Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 11

  • Hôm nay 1977

  • Tổng 2.966.325

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân nhân dân trên địa bàn huyện Lệ Thủy

Post date: 02/08/2022

Font size : A- A A+

 

Thực hiện chương trình hoạt động toàn khóa của HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021- 2026. Hôm nay hội đồng nhân tỉnh tổ chức kỳ họp thứ .....  kỳ họp chuyên đề thường lệ giữa năm, đây là kỳ họp quan trọng nhằm đánh giá kết quả thực hiện NQ 6 tháng đầu năm, những tồn tại hạn chế và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tháng lợi NQ và đưa ra phương hướng nhiệm vụ 6 tháng còn lại để tập trung thực hiện  thắng lợi NQ của Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế VHXH, QPAN trong năm 2022.

 

Những năm qua, thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh nhà nói chung, huyện Lệ Thủy nói riêng đã từng bước phát triển khá toàn diện trên tất cả các lỉnh vực, sản xuất nông nghiệp của huyện đạt được những kết quả quan trọng. Một số vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn có giá trị kinh tế cao và một số chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm có chất lượng đã được hình thành. Thu nhập của nông dân được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt; an ninh, trật tự, an toàn xã hội nông thôn được củng cố. Việc đưa cơ giới vào đồng ruộng, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất được tăng cường; việc củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã được coi trọng; nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, hình thức hợp tác mới được hình thành. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã có tiến bộ rõ nét… Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn được tăng cường; đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu; các công trình thủy lợi, nội đồng bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp; các trường học được nâng cấp và xây mới đáp ứng được nhu cầu dạy và học; một nhà văn hóa các thôn được xây mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị; các trạm y tế được cải tạo, nâng cấp, một số được xây mới, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn toàn huyện…

 

*Kết quả Sản xuất nông - lâm nghiệp, thủy sản 6 tháng đầu năm trên địa bàn huyên Lệ thủy

 

-Về trồng trọt: Chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 với tổng diện tích cây trồng hàng năm là 12.825 ha, bằng 98,7% so với cùng kỳ. Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chủ động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chuột hại, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên đợt mưa lũ bất thường đầu vụ, các đợt dông lốc đã gây thiệt hại đến cây trồng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Năng suất lúa bình quân ước đạt 63,97 tạ/ha, giảm 6,11 tạ/ha so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực đạt 66.089 tấn, bằng 92,76% (giảm 6.565 tấn) so với cùng kỳ. Chỉ đạo sản xuất lúa vụ Hè Thu với diện tích đạt 1.177 ha/KH 1.199 ha.

 

- Chăn nuôi: Huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kịp thời khoanh vùng, xử lý ổ dịch Cúm gia cầm ở thôn Phú Xuân, xã Phú Thuỷ và các điểm lanh cạnh, không để lây lay ra diện rộng. Hỗ trợ, khuyến khích các trang trại, gia trại tái đàn, tổ chức chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh nên ngành chăn nuôi cơ bản ổn định, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ. Dự ước sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 10.544 tấn, tăng 4,14% với cùng kỳ.

 

- Lâm nghiệp: Công tác phát triển rừng được chú trọng, tiến hành chăm sóc, khai thác và trồng lại rừng một cách hợp lý, hiệu quả; tích cực thực hiện trồng rừng gỗ lớn. Diện tích rừng trồng lại hơn 1.117 ha/KH 2.200 ha rừng tập trung, hơn 42.100 cây phân tán các loại; sản lượng khai thác gỗ ước đạt 83.120 m3, tăng 22,39% so cùng kỳ. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, tuần tra, kiểm soát lâm sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các công trình, dự án theo đúng quy định.

 

- Thủy sản: Chỉ đạo, khuyến khích nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản theo mùa vụ, năng lực đánh bắt ngày càng được nâng lên. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 2.108 ha/KH 2.463 ha, tăng 0,47% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng thủy sản đạt 3.784 tấn, tăng 5,02% so với cùng kỳ.

 

- Về kinh tế tập thể

 

Hoạt động của các HTX duy trì ổn định, chất lượng ngày càng nâng cao. Hiện nay, có 122 HTX đang hoạt động (03 HTX thành lập mới); có 188 tổ hợp tác, 119 trang trại đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Liên hiệp HTX SXKD DVNN huyện Lệ Thủy, CLB Thanh niên khởi nghiệp, CLB Doanh nghiệp trẻ hoạt động hiệu quả, xuất hiện một số mô hình khởi nghiệp mới, góp phần hỗ trợ, liên kết trong sản xuất, tìm kiếm thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Trong 6 tháng thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh mới cho 300 hộ và 03 HTX.

 

- Thực hiện đề án OCOP

 

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất theo chu trình OCOP, khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đáp ứng thị trường tiêu thụ, đồng thời hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh năm 2022.

 

Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

 

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn ổn định, duy trì tốc độ phát triển. Dự ước giá trị sản xuất 6 tháng đạt 323.685 triệu đồng, tăng 9,04% so với cùng kỳ. Có 10 sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2022. Phối hợp với chủ đầu tư thực hiện các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn, Nhà máy Điện mặt trời Dohaw, điện gió BT đã đưa vào hoạt động ổn định.

 

Về Thương mại - dịch vụ

 

Dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát nên hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã khôi phục và có chuyển biến tích cực. Giá cả một số mặt hàng tiêu dùng có tăng do giá xăng dầu tăng. Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 2.486 tỷ đồng, tăng 7,77%; doanh thu dịch vụ khác đạt gần 286 tỷ đồng, tăng 15,57%; doanh thu vận tải đạt trên 163,5 tỷ đồng, tăng 6,59% so với cùng kỳ.

 

Kính thưa toàn thể kỳ họp

 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện nhà vẫn còn một số hạn chế, như sản xuất nông nghiệp quy mô lớn còn ít, tăng trưởng nông nghiệp còn thấp; việc thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn có phần hạn chế; chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn là mối lo của người tiêu dùng; các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, chưa có nông sản hàng hóa có thương hiệu mạnh phục vụ mục tiêu xuất khẩu; kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các xã còn chưa đồng đều, một số xã miền núi tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn tương đối cao…

 

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn; là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh, chính trị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa... Do đó, giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và người dân trong toàn huyện. Trong thời gian tới, để xây dựng nền nông nghiệp của huyện phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; xây dựng nông thôn mới nâng cao có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở khu vực nông thôn, cần có những giải pháp đồng bộ và toàn diện, cụ thể là:

 

-Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp ; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, từ huyện về xã.

 

Theo đó, cần rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống quản lý nông nghiệp từ huyện đến cấp cơ sở, làm rõ và chức năng hành chính công và dịch vụ công; thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền.

 

Cấp ủy các cấp cần chú trọng công tác tổng kết thực tiễn; lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và chăm lo đời sống cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm hằng năm. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đặc biệt là hội nông dân các cấp cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, tham gia có hiệu quả vào việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.

 

-Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.

 

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt của các đoàn thể chính trị - xã hội…  Nội dung tuyên truyền cần phong phú, cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phản ánh kịp thời những điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới để nhân rộng trên địa bàn huyện nhà. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao.

 

-Thứ ba, đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, theo hướng hiện đại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

 

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; bảo quản, chế biến nông sản. Quản lý và sử dụng có hiệu quả thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa đã được bảo hộ; tiếp tục xây dựng và phát triển thêm một số thương hiệu nông sản hàng hóa mới có lợi thế của huyện.

 

Thực hiện quy hoạch và phát triển các khu vực dịch vụ ở nông thôn; mở rộng các loại hình dịch vụ để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và nâng mức thu nhập cho nông dân; phát triển các làng nghề, chú trọng các nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, bảo quản, chế biến nông, lâm sản, cơ khí nhỏ, vật liệu xây dựng,.

 

-Thứ tư, thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa.

 

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã trên địa bàn toàn huyện. Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao, kiểu mẫu, gắn với quy hoạch. Ưu tiên nguồn lực cho phát triển sản xuất, bảo đảm sinh kế cho nguời dân; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân, nông thôn...

 

Thực hiện có hiệu quả các chương trình và chính sách giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình trên cùng một địa bàn. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

 

-Thứ năm, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.

 

Xây dựng và có các biện pháp nhân rộng các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả ở các địa phương trên địa bàn huyện. Phát triển mạnh các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết, hỗ trợ cho nông dân trong sản xuất, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.

 

-Thứ sáu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho nông thôn.

 

Thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Công tác đào tạo nghề phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và của xã hội; đồng thời, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương.

 

Nội dung, chương trình, quy trình và phương pháp đào tạo cho lao động nông thôn cũng cần có sự đổi mới theo hướng kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đa dạng hóa các phương thức, mô hình đào tạo, đẩy mạnh các hình thức liên kết, phối hợp đào tạo theo các đề án, dự án, mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn huyện.

 

-Thứ bảy, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

 

Nội dung này cần được coi là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển. Theo đó, cần nâng cao hiệu quả các đề tài, dự án khoa học; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp vào nghiên cứu, chuyển giao các ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ. Nâng cao hiệu quả của công tác khuyến nông, khuyến lâm trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa sự tham gia của Nhà nước và doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ nét trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Tăng cường xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

 

(Bài thảo luận của đại biểu Võ Xuân Bảy,

Tổ đại biều huyện Lệ Thủy  tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XVIII)

More