Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 13

  • Hôm nay 767

  • Tổng 2.996.237

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về hoạt động điện ảnh vì sự sáng tạo và phát triển của điện ảnh

Post date: 28/10/2021

Font size : A- A A+

 

Chiều ngày 28/10/2021, Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc với nội dung thảo luận Dự án Luật Điện ảnh. Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga - Ủy viên chuyên trách Ủy ban Văn hóa- Giáo dục của Quốc hội, đại biểu Đoàn Quảng Bình đã góp ý cho dự thảo Luật bằng văn bản. 

 

Nhất trí Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết xây dựng dự Luật, đại biểu khẳng định Dự án Luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, tiếp nhiều ý kiến của cơ quan thẩm tra.  Để đạt được mục tiêu của dự luật - tạo được hành lang pháp lý, có chính sách đột phá tạo bước chuyển để phát triển điện ảnh Việt Nam vừa với tư cách vừa là một loại hình nghệ thuật, vừa là một ngành công nghiệp, trong môi trường công nghệ số và bối cảnh hội nhập quốc tế, đại biểu Tuyết Nga đề xuất hai vấn đề, cụ thể:


Thứ nhất, cần có chính sách mạnh và rõ ràng hơn cho phát triển điện ảnh, chính sách cần trọng tâm, trong điểm khả thi, đẩy mạnh chính sách xã hội hóa. Đại biểu đề nghị cần gắn chính sách với nguồn lực thực tế để đảm bảo tính khả thi. Viện dẫn cụ thể Luật Điện ảnh hiện hành có nhiều quy định rất hay nhưng không đi vào cuộc sống vì không có chính sách rõ ràng, trọng tâm, trọng điểm. Cụ thể như việc phổ biến biến phim chính trị vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc và nông thôn.., ngân sách NN đảm bảo 100%. ( Điều 24). Theo đại biểu, những chính sách như thế này nên có cả chính sách xã hội hóa để đảm bảo tính khả thi.

 

 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga trong phiên thảo luận tại tổ góp ý Dự thảo Luật Điện ảnh (Sửa đổi)

 

Xác định vai trò quan trọng của công tác xã hội hóa - theo đại biểu, cần phải khuyến khích các hãng phim tư nhân xây dựng những kịch bản, dự án phim có hỗ trợ một phần kinh phí của Nhà nước. Song song với đó là chính sách huy động nguồn lực từ việc thúc đẩy hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực từ các sân chơi văn hoá, các hoạt động vinh danh. Bên cạnh đó, nguồn lực người tiêu dùng, thụ hưởng sản phẩm, dịch vụ của ngành điện ảnh chính là minh chứng cho sự thành công của cơ chế phối hợp công tư. Đại biểu cũng lấy ví dụ bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" đã rất thành công khi dựa vào hình thức sản xuất này.

Nhấn mạnh việc thực hiện chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế về sản xuất phim hết sức quan trọng, đại biểu đã chỉ ra một số biện pháp ưu đãi trong dự thảo Luật nhằm thu hút tổ chức  nước ngoài sử dụng dịch vụ sản xuất phim tại Việt Nam (Điều 42). Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần có chính sách mạnh hơn, cần cụ thể hơn các điều luật để tạo hành lang thực hiện chính sách này.     

Thứ hai, đại biểu đề nghị đổi mới mạnh mẽ quản lý nhà nước về hoạt động điện ảnh cho sáng tạo và phát triển điện ảnh. Cụ thể, đại biểu chỉ rõ sự bất cập khi 50 điều của dự thảo luật vẫn nghiêng về thuận tiện cho quản lý nhà nước, chưa có giải pháp mạnh cho đổi mới quản lý tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sáng tạo và phát triển điện ảnh Việt Nam, thực hiện quyền tự chủ của các cơ sở điện ảnh và các hiệp hội nghề nghiệp điện ảnh. Từ đó, đại biểu kiến nghị: những nội dung và hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh” tại điều 10 cần được định lượng cụ thể, rõ ràng hơn, có tính khả thi cao hơn; cần rà soát các quy định về cấp phép, thủ tục cấp phép, cân nhắc việc quy định “cấp phép phổ biến phim”; xin phân loại phim để được “ cấp phép phân loại phim” như dự thảo Luật; đề nghị cần được đăng ký phân loại phim và “ quyết định công nhận phân loại phim”. Theo đại biểu, để tôn trọng quyền của các chủ thể sáng tạo, ban soạn thảo cần thay tất cả các thuật ngữ “xin phép” và “cho phép”, “ cấp phép”, “giấy phép” trong dự thảo Luật bằng các thuật ngữ “ đăng ký”. “giấy chứng nhận đăng ký” như lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực dân sự, hành chính khác đã dùng.  

Để thu hút nhà làm phim  nước ngoài, đại biểu kiền nghị cần mạnh dạn cởi bỏ các nút thắt trong quản lý nhà nước về hội đồng điện ảnh. Cụ thể,  cần xem xét lại Hồ sơ cung cấp dịch vụ sản xuất phim cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, mang tính “thẩm định” trước kịch bản phim. (tại điểm b, khoản 2 Điều 14 ); phân cấp, đẩy mạnh xã hội hóa cho việc tổ chức liên hoan phim, đào tạo điện ảnh. Viện dẫn quy định Điều 39 của dự thảo luật quy đinh liên hoan cấp quốc gia, quốc tế  do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tổ chức, đại biểu bày tỏ quan điểm:  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước, cấp phép, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra còn để các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp điện ảnh tổ chức và thực hiện các hoạt động tác nghiệp cụ thể, trong đó có hoạt động tổ chức liên hoan phim. Cũng tại Điều 39, khoản 4, đại biểu  đề nghị các cơ quan, tổ chức liên hoan phim, chuyên đề…không phải liên kết với Ban ngành, Bộ, ban ngành, các cơ quan chính phủ… mà nên trao quyền chủ động cao cho các tổ chức đó và quy định có thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về điện ảnh.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị điều chỉnh một số điều như Điều 7 (về đào tạo nhân lực điện ảnh), Điều 31 (Phân loại phim) và khẳng định phân loại sản phẩm điện ảnh là một khung pháp lý rất quan trọng nên cần được xác định ngay trong Luật, không nên ủy quyền lập pháp cho Chính phủ hoặc Bộ quản lý nhà nước về văn hóa. Đại biểu cho rằng việc này sẽ giúp cho nhà quản lý, nhà sản xuất, biên kịch, đạo diễn, diễn viên và những người tham gia xác định rõ đối tượng mà tác phẩm hướng đến, định hướng cho việc chỉnh sửa, biên tập tác phẩm phù hợp từng loại phim, chủ động tự điều chỉnh trước khi bị động, bị kiểm duyệt, đánh giá, thẩm định.                  

 

Phòng Công tác Quốc hội
 

More