tra giao thông và chính quyền địa phương xử lý xe quá khổ, quá tải lưu thông trên các tuyến đường địa phương nói chung và cầu Sảo Phong nói riêng. Kiên quyết yêu cầu lái xe hoặc chủ xe, chủ hàng phải dỡ tải đối với xe quá tải; yêu cầu các chủ hàng, chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện ký cam kết không xếp hàng hoá quá trọng tải của xe và quá trọng tải của cầu đường; xử lý nghiêm các chủ hàng, chủ xe và chủ doanh nghiệp vi phạm về việc bốc xếp hàng hoá quá trọng tải theo quy định.

 

(Căn cứ Báo cáo số 1634/UBND ngày 02/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

2. Cử tri xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh: Ngày 03/4/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh, trong đó tuyến Quốc lộ 12A được quy hoạch nâng cấp từ đường cấp IV thành đường cấp III. Theo quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ thì hành lang ATGT đối với tuyến đường cấp III là 15m, đối với tuyến đường cấp IV là 10m; tuy vậy, thời gian qua ngân sách chi cho công tác quản lý hành lang ATGT trên tuyến đường này vẫn được áp dụng theo mức của tuyến đường cấp IV nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, thẩm định lại để bố trí ngân sách đảm bảo, đúng với quy định.

 

Trả lời:

 

Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, hiện tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021, có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho tất cả các Quy hoạch về lĩnh vực GTVT đường bộ đã được phê duyệt trước đây; theo nội dung Quy hoạch, Quốc lộ 12A được quy hoạch với quy mô cấp III, 2-4 làn xe. Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đối với đường cấp III, phạm vi đất dành cho đường bộ là 2m và phạm vi hành lang an toàn đường bộ là 13m, tổng cộng là 15m.Thực hiện Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trong thời gian qua, Sở GTVT đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời, đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở, đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và xử lý các vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên tuyến Quốc lộ 12A (được Tổng cục Đường bộ Việt Nam ủy thác cho Sở GTVT quản lý).Việc tiến hành cắm mốc hành lang an toàn đường bộ của tuyến đường này theo Quy hoạch để thuận lợi cho việc quản lý, xử lý những vi phạm về hành lang đường bộ là cần thiết. Tuy nhiên, do điều kiện ngân sách tỉnh hiện đang còn hạn hẹp trong khi nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh là rất lớn, việc bố trí nguồn vốn để thực hiện cắm mốc tuyến đường chưa thực sự cấp thiết so với việc ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh khác trên địa bàn như: cầu dân sinh, đường vào thôn bản vùng miền núi khó khăn, vùng dân tộc thiểu số… Sở GTVT mong nhận được sự chia sẻ của cử tri về những khó khăn hiện nay của ngành GTVT cũng như khó khăn chung của tỉnh. Trước mắt, đề nghị UBND huyện Tuyên Hóa căn cứ quy định hiện hành và dự kiến về quy hoạch như trên để thực hiện việc quản lý đất đai và phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ của Quốc lộ 12A. Về phía Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở, đơn vị quản lý đường bộ tích cực phối hợp với địa phương; khi có điều kiện về nguồn vốn sẽ tiến hành thực hiện công tác cắm mốc hành lang đường bộ theo Quy hoạch.

 

(Căn cứ Báo cáo số 1634/UBND ngày 02/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

3. Cử tri xã Mai Hóa, huyện Tuyên Hóa kiến nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí ngân sách để bê tông hóa tuyến đường từ Trạm thủy nông Tuyên Hóa đi qua Cầu Tràn, nối tuyến đường liên thôn thuộc khu vực Cổ Cảng xã Mai Hóa (chiều dài khoảng 1,5 km), vì đây là tuyến đường dùng để cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống thiên tai bão lũ đối với công trình Hồ chứa Bẹ trên địa bàn xã Mai Hóa.

 

Trả lời:

 

Kiến nghị của cử tri xã Mai Hoá là chính đáng. Tuy nhiên, nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện rất lớn so với khả năng hiện có của ngân sách huyện và ngân sách tỉnh. Các công trình quan trọng và thiết yếu trên địa bàn huyện đều đã được cân đối và bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của huyện và của tỉnh, được HĐND các cấp thông qua; các công trình này đã được phê duyệt chủ trương đầu tư đúng theo quy định của Luật đầu tư công. Hiện tại chưa có nguồn kinh phí để đầu tư tuyến đường nói trên, UBND huyện đang huy động các nguồn vốn khác để xem xét đưa vào đầu tư trung hạn trong những năm tiếp theo.

 

(Căn cứ Báo cáo số 1634/UBND ngày 02/11/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Tuyên Hóa về việc trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp 2, Quốc hội khóa XV)

 

4. Cử tri các huyện phản ánh:

 

a. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh: Khu vực xóm Lốt, thôn Minh Cầm Trang, xã Phong Hóa do nằm dọc sông Rào Trổ nhưng chưa có kè che chắn nên thường xảy ra sạt lở đất khi có mưa lớn, ảnh hưởng sản xuất và đời sống của Nhân dân, tạo tâm lý lo lắng, không yên tâm khi mùa mưa lũ đến; đặc biệt, trận lũ vào cuối tháng 9/2020 nơi này đã bị sạt hơn 02 ha đất sản xuất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến 03 hộ dân sinh sống gần bờ. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát và quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây kè chống sạt lở ở khu vực này.

 

b. Cử tri xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa phản ánh, từ thị trấn Quy Đạt về trung tâm xã Xuân Hóa chỉ có một tuyến đường và phải đi qua ngầm Bến Sú; tuy đã được nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhưng hàng năm vào mùa mưa lũ nước dâng cao làm ngập ngầm, dẫn tới tuyến đường bị chia cắt. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cầu Bến Sú để khắc phục tình trạng trên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của Nhân dân trong mùa mưa lũ.

 

c. Cử tri thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa phản ánh tuyến đường dân sinh từ thôn Cầu Lợi đi Xóm Lèn, thôn Minh Xuân, xã Xuân Hóa đã được khảo sát từ năm 2019 nhưng đến nay vẫn chưa thấy triển khai thi công; đồng thời kiến nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để sớm đầu tư xây dựng tuyến đường này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

 

d. Cử tri xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa phản ánh, tuyến đường liên xã từ Yên Hòa vào Yên Vân hiện đã xuống cấp trầm trọng, đi lại hết sức khó khăn, nhất là các em học sinh phải đi học trên tuyến đường này trong mùa mưa lũ rất vất vả. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan phối hợp UBND huyện Minh Hóa kiểm tra, khảo sát và có kế hoạch đầu tư nâng cấp tuyến đường nói trên.

 

Trả lời:

 

Trong những năm qua, nhu cầu về đầu tư xây dựng, sửa chữa các công trình kè, giao thông phục vụ nhu cầu đời sống, sinh hoạt, sản xuất, an ninh quốc phòng trên địa bàn các xã trong tỉnh là rất lớn. Đối với các đề xuất trên của cử tri đều là những công trình thật sự cần thiết phải đầu tư, trong thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu UBND tỉnh xem xét, cân đối bố trí hỗ trợ một phần từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh để xây dựng các công trình, tuy vậy nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp, trong khi phải thực hiện nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội cấp thiết khác nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các địa phương. Theo quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 thì những dự án trên thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của cấp huyện. Đề nghị UBND các huyện chủ động cân đối ngân sách để ưu tiên bố trí thực hiện các công trình được cử tri phản ánh, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình khi cân đối được nguồn vốn.

 

(Căn cứ Công văn số 3078/KHĐT-TH  ngày 04/11/2021 của  Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

5. Cử tri xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa phản ánh: Tuyến đường từ Châu Hóa đến Cao Quảng là tuyến đường chủ yếu dành để phục vụ cho hoạt động giao thông đi lại của người dân xã Cao Quảng, nhất là việc đi lại học tập của học sinh và giáo viên dạy học ở vùng cao nên đã được nhà nước quan tâm đầu tư bê tông hóa và đưa vào sử dụng từ năm 2019. Tuy vậy, Công ty Bình An Phát (có địa chỉ ở xã Châu Hóa) trong quá trình khai thác đất làm vật liệu xây dựng đã sử dụng số lượng lớn các loại xe vận tải đi qua tuyến đường này; hầu hết các xe đều chở quá tải nên làm hư hỏng kết cấu phần nền đường; đất, đá rơi vãi gây mất an toàn giao thông, làm lấp các rãnh thoát nước gây nguy cơ xói lỡ trong mùa mưa lũ. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp chấn chỉnh tình trạng trên để đảm bảo an toàn cho người dân đi lại cũng như bảo vệ các hạng mục công trình giao thông.

 

Trả lời:

 

Theo phân cấp của UBND tỉnh tại Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, trước đây là Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 03/10/2014) quy định về công tác quản lý, vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tuyến đường mà cử tri phản ánh ở trên do UBND huyện Tuyên Hóa quản lý, khai thác. Đề nghị UBND huyện Tuyên Hóa chỉ đạo UBND các xã Châu Hóa, Cao Quảng tổ chức theo dõi, phát hiện các trường hợp vi phạm và thông báo cho lực lượng CSGT Công an huyện để có biện pháp xử lý kịp thời (Thanh tra Sở GTVT đã có Công văn số 215/TTr ngày 30/8/2019 gửi UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hướng dẫn xử lý xe quá khổ, quá tải chạy vào đường giao thông đường bộ do cấp xã quản lý). Sở GTVT cũng đã mua sắm các bộ cân xách tay trang bị cho lực lượng công an các địa phương để chủ động trong việc tuần tra, kiểm soát; đề nghị UBND huyện Tuyên Hóa chỉ đạo các lực lượng chức năng sử dụng các bộ cân xách tay tăng cường tuần tra kiểm soát tải trọng xe lưu động trên các tuyến đường quản lý; khi có yêu cầu của địa phương, Sở GTVT sẽ cử lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp thực hiện. Về phía Sở GTVT đã chỉ đạo Thanh tra Sở trong thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với lực lượng Công an và các địa phương tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; kiểm tra tải trọng xe ô tô trên các tuyến đường trong tỉnh, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, kiểm tra việc chấp hành các quy định về bốc xếp đúng tải trọng tại các đầu mối hàng hóa.

 

(Căn cứ Công văn số 3135/SGTVT-KHTH ngày 01/11/2021 của Sở GTVT về việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

6. Cử tri Trương Tấn Lương Nguyên, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy đề nghị UBND tỉnh quan tâm nghiên cứu giải pháp thoát lũ tại huyện Lệ Thủy. Cử tri hiến kế: Tỉnh cần nghiên cứu đầu tư xây dựng công trình kênh điều tiết nước sông Kiến Giang ở vị trí từ cầu Sao Vàng đi xã Cam Liên và thoát ra biển tại xã Ngư Thủy Bắc để làm cho vùng giữa của huyện tránh được ngập lụt sâu và dài ngày, đồng thời tạo động lực để huyện phát triển kinh tế về phía vùng biển và Quốc lộ 1A.

 

Trả lời:

 

Qua trận lũ lịch sử 2020, vấn đề nghiên cứu giải pháp thoát lũ tại huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh đang được Chính phủ, Các Bộ, Ngành và UBND tỉnh Quảng Bình rất quan tâm. Để có cơ sở phân tích, đánh giá về nguyên nhân ngập lụt sâu, thoát lũ chậm và đề xuất giải pháp thoát lũ nhanh tại các huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, hiện nay, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đang chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước “Đánh giá nguyên nhân gây ngập lụt kéo dài do lũ và định hướng giải pháp thoát lũ cho vùng Lệ Thủy, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”. Vấn đề xác định các nguyên nhân gây ngập lụt sâu, thoát lũ chậm cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá mang tính tổng quát, từ đó đề xuất giải pháp mang tính căn cơ, hiệu quả giảm thiểu ngập lụt, thoát lũ nhanh cho hai vùng Quảng Ninh và Lệ Thủy, đồng thời có cơ sở lập kế hoạch và định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ghi nhận ý kiến của cử tri, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ đề nghị cơ quan nghiên cứu xem xét kiến nghị nêu trên, để có giải pháp tối ưu nhất về thoát lũ, giảm ngập cho hai huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy.

 

(Căn cứ Công văn số 2812/SNN-KHTC ngày 08/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

7. Cử tri phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp liên quan tập trung hoàn thiện hệ thống thoát nước tại trung tâm thị xã Ba Đồn; vì công trình đã thực hiện mấy năm nay nhưng chưa hoàn thiện để đưa vào sử dụng, làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân khi tham gia giao thông.

 

Trả lời:

 

Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình (gọi tắt là Dự án) được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư tại Văn bản số 1079/TTg-QHQT ngày 07/8/2007; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án tại Quyết định số 1392/QĐ-TTg ngày 09/8/2021 và UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án tại Quyết định số số 3036/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 với tổng mức đầu tư 14.963.902 Euro tương đương 396.543 triệu đồng, sử dụng vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch; thời gian thực hiện được điều chỉnh đến ngày 31/12/2022 với mục tiêu của dự án là xây dựng Hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hỗ trợ trang thiết bị vệ sinh môi trường, thiết bị quản lý vận hành nhằm cải thiện điều kiện môi trường đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân trong vùng dự án, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực và phát triển đô thị ổn định, bền vững. Dự án được chia làm 02 gói thầu xây lắp:

 

* Gói thầu số 1: Thiết kế - xây dựng và lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý nước thải (sử dụng vốn ODA): + Thời gian khởi công: 20/9/2016. + Thời gian hoàn thành: 31/12/2022.

 

* Gói thầu số 2: Xây dựng tuyến kênh Thoát nước mưa Cầu Phoóc - Xuân Hưng (sử dụng vốn đối ứng): đã được thi công xây dựng vào tháng 10/2014 và bàn giao đưa vào sử dụng tháng 12/2016 và đã hết thời gian bảo hành công trình.

 

Đối với gói thầu số 1 nói trên, khối lượng thực hiện từ tháng 11/2017 đến nay đạt 67,25% tổng khối lượng của gói thầu. Riêng các tuyến ống nước thải được Nhà thầu thi công từ tháng 2/2018. Đến nay vẫn còn một số tuyến ống thi công đang dang dở, nhà thầu đang hoàn trả tạm thời nên làm ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân khi tham gia giao thông. Nguyên nhân của việc thi công dang dở là do nhà thầu giảm tiến độ trên công trường từ ngày 16/7/2019 để yêu cầu Chủ đầu tư chứng minh bằng chứng hợp lý thu xếp nguồn tài chính của Chủ đầu tư cho đến hết dự án bao gồm phần A của Hợp đồng sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Đan Mạch với giá trị 8.980.000 Euro; phần B của Hợp đồng với giá trị 978.676 Euro sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại từ nhà tài trợ và phần vốn đối ứng chi trả khoản phát sinh 660.000 Euro (bao gồm thuế) đã được UBND tỉnh thống nhất, thuế VAT đang nợ nhà thầu theo điều 2.4 [Thu xếp tài chính của Chủ đầu tư] của Hợp đồng Fidic đã ký kết ngày 22/10/2015. Mặc dù UBND huyện Quảng Trạch, UBND tỉnh, các Sở Ban Ngành, Ban QLDA ODA Quảng Trạch, Kỹ sư quản lý hợp đồng của Dự án đã nỗ lực để giải quyết các yêu cầu của nhà thầu và thuyết phục nhà thầu trở lại thi công trên công trường nhưng nhà thầu vẫn không quay trở lại công trường. Đến ngày 15/10/2021, nhà thầu có văn bản chấm dứt hợp đồng thi công Dự án. Hiện nay UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ UBND huyện Quảng Trạch rà soát Hợp đồng thiết kế - xây dựng và lắp đặt hệ thống thu gom và xử lý nước thải để nhằm chuẩn bị kỹ cho các tình huống trong quá trình thương thảo, đàm phán và làm việc với nhà thầu Suez chấm dứt hợp đồng trong thời gian tới, hạn chế thấp nhất những thiệt hại và rủi ro có thể xảy ra. Chủ đầu tư sẽ đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án sau khi có ý kiến chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh và Nhà tài trợ.

 

(Căn cứ Công văn số 1559/ UBND-ODA ngày 12/11/2021 của UBND huyện Quảng Trạch về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri phường Ba Đồn, thị xã Ba Đồn về Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, Quốc hội khóa XV).

 

8. Cử tri phường Bắc Nghĩa, thành phố Đồng Hới kiến nghị UBND tỉnh quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng kè chống xói lở 2 bên bờ sông Phú Vinh; vì nhiều năm qua, do mưa lũ thường xuyên đã làm sạt lở nghiêm trọng một số điểm dọc 2 bên bờ sông, nhất là đoạn chảy qua địa phận phường Bắc Nghĩa, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân khu vực ven sông.

 

Trả lời:

 

Trong những năm qua do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gây mưa lớn, bất thường, nên phạm vi hai bờ sông Phú Vinh bị xói lở nghiêm trọng, một vài điểm xung yếu phạm vi xói lở sát vào khu dân cư, công trình hiện hữu, ảnh hưởng đến an toàn tình mạng và tài sản của người dân. Để sớm có giải pháp bảo vệ, gia cố hai bên bờ sông Phú Vinh, dựa trên đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh, Trung ương đã đồng ý bố trí 40 tỷ đồng để triển khai xây dựng hệ thống kè bảo vệ, gia cố bờ sông. Do các phạm vi xói lở, sạt trượt rất nhiều và phạm vi dài trong khi nguồn vốn có hạn, Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với UBND các xã, phường để lựa chọn phạm vi xung yếu, có nhiều công trình, nhà cửa bị ảnh hưởng là 1,1km để ưu tiên đầu tư. 3 Qua kiểm tra tình hình thực tế, Sở Nông nghiệp và PTNT ghi nhận kiến nghị của cử tri phường Bắc Nghĩa, đây là đề xuất rất chính đáng, xuất phát từ tình hình xói lở, nhu cầu cấp thiết trong điều kiện thời tiết ngày càng diễn biến bất thường. Tuy nhiên trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn chế, Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bố trí nguồn vốn, đưa vào các chương trình, dự án, đồng thời tranh thủ các nguồn hỗ trợ từ Trung ương để sớm triển khai thực hiện gia cố, bảo vệ các phạm vi xung yếu còn lại, đảm bảo tính mạng, tài sản người dân sống dọc bờ sông Phú Vinh.

 

(Căn cứ Công văn số 2812/SNN-KHTC ngày 08/11/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

9. Cử tri xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới phản ánh, hiện tại bờ sông phía Bắc cầu Nhật Lệ 1 (qua thôn Mỹ Cảnh) còn khoảng 500m chưa được xây dựng kè chống sạt lở nên có nguy cơ sạt lở lớn vào mùa mưa lũ, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm sớm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng kè ở khu vực trên.

 

Trả lời:

 

Liên quan đến hệ thống kè sông, biển đoạn qua thôn Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới có 03 dự án đã triển khai, trong đó:

 

+ Tuyến kè bờ Đông phía Bắc cầu Nhật Lệ 1 (đoạn qua thôn Mỹ Cảnh) cách cầu Nhật Lệ 1 khoảng 650m thuộc Dự án Khu nhà ở Thương mại Mỹ Cảnh (do Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh làm chủ đầu tư).

 

 + Tuyến kè cửa sông biển Nhật Lệ, thành phố Đồng Hới (do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn làm chủ đầu tư) nối tiếp từ tuyến kè thuộc Dự án Khu nhà ở Thương mại Mỹ Cảnh vòng ra phía biển.

 

 Đến nay các dự án này đã thi công hoàn thành và phát huy hiệu quả đầu tư.

 

+ Đối với đoạn kè bờ sông phía Bắc cầu Nhật Lệ 1 (qua thôn Mỹ Cảnh) cử tri phản ánh, trước đây thuộc dự án cầu Nhật Lệ 1, do Sở Giao thông Vận tải làm Chủ đầu tư, được triển khai từ năm 2000. Theo đó, từ phạm vi mố cầu Nhật Lệ 1 được thiết kế 02 tuyến kè về phía thượng, hạ lưu bờ phía Đông sông Nhật Lệ; phía hạ lưu tiếp giáp với khu du lịch nghĩ dưỡng Sun Spa Resort của Công ty CP Tập đoàn Trường Thịnh (hiện nay là dự án Khu nhà ở thương mại Mỹ cảnh). Tuy nhiên, quá trình triển khai, tuyến kè phía hạ lưu gặp vướng mắc trong công tác GPMB (đoạn xưởng sửa chữa tàu thuyền của người dân) nên chỉ thi công được đoạn từ mố cầu Nhật Lệ 1 về phía phía Bắc khoảng 400m và đoạn tiếp giáp với khu du lịch nghĩ dưỡng Sun Spa resort, còn lại khoảng 150m ở giữa 2 đoạn này chưa triển khai được và dừng từ đó đến nay. Để hoàn thiện hệ thống kè sông, biển cho khu vực này, đảm bảo các tuyến kè thuộc các dự án được khớp nối đồng bộ với nhau, tăng cường khả năng chống sạt lở vào mùa mưa lũ thì việc đầu tư 150m kè sông còn lại mà cử tri đã phản ánh là cần thiết. Theo quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 32/2020/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 thì công trình trên thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của TP Đồng Hới. Đề nghị UBND TP Đồng Hới chủ động cân đối ngân sách để ưu tiên bố trí thực hiện công trình trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Sở Tài chính tham mưu báo cáo UBND tỉnh xem xét, ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình khi cân đối được nguồn vốn.

 

(Căn cứ Công văn số 3078/KHĐT-TH  ngày 04/11/2021 của  Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

10. Cử tri xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới phản ánh, trên địa bàn xã có một số công trình, dự án do Ban Quản lý Dự án Môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới làm chủ đầu tư, tuy triển khai thi công đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, gây khó khăn cho người dân khi tham gia giao thông, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường (nhất là đoạn đường trước Trụ sở UBND xã Bảo Ninh). Đề nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, đôn đốc nhà đầu tư và doanh nghiệp liên quan đẩy nhanh tiến độ thi công, khẩn trương hoàn thành các công trình để đưa vào sử dụng, có biện pháp xử lý nếu để dây dưa, kéo dài.

 

Trả lời:

 

Tuyến đường ngang số 2 (trước trụ sở UBND xã Bảo Ninh) thuộc gói thầu DH/W5 của Dự án phát triển môi trường, hạ tầng đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới (Vay vốn ADB ). Gói thầu được khởi công từ tháng 11/2020 do Công ty Cổ phần xây dựng và Phát triển công trình hạ tầng (Nhà thầu) thực hiện. Tiến độ thi công bị chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân khách quan như: tình hình dịch bệnh phức tạp, mưa lũ; mặt bằng thi công tuyến 2 vướng tuyến điện 22kV của nhà nghỉ Công an tỉnh chưa được di dời; các khó khăn về xử lý vướng mắc chồng lấn với các công trình, dự án lân cận, thủ tục điều chỉnh thiết kế phải xin chủ trương nên mất rất nhiều thời gian…. Ngoài ra Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho sự chủ quan là chưa huy động đầy đủ các nguồn lực (máy móc thiết bị, vật tư, nhân lực) theo yêu cầu; tình trạng thi công cầm chừng, chậm tiến độ. Ban quản lý Dự án đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nhở, ban hành văn bản cảnh báo, chấn chỉnh, yêu cầu Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ. Đặc biệt đối với tuyến đường ngang số 2 (trước trụ sở UBND xã Bảo Ninh)  Ban quản lý Dự án đã yêu cầu Nhà thầu thi công phải hoàn thành trước ngày 30/12/2021. Trong thời gian tới nếu Nhà thầu không huy động đủ các nguồn lực để thi công theo cam kết, tình hình thi công không được cải thiện, Ban quản lý Dự án sẽ báo cáo Chủ đầu tư, Nhà tài trợ (ADB) để xử lý theo điều khoản trong hợp đồng và các quy định của Pháp luật.

 

(Căn cứ Công văn số 796/CV-QLDA ngày 05/11/2021 của Ban Quản lý Dự án Môi trường và Biến đổi Khí hậu thành phố Đồng Hới về việc trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

III. VỀ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH

 

1. Cử tri xã Thanh Thạch, huyện Tuyên Hóa hỏi: Một số đối tượng là cán bộ cấp xã thuộc diện bầu cử sau ngày 01/3/2011 (gồm: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch hội LHPN, Chủ tịch Hội CCB và Bí thư Đoàn xã) là người địa phương (thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) nhưng từ khi được chuẩn y, công nhận kết quả bầu cử đến nay chưa được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ; nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, vậy các đối tượng nói trên có được truy hưởng trợ cấp lần đầu hay không? Đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu, trả lời cử tri.

 

Trả lời:

 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính phủ (thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ): Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP khi nhận công tác lần đầu ở cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng trợ cấp.

 

Vì vậy, nếu đối tượng là cán bộ cấp xã (là người địa phương hoặc ở nơi khác chuyển tới) mà chưa nhận được trợ cấp lần đầu quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP (quy định hiện hành). Đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp tại UBND huyện Tuyên Hóa để hướng dẫn, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của phát luật.

 

(Căn cứ Công văn số 1901/SNV-CBCCVC ngày 04/11/2021 của Sở Nội vụ về trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

2. Cử tri xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh, khi thực hiện chủ trương đưa lực lượng công an chính quy về xã thì lực lượng công an viên không chính quy của xã buộc phải nghỉ việc và không có quyết định thôi việc; theo đó, lương và các khoản phụ cấp, chế độ chính sách của lực lượng công an viên, bán chuyên trách không được chi trả theo quy định tại Pháp lệnh Công an xã số 06/2008/PL-UBTVQH12 ngày 21/11/2008 và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ, làm ảnh hưởng rất lớn đến công việc và đời sống, hiện tại họ gặp rất nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét, có hướng giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng này.

 

Trả lời:

 

Chế độ, chính sách của Trưởng Công an xã, Phó Trưởng Công an xã và Công an viên thôi việc khi thực hiện Đề án “Bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2009/ND-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Công an xã; Công văn số 1670/BCA-V28 ngày 11/7/2016 của Bộ Công an về việc hướng dẫn chi trả trợ cấo một lần cho Công an xã theo Nghị định số 73/2009/NĐ-CP; Nghị quyết số 62/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã thôi việc do dôi dư khi sắp xếp tổ chức bộ máy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và các quy định có liên quan khác. Thời gian qua việc giải quyết chế độ chính sách cho lực lượng Công an xã đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đúng quy định. Tuy nhiên, theo phản ánh của cử tri, nếu có trường hợp chưa được giải quyết chế độ, chính sách, thì đề nghị cử tri liên hệ trực tiếp tại UBND huyện để được trả lời, hướng dẫn, giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của phát luật.

 

Ngoài ra, nhằm bảo đảm tình hình an ninh, trật tự ở thôn, bản và làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở; căn cứ các quy định của Chính phủ và tình hình ngân sách của tỉnh, Sở Nội vụ, Công an tỉnh đã phối với các cơ quan liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định số lượng, mức phụ cấp đối với Công an xã bán chuyên trách tiếp tục được sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở thôn, bản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và đã được HĐND tỉnh Khóa XVIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 28/10/2021, sẽ thực hiện chi trả phụ cấp kể từ ngày 01/01/2022.

 

Trong đó quy định về số lượng và mức phụ cấp cụ thể như sau:

 

- Mỗi thôn, bản tiếp tục được bố trí 01 Công an xã bán chuyên trách;

 

- Mức phụ cấp áp dụng 03 mức: thôn, bản có trên 350 hộ gia đình được hưởng phụ cấp 0,8 mức lương cơ sở/tháng; thôn, bản có từ 150 đến 350 hộ gia đình được hưởng phụ cấp 0,7 mức lương cơ sở/tháng; thôn, bản dưới 150 hộ gia đình được hưởng phụ cấp 0,6 mức lương cơ sở/tháng.

 

(Căn cứ Công văn số 1901/SNV-CBCCVC ngày 04/11/2021 của Sở Nội vụ về trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

3. Cử tri Võ Duy Tuynh, thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy phản ánh, trên địa bàn xã có một số đối tượng là người có công với cách mạng, đã có danh sách được hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khá lâu rồi, tuy vậy đến nay vẫn chưa được hỗ trợ. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xem xét, sớm cấp kinh phí hỗ trợ để xây dựng, sửa chữa nhà ở vì đa số đã bị xuống cấp, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống.

 

Trả lời:

 

Căn cứ Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 24/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; căn cứ Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở; theo đề nghị của Sở Xây dựng, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở cho các huyện, thành phố, thị xã. Đến nay Sở Tài chính đã báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo quy định.

 

Đề nghị UBND huyện Lệ Thủy chỉ đạo các phòng, ban liên quan kiểm tra, rà soát lại các đối tượng được phê duyệt hỗ trợ theo Đề án tại thôn Phú Thọ, xã An Thủy, có văn bản báo cáo, giải trình cụ thể theo kiến nghị của cử tri.

 

(Căn cứ Công văn số 3911/STC-NS ngày 03/11/2021 của Sở Tài chính về trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

4. Cử tri Võ Duy Tuynh thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy phản ánh, Luật Người Cao tuổi quy định người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp; tuy vậy, hiện nay xã An Thủy, huyện Lệ Thủy vẫn thu các khoản đóng góp này. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan kiểm tra và có biện pháp xử lý, chấn chỉnh nếu có hiện tượng lạm thu sai quy định như cử tri phản ánh.

 

Trả lời:

 

 Để thực hiện việc huy động các quỹ thu từ nguồn đóng góp trong nhân dân năm 2021, UBND xã đã xây dựng kế hoạch báo cáo Ban Thường vụ Đảng ủy và trình HĐND xã khóa XXII, kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/2020 thông qua, sau đó triển khai thực hiện. Việc huy động các quỹ thu từ nguồn đóng góp, vận động đóng góp tự nguyện trong nhân dân được UBND xã, các thôn thực hiện theo đúng quy định. Đối với hộ ông Võ Duy Tuynh có 4 nhân khẩu (trong đó có 02 nhân khẩu trong độ tuổi lao động) nên chỉ thu các khoản thu và vận động đóng góp tự nguyện theo hộ. Còn các khoản thu và vận động đóng góp tự nguyện theo khẩu thì chỉ thu và vận động đóng góp tự nguyện của 02 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, còn ông Võ Duy Tuynh và vợ của ông là người cao tuổi không thu, không vận động đóng góp. Ngoài ra, ở các thôn để đảm bảo chi phúc lợi xã hội và văn hóa xã hội (bơi đua, thắp sáng điện công cộng, truyền thanh của thôn, các hoạt động VHXH ở thôn...), hàng năm thôn xây dựng Kế hoạch và tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của nhân dân về các khoản thu và chi trong năm. Cụ thể ở thôn Phú Thọ có hộ ông Võ Duy Tuynh sinh sống, đầu năm 2021, thôn xây dựng kế hoạch các khoản thu, chi 4 xin ý kiến và được BCH Đảng bộ bộ phận, Mặt trận khu dân cư thôn thống nhất, sau đó thôn tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của đại diện tất cả các hộ trong thôn và được thống nhất cao, Hội nghị đã ra Nghị quyết thu 140.000 đồng/khẩu (miễn các đối tượng tàn tật nặng) và thôn tổ chức thu. Công tác thu, chi được công khai dân chủ, minh bạch và được thông qua Hội nghị tổng kết thôn hàng năm. Vì ông Võ Duy Tuynh không phản ánh rõ khoản đóng góp nào nên không thể trả lời cụ thể.

 

(Căn cứ Công văn số 2830/UBND-VP ngày 05/11/2021 của UBND huyện Lệ Thủy về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

5. Cử tri Đinh Thế Phong, Hội Cựu TNXP xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch phản ánh, tại xã Quảng Phú có một số cựu TNXP, gồm Lê Viết Thắng, Lê Thị Tín và Phạm Thị Khê, trước đây đã được hưởng chế độ Người hưởng chính sách như thương binh. Đến năm 2013 bị ngưng hưởng chế độ do hồ sơ không đảm bảo. Các Cựu TNXP này đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét lại và gửi đơn kiến nghị đến nhiều nơi nhưng chưa được xem xét, giải quyết dứt điểm. Cử tri đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan, tổ chức liên quan xem xét, có văn bản trả lời hoặc giải quyết dứt điểm.

 

Trả lời:

 

Việc dừng hưởng chế độ và xem xét lại chế độ người hưởng chính sách như thương binh đối với 03 trường hợp gồm: Bà Lê Thị Tín, ông Lê Viết Thắng và bà Phạm Thị Khê không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch. Thẩm quyền xem xét giải quyết thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, trong quá trình kiểm tra xác minh hồ sơ hưởng chế độ thương binh tại xã Quảng Phú, Đoàn Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình đã phát hiện hồ sơ hưởng chế độ không đảm bảo đúng theo quy định và đã có Thông báo dừng chế độ trợ cấp. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình cũng đã có Công văn số 595/SLĐTBXH-TTr ngày 24/4/2020 gửi Hội Cựu TNXP xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch trả lời 03 trường hợp trên không đủ điều kiện để tiếp tục hưởng chế độ người hưởng chính sách như thương binh do hồ sơ giả mạo chử ký của người làm chứng.

 

(Căn cứ Công văn số 1541/UBND-LĐTB&XH ngày 10/11/2021 của UBND huyện Quảng Trạch về việc trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

6. Cử tri Võ Văn Thông, thôn Mỹ Đức, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy kiến nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế cho các thành viên của tổ Covid-19 cộng đồng không có bảo hiểm y tế, vì thời gian dù không có bảo hiểm y tế nhưng họ đã rất năng nổ, nhiệt tình và có sự đóng góp không nhỏ trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở cơ sở.

 

Trả lời:

 

Thời gian qua, Tổ Covid-19 cộng đồng trên địa bàn đã thể hiện vai trò đắc lực trong việc tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, UBND huyện ghi nhận, biểu dương sự đóng góp quan trọng của Tổ Covid-19 cộng đồng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Còn đối với việc hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, theo đó các thành viên của Tổ Covid-19 cộng đồng không thuộc đối tượng hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, hơn nữa nhà nước cũng chưa có chính sách riêng nên UBND huyện không có cơ sở để thực hiện, mong cử tri chia sẻ.

 

(Căn cứ Công văn số 2830/UBND-VP ngày 05/11/2021 của UBND huyện Lệ Thủy về trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

7. Cử tri các xã, phường Nghĩa Ninh, Bắc Nghĩa, Đồng Phú cho rằng, Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 của UBND tỉnh chưa bao phủ hết các đối tượng gặp khó khăn do tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; trên thực tế, còn rất nhiều đối tượng cần được hỗ trợ, như: thợ mộc, thợ nề, thợ sửa xe, thợ cơ khí, bốc vác và một số đối tượng lao động tự do khác... Cử tri đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan rà soát, bổ sung thêm đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 cần được hỗ trợ để hỗ trợ kịp thời nhằm đảm bảo sự công bằng.

 

Trả lời:

 

Theo quy định tại Điểm 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 “12. Đối với lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác: Căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách địa phương, các tỉnh, thành phố xây dựng tiêu chí, xác định đối tượng, mức hỗ trợ….”. Căn cứ quy định nêu trên và mức độ ảnh hưởng, tác động của dịch bệnh Covid-19 đến đời sống, lao động việc làm của các nhóm đối tượng lao động tự do trên địa bàn tỉnh, khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 2502/QĐ-UBND ngày 06/8/2021 về việc quy định chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Do điều kiện, khả năng nguồn ngân sách của tỉnh và các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, chưa tự cân đối được; mặt khác, trong thời gian qua chúng ta phải tập trung mọi nguồn lực để thực hiện công tác phòng chống dịch Covid -19, vì vậy, trước mắt ngân sách tỉnh chỉ mới hỗ trợ các nhóm đối tượng lao động tự do bị tác động, ảnh hưởng nhiều nhất và chưa bao phủ hết được các đối tượng gặp khó khăn do tác động, ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19 như ý kiến phản ánh của Cử tri.

 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin tiếp thu ý kiến kiến nghị của bà con cử tri để tiếp tục phối hợp với các ban ngành có liên quan nghiên cứu, rất mong bà con cử tri chia sẽ với những khó khăn của tỉnh và cùng đoàn kết, chung sức, chung lòng sớm vượt qua dịch bệnh Covid-19./.

 

(Căn cứ Công văn số 1546/SLĐTBXH-LĐVLDN ngày 07/11/2021 của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội về trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

IV. VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC

 

1. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh, Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc khai thác mỏ đá Ba Tâm thuộc thôn Ba Tâm, xã Thuận Hóa nợ đọng thuế và có dấu hiệu trốn thuế. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra và biện pháp xử lý vi phạm (nếu có).

 

Trả lời:

 

1. Quá trình thành lập: Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc Quảng Bình thành lập năm 2014, được Cục thế cấp Mã số thuế 3100976898 ngày 05 tháng 5 năm 2014, do ông Bùi Ngọc Long làm giám đốc, ngành nghề kinh doanh Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét…

 

2. Tình hình kê khai, nộp thuế: Định kỳ Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc Quảng Bình đã thực hiện việc kê khai và nộp tờ khai thuế đầy đủ đúng quy định; từ năm 2014 đến nay đơn vị đã nộp ngân sách được 3,2 tỷ đồng.

 

3. Về nợ động tiền thuế: Tính đến ngày 30/9/2021, Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc Quảng Bình còn nợ thuế, phí và các khoản nộp ngân sách là: 13.423.485.331 đồng. Trong đó:

 

- Thuế tài nguyên: 2.643.820.000 đồng

 

- Phí bảo vệ môi trường: 714.697.340 đồng

 

- Tiền cấp quyền KTKS: 6.461.192.863 đồng

 

- Tiền phạt VPHC trong lĩnh vực thuế: 14.200.000 đồng

 

- Tiền nộp chậm: 3.589.575.128 đồng

 

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình đang thực hiện cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngưng sử dụng hóa đơn (lần thứ 5) để thu hồi tiền trốn nợ thuế đối với Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc Quảng Bình với số tiền cưỡng chế là 12.242.016.318 đồng, hiệu lực thi hành từ ngày 17/8/2021 đến ngày 16/8/2022.

 

4. Về hành vi trốn thuế:

 

- Từ năm 2014 đến năm 2017 đã được Cục Thuế tỉnh tiến hành kiểm tra chấp hành Pháp luật thuế và được cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán nộp ngân sách nhà nước. Qua kết quả kiểm tra của Cục Thuế tỉnh và Kiểm toán của cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện Công ty Cổ phần xây dựng Đại Phúc Quảng Bình kê khai sai dẫn đến thiếu thuế (không phải hành vi trốn thuế) với số tiền 205 triệu đồng; Cục Thuế đã tiến hành truy thu và xử lý hành vi theo quy định của pháp luật.

 

- Từ năm 2018 đến nay Cục Thuế chưa tiến hành thanh tra, kiểm tra (năm 2021 đã xây dựng và được Tổng cục Thuế phê duyệt kế hoạch kiểm tra nhưng do dịch bệnh nên Cục Thuế chưa thực hiện được, dự kiến sẽ triển khai trong 2 tháng cuối năm 2021) nên chưa có căn cứ kết luận doanh nghiệp có hành vị trốn thuế hay không.

 

Căn cứ ý kiến của cử tri Cục Thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và phối hợp với cơ quan Công an để kiểm tra, xác định hành vi trốn thuế (nếu có), sau khi có kết quả sẽ báo cáo UBND tỉnh.

 

(Căn cứ Công văn số 2891/CTQBI-VP ngày 05/11/2021 của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình về trả lòi kiến nghị của cử tri)

 

2. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung cơ cấu Phó Chủ tịch xã vì hiện nay ở xã chỉ có 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã; đồng thời, bố trí cho xã 01 công chức chuyên trách công tác Văn phòng Đảng ủy xã, vì hiện chỉ bố trí 01 đồng chí bán chuyên trách trong khi khối lượng công việc rất lớn, không đủ sức quán xuyến. Đề nghị UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan trả lời kiến nghị của cử tri.

 

Trả lời:

 

- Ý nhứ nhất: đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung cơ cấu Phó Chủ tịch xã vì hiện nay ở xã chỉ có 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã.

 

Theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 21/11/2019 và Nghị định số 69/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND: “Xã loại I, loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND; xã loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND. Phường, thị trấn loại I, loại II có không quá 02 Phó Chủ tịch UBND; phường, thị trấn loại III có 01 Phó Chủ tịch UBND”.

 

Vì vậy, việc bố trí số lượng, cơ cấu chức danh Phó Chủ tịch UBND cấp xã thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, đề nghị UBND huyện căn cứ quyết định phân loại đơn vị hành chính; số lượng cán bộ, công chức được giao tại Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 09/6/2021 của UBND tỉnh về việc bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ và phương án sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức dôi dư, nếu còn biên chế thì kiến nghị cấp ủy xem xét lựa chọn giới thiệu để bầu Phó Chủ tịch UBND đảm bảo đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của pháp luật.

 

 Ý thứ 2: bố trí cho xã 01 công chức chuyên trách công tác Văn phòng Đảng ủy xã, vì hiện chỉ bố trí 01 đồng chí bán chuyên trách trong khi khối lượng công việc rất lớn, không đủ sức quán xuyến.

 

Thực hiện Thông báo số 930-TB/TU ngày 02/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện bộ phận Văn phòng chung Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã, sau khi xin ý kiến của Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các địa phương, Sở Nội vụ đã ban hành Công văn số 2132/SNV-XDCQTCBC hướng dẫn quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, bố trí cán bộ tại Bộ phận Văn phòng Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã, trong đó hướng dẫn việc bố trí công chức làm việc tại Bộ phận Văn phòng Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã như sau: “Bộ phận Văn phòng Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã được bố trí từ 02 - 03 công chức trên cơ sở giữ nguyên công chức Văn phòng - Thống kê hiện có và căn cứ đặc thù công việc của từng địa phương có thể rà soát lại những chức danh đã bố trí 02 - 03 công chức để điều chuyển thêm 01 công chức cho Bộ phận Văn phòng Đảng ủy - HĐND - UBND, nhưng đảm bảo không vượt quá số lượng công chức đã được cấp có thẩm quyền giao”.

 

Vì vậy, đề nghị UBND cấp xã căn cứ biên chế được giao, số lượng công chức hiện có và đặc thù công việc của địa phương để xây dựng phương án cụ thể (về nhân sự dự kiến bố trí công chức và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng công chức Bộ phận Văn phòng Đảng ủy - HĐND - UBND cấp xã….) báo cáo Thường vụ Đảng ủy cấp xã thống nhất để tổ chức thực hiện theo thẩm quyền.

 

(Căn cứ Công văn số 1901/SNV-CBCCVC ngày 04/11/2021 của Sở Nội vụ về trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

3. Cử tri xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa phản ánh, việc tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay gặp những khó khăn, bất cập, nhất là thiếu thốn về phương tiện, thiết bị để học tập, như máy tính, mạng; đặc biệt đối với các hộ gia đình nghèo, cận nghèo. Cử tri đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ giúp người dân tháo gỡ khó khăn nếu tình hình vẫn buộc phải học trực tuyến kéo dài.

 

Trả lời:

 

Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, sức khỏe, đời sống của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong điều kiện phải thực hiện giãn cách đề phòng, chống dịch thì học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu.

 

Tuy nhiên, việc dạy học trực tuyến hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, nhiều học sinh thiếu trang thiết bị học tập trực tuyến. Theo thống kê, đến cuối tháng 9 năm 2021, có 43.283 học sinh thiếu trang thiết bị học trực tuyến (trong đó có 12.537 học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo), một số nơi sóng không có hoặc chập chờn. Đây là khó khăn của nhiều địa phương chứ không riêng xã Phong Hóa. Tỉnh cũng đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ giúp người dân tháo gỡ khó khăn như sau:

 

UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết quy định việc hỗ trợ học kỳ I năm học 2021 - 2022 đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

 

Thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em" do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tỉnh Quảng Bình đã kịp thời phát động kêu gọi toàn xã hội chung tay, hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiên và điều kiện học tập trực tuyến có đủ “sóng và máy tính” để tham gia học tập trên không gian mạng. Qua đó, tỉnh đã giao cho Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em” phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của tỉnh; giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tiếp nhận tài trợ kinh phí và hiện vật của Chương trình, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ số lượng hiện vật tiếp nhận được và nhu cầu thực tế trên địa bàn tỉnh để xây dựng phương án phân bổ cụ thể phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của học sinh thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình. Tuy nhiên, ngân sách của tỉnh cũng như nguồn ủng hộ không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả học sinh. Tỉnh đã chỉ đạo Ngành giáo dục tận dụng mọi thời gian dịch bệnh được kiểm soát để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, đồng thời kêu gọi phụ huynh nỗ lực, khắc phục khó khăn, tự mua sắm thêm các trang thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi nhất để con em tham gia học tập trực tuyến khi cần thiết.

 

(Căn cứ Công văn số 3563/SGDĐT-KHTC ngày 04/11/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về báo cáo trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

 

4. Cử tri xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa kiến nghị UBND tỉnh xem xét bố trí ngân sách xây dựng trụ sở riêng cho lực lượng Công an chính quy cấp xã, vì hiện nay lực lượng này chưa có trụ sở riêng nên đang sử dụng phòng làm việc của UBND xã. Đề nghị UBND xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng liên quan trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri.

 

Trả lời:

 

Việc đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở làm việc cho lực lượng công an xã theo phân cấp thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương (Bộ Công an). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an tại Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy, hiện nay Công an tỉnh Quảng Bình đang xây dựng dự thảo Đề án “Đảm bảo cơ sở vật chất cho Công an xã, thị trấn chính quy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” Đề nghị Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an cân đối kinh phí đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc cho lực lượng công an xã; đồng thời đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị, thành bố trí vốn đối ứng để thực hiện (nếu có).

 

(Căn cứ Công văn số 3911/STC-NS ngày 03/11/2021 của Sở Tài chính về trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV)

                                                         

Phòng DNTT

More