Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 2612

  • Tổng 3.227.004

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Post date: 23/06/2023

Font size : A- A A+

Ngày 21/6/2023, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV dành cả ngày để thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh dẫn đầu đã tham gia phiên thảo luận. 

Đánh giá cao việc Ban Soạn thảo tiếp thu các ý kiến của ĐBQH, ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), việc tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung của dự thảo Luật trong quản lý, sử dụng đất đai thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục (GD), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng dự thảo luật vẫn còn nhiều vấn đề, trong đó có các chính sách căn cơ về đất đai cần tháo gỡ. Vì vậy đại biểu đề nghị cần có quy định riêng, chính sách đặc thù về đất đai cho giáo dục.

 

 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)


 
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga nêu tầm quan trọng của việc đầu tư chính sách đất đai cho giáo dục mà Hiến pháp, Nghị quyết số 29 -NQ/TW và Luật GD đã quy định. Theo đại biểu, ở nước ta, việc quy hoạch đất cho GD còn nhiều bất cập, nhiều địa phương thiếu quỹ đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là các thành phố lớn. Chính sách xã hội hóa (XHH) GD còn rất nhiều khó khăn, trong đó vướng nhất là do chính sách đất đai, hạn chế trong việc tiếp cận, do đó nếu không có chính sách phù hợp, đủ mạnh thì sẽ dẫn tới bất bình đẳng công tư, thương mại hóa giáo dục làm méo mó chủ trương XHHGD của đất nước, gây bất bình đẳng trong GD.  

Trong khi Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định khá cụ thể cho các lĩnh vực, song đối với đất đai cho GD được quy định chung vào đất của đơn vị sự nghiệp công lập, hoà vào quy định đất với các lĩnh vực khác. Dự thảo cũng chưa quy định được các vấn đề đặc thù, chính sách riêng, cụ thể rõ ràng, đủ mạnh. Vì vậy, đại biểu đề nghị Dự thảo luật cần có các điều khoản riêng về đất cho GD, thể hiện rõ quan điểm ưu tiên đất cho phát triển GD; quy định về quy hoạch và quản lý đất cho trường công tư, trong đó chú ý đặc trưng các cấp học và các loại hình khác nhau.

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đã nêu cụ thể các nội dung cần bổ sung, sửa đổi tại Điều 6 hoặc Điều 10 về ưu tiên khuyến khích sử dụng đất cho GD; làm rõ Khoản 3, Điều 32, bao hàm cả đơn vị sự nghiệp tự chủ; bổ sung quy định trách nhiệm của đơn vị công lập, đặc biệt là đối với cơ sở GD “có nhu cầu sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích được giao để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ” thì cần đảm bảo nguyên tắc “bảo toàn và phát triển, phù hợp với môi trường GD, văn hoá học đường”.

Về chính sách đất đai cho XHHGD, ý kiến đại biểu cũng đề nghị trong liệt kê danh sách các người sử dụng đất cần bổ sung các cơ sở ngoài công lập hoạt động không vì lợi nhuận (ở điều 5) và rà soát trong tổng thể dự thảo luật; luật hóa các chính sách về đất đai đã được áp dụng cho các cơ sở này suốt thời gian qua, cụ thể là chính sách: “Nhà nước có nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với cơ sở thực hiện XHH phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; có chính sách hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực XHH đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng”; bổ sung một số nội dung vào Điều 157 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các cơ sở GD ngoài công lập; xem xét bổ sung trong Dự thảo luật các quy định về đất đai trong xây dựng và triển khai các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực GD…
 

Phòng Công tác Quốc hội

More