Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Tuyên Hóa sau kỳ họp thứ 8 - HĐND tỉnh khoá XVIII
Nội dung trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri huyện Tuyên Hóa sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
1. Năm 2021, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa được UBND tỉnh quyết định công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới, theo quy định của Chính phủ các xã về đích nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được Chính phủ hỗ trợ 8 - 9 tỷ đồng, giai đoạn 2021 - 2025 được đầu tư 7 - 8 tỷ đồng, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên đến nay xã Đồng Hóa chưa được các cấp đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nâng cấp các tiêu chí. Đề nghị Tỉnh kiến nghị với cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí xây dựng nông thôn mới cho xã Đồng Hóa để nâng cấp các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định của Chính phủ (cử tri Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa).
Trả lời:
Định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2016-2020 được Sở Kế hoạch – Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 37/2018/NQ-HĐND tỉnh ngày 13/7/2018, theo đó ngân sách tỉnh và NSTW cả giai đoạn 2016-2020 hỗ trợ đủ 09 tỷ đồng/xã đối với các xã thuộc các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa và các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135, bãi ngang); hỗ trợ đủ 07 tỷ đồng/xã đối với các xã còn lại. Cơ chế hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 nay đã hết hiệu lực. Định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 được Sở Nông nghiệp PTNT tham mưu xây dựng theo Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND ngày 26/7/2022 của HĐND tỉnh Quảng Bình về ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở định mức này, Sở Kế hoạch – Đầu tư đã tham mưu phân bổ vốn, theo đó xã UBND TỈNH QUẢNG BÌNH SỞ TÀI CHÍNH Số: /STC-NS V/v trả lời, giải quyết kiến nghị của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Bình, ngày tháng năm 2023 2 Đồng Hóa là xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, mức hỗ trợ là 2.767 triệu đồng cho cả giai đoạn. Sở Tài chính tham mưu phân bổ các nhiệm vụ chi thuộc nguồn vốn sự nghiệp, đối với cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 thuộc nguồn vốn đầu tư, Sở Tài chính đã có Văn bản số 4134/STC-NS ngày 08/11/2022 báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu để có cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách tỉnh cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới.
(Công văn số 491/STC-NS ngày 21/2/2-23 của Sở Tài chính về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
2. Đề nghị Tỉnh kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ban, ngành khảo sát và hỗ trợ kinh phí làm Cầu treo hoặc cầu cứng bắc qua Sông Gianh tại thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa, tạo điều kiện cho Nhân dân đi lại được an toàn và lâu dài, nhất là con em trong thôn đi lại học tập về mùa mưa lũ (cử tri Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa).
Trả lời:
Trên cơ sở đề xuất của các địa phương và tham mưu của Sở GTVT, UBND tỉnh đã có Văn bản số 1602/UBND-XDCB ngày 27/9/2019 gửi Bộ GTVT và Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất tham gia dự án LRAMP mở rộng; trong đó đề xuất 34 vị trí xây dựng cầu dân sinh chưa được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh vào danh mục cầu dân sinh - 2 - của dự án (gồm cầu Đồng Phú với quy mô dự kiến dài L=231m, kinh phí ước tính 25,2 tỷ đồng), tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chấp thuận. Trong thời gian tới, Sở GTVT với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT trên địa bàn tiếp thu và ghi nhận các ý kiến đóng góp của cử tri để tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch, lồng ghép các chương trình, dự án và tăng cường huy động các nguồn lực, đặc biệt từ sự hỗ trợ từ Trung ương, nếu có sẽ đưa vào kế hoạch thực hiện nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
(Công văn số 425/SGTVT-KHTH ngày 22/02/2023 của Sở Giao thông Vận tải về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
3. Đề nghị Tỉnh kiến nghị các cơ quan chức năng khảo sát tuyến đường giao thông từ thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa đi về qua Đập Khe Nèng, xã Thạch Hóa để thuận tiện cho bà con đi lại khi chưa làm được cầu cứng bắc qua sông Gianh tại Đồng Hóa. (cử tri Nguyễn Tiến Nam, Chủ tịch UBND xã Đồng Hóa).
Trả lời:
Thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa hiện tại giao thông đi lại chủ yếu trên tuyến đường độc đạo qua cầu phao bắc qua sông Gianh. Về mùa mưa lũ nước sông dâng cao, hệ thống giao thông tại vùng này bị cô lập. Trong những năm qua hệ thống đường giao thông đã được quan tâm đầu tư, nhưng tuyến đường liên xã từ thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa đi về qua đập Khe Nèng, xã Thạch Hóa chưa được đầu tư. Việc đi lại của người dân nơi đây hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là mùa mưa lũ, khi chưa làm được cầu cứng bắc qua Sông Gianh tại xã Đồng Hoá. Vì vậy, nguyện vọng của cử tri xã Đồng Hoá là rất thiết thực.
Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng tuyến đường trên cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi nguồn ngân sách huyện còn hạn hẹp. UBND huyện kính đề nghị UBND tỉnh quan tâm xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường liên xã từ thôn Đồng Phú, xã Đồng Hóa đi về qua đập Khe Nèng, xã Thạch Hóa nhằm tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận lợi và phục vụ cho việc cứu hộ, cứu nạn trong mùa mưa lũ./.
(Công văn số 150/UBND ngày 16/02/2023 của UBND huyện Tuyên Hóa về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
4. Theo quy định của UBND tỉnh những xã về đích nông thôn mới sau 2 năm, tiền đấu giá quyền sử dụng đất, chỉ trích lại cho địa phương 40%, gây khó khăn cho cơ sở không có nguồn thu để chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đề nghị Tỉnh cần điều chỉnh phần trích lại 80% như trước đây để các xã tăng nguồn thu, đồng thời chi đầu tư trở lại trên địa bàn xã. (cử tri xã Đồng Hóa).
Trả lời:
Đối với thu tiền cấp quyền sử dụng đất cho các xã hoàn thành nông thôn mới sau 2 năm được HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua tại Nghị quyết số 13/2021/NQ-HĐND, điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp tỉnh 20% - ngân sách cấp huyện 40% - ngân sách cấp xã 40%, (không điều chỉnh phần ngân sách cấp tỉnh) để tăng cường nguồn lực cho ngân sách cấp huyện, có nguồn đầu tư phát triển kinh tế xã hội đồng bộ trên toàn địa bàn. Khi xây dựng Nghị quyết, Sở Tài chính đã lấy ý kiến rộng rãi các huyện, thành phố, thị xã và đề nghị các huyện, thành phố, thị xã lấy ý kiến các xã, phường, thị trấn. Sau khi được sự thống nhất cao trên toàn tỉnh đã báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết. Mặt khác, theo quy định tại mục a, khoản 7, Điều 9, Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Trong thời kỳ ổn định ngân sách: a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;”. Do đó đối với địa bàn xã Đồng Hóa, đối với nhu cầu đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu tạo động lực phát triển cho xã và các vùng lân cận, đề nghị xã báo cáo huyện để có phương án đầu tư phù hợp.
(Công văn số 491/STC-NS ngày 21/2/2-23 của Sở Tài chính về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
5. UBND tỉnh, huyện giao chỉ tiêu thu ngân sách trên địa bàn xã Tiến Hóa cơ bản hoàn thành, tuy nhiên có một khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do tỉnh quản lý là 1,5 tỷ đồng, nhưng hiện nay chưa được tỉnh điều tiết cho ngân sách xã, vì vậy xã bị hụt nguồn thu từ các khoản thuế được điều tiết và đưa vào cân đối tài chính thu, chi hàng năm cho xã. Đề nghị Tỉnh kịp thời điều tiết cho UBND xã, đồng thời trong năm 2023 Tỉnh cần điều tiết hàng tháng hoặc hàng quý để tránh tình trạng hụt thu ngân sách xã. (cử tri Nguyễn Quyết Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa).
Trả lời:
Các năm 2020 trở về trước khoản thu cấp quyền khai thác khoáng sản vượt dự toán giao, huyện và xã được chủ động quyết định phân bổ phương án vượt thu, không điều tiết về ngân sách tỉnh. Năm 2022 tình hình hoạt động của các doanh nghiệp khó khăn, đã không hoàn thành dự toán thu. Theo quy định tại Điều 59, Luật Ngân sách Nhà nước về xử lý tăng, giảm thu, chi so với dự toán trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước: “Trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc Hội, Hội đồng nhân dân quyết định, thực hiện điều chỉnh giảm một số khoản chi theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 của Luật này”. Như vậy theo quy định của Luật Ngân sách thì trường hợp thu vượt dự toán thì ngân sách các cấp được chủ động sử dụng, nếu có hụt thu thì phải chủ động sắp xếp, giảm các nhiệm vụ chi. Tuy nhiên huyện Tuyên Hóa nói chung và xã Tiến Hóa nói riêng chưa báo cáo phương án sắp xếp các khoản chi để bù hụt thu. Sau khi nắm bắt về tình hình hụt thu khoản thu này của huyện Tuyên Hóa (trong đó bao gồm xã Tiến Hóa), ngày 29/12/2022, UBND tỉnh đã trích từ nguồn dự phòng cải cách tiền lương, thuộc ngân sách tỉnh năm 2022 để hỗ trợ UBND huyện Tuyên Hóa thực hiện chế độ tiền lương của địa phương tương ứng với 50% số hụt toàn huyện theo dự toán giao, số tiền: 3.929 triệu đồng. Đối với phần hụt thu còn lại, đề nghị UBND huyện Tuyên Hóa và UBND xã Tiến Hóa báo cáo tình hình sắp xếp, cắt, giảm, giãn các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán 2022 và phương án sử dụng dự phòng ngân sách để bù hụt thu. Trường hợp sau khi thực hiện điều chỉnh giảm các nhiệm vụ chi mà chưa đảm bảo cân đối ngân sách, đề nghị UBND xã Tiến Hóa báo cáo UBND huyện Tuyên Hóa để có phương án xử lý phù hợp với tình hình thực tế.
(Công văn số 491/STC-NS ngày 21/2/2-23 của Sở Tài chính về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
6. Theo Nghị quyết số 13/2021/NQ -HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ % phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách địa phương năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách giải đoạn 2022 - 2025, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Phí bảo vệ môi trường không được điều tiết cho xã. Đề nghị Tỉnh quan tâm điều tiết phí môi trường về cho địa phương để cải tạo môi trường giúp cho đời sống của Nhân dân được đảm bảo, đồng thời chỉ đạo cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra vấn đề ô nhiễm khói bụi của nhà máy và các đơn vị sản xuất vật liệu làm ô nhiễm môi trường và có biện pháp đối với các nhà máy, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn đã gây ô nhiễm môi trường, đồng thời khi kiểm tra quan trắc cần có sự giám sát của người dân (cử tri Nguyễn Quyết Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa).
Trả lời:
Khi xây dựng quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi các cấp ngân sách địa phương năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách năm 2022-2025, theo phản ánh của một số xã tại địa bàn có hoạt động khai thác khoáng sản, việc ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng đối với xã có hoạt động khai thác mà ảnh hưởng đến các xã lân cận. Mặt khác tại thời điểm giao dự toán cho các doanh nghiệp do tỉnh quản lý, chỉ giao được dự toán thu, chưa gắn địa bàn khai thác. Do đó, tỷ lệ điều tiết khoản thu này đã được HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua, điều chỉnh khoản thu này điều tiết 100% tỉnh hưởng, để tránh trường hợp một doanh nghiệp khai thác tại nhiều địa bàn, điều tiết không chính xác. Mặt khác theo mục a, khoản 7, Điều 9, Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Trong thời kỳ ổn định ngân sách: a) Không thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách;”. Do đó, sau khi khóa sổ niên độ năm 2022, xác định đúng số vượt thu ngân sách cấp tỉnh hưởng, nếu có vượt thu, Sở Tài chính sẽ căn cứ địa bàn khai thác, báo cáo UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh phương án xử lý số vượt thu để ưu tiên hỗ trợ cho các xã có hoạt động khai thác và các địa bàn lân cận phù hợp với điều kiện thực tế.
(Công văn số 491/STC-NS ngày 21/2/2-23 của Sở Tài chính về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
7. Đề nghị Tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Y tế trực tiếp làm việc với nhân dân thôn Cương Trung C và UBND xã Tiến Hóa, đồng thời tổ chức đối thoại với nhân dân thôn Cương trung C, xã Tiến hóa về việc xử lý khói bụi tại nhà máy xi Măng Sông Gianh. (Theo kết luận của Thanh tra Bộ Tài nguyên môi trường giao cho UBND tỉnh giải quyết và trả lời trước nhân dân thôn Cương Trung C chậm nhất là ngày 30/10/2022, nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời) (cử tri Nguyễn Quyết Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Hóa).
Trả lời:
Ngày 22/02/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Y tế làm việc với UBND xã Tiến Hóa và đại diện cử tri thôn Cương Trung C, xã Tiến Hóa đối với nội dung kiến nghị hoạt động của Nhà máy Xi măng Sông Gianh gây ô nhiễm khói, bụi (Thành phần mời có đại diện Lãnh đạo UBND huyện Tuyên Hóa nhưng không tham dự).
Nội dung kiến nghị cử tri của nhân dân thôn Cương Trung C, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa về hoạt động của Nhà máy Xi măng Sông Gianh gây ô nhiễm khói, bụi đã được UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giải quyết tại Công văn số 1817/VPUBND-NC ngày 25/5/2022 về việc chuyển đơn của công dân.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 02/6/2022, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa và UBND xã Tiến Hóa tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xi măng Sông Gianh thuộc Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh. Kết quả kiểm tra cho thấy Công ty đã cơ bản tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; đã đầu tư các công trình, thiết bị để thu gom, xử lý bụi, khí thải, nước thải, tiếng ồn; thực hiện quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của nhà máy theo đúng quy định. Tại thời điểm kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường tiến hành quan trắc chất lượng môi trường (độ ồn; không khí: CO, NO2, SO2 và bụi lơ lửng) tại 03 vị trí gồm khu vực nung Clinker, khu vực sản xuất xi măng và tại khu vực dân cư thôn Cương Trung C, xã Tiến Hóa (cách hàng rào nhà máy khoảng 300 m về phía Đông Bắc). Kết quả quan trắc cho thấy, giá trị tất cả các thông số môi trường được quan trắc đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Thông báo số 140/TB-STNMT ngày 16/6/2022 đến Công ty CP Xi măng Sông Gianh, UBND huyện Tuyên Hóa và UBND xã Tiến Hóa, trong đó đã đề nghị UBND xã Tiến Hóa thông báo rộng rãi kết quả kiểm tra của Sở đến các hộ dân có đơn tại thôn Cương Trung C để người dân được rõ, tránh phát sinh khiếu kiện kéo dài. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã báo cáo UBND tỉnh về kết quả kiểm tra, giải quyết nội dung kiến nghị của cử tri (tại Công văn số 1312/STNMT-QLMT ngày 14/6/2022); trên cơ sở đó ngày 20/6/2022, UBND tỉnh đã có Công văn số 1017/UBND-KT về việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy Xi măng Sông Gianh, trong đó đã chỉ đạo: (1) Sở Y tế tổ chức điều tra, đánh giá nguyên nhân dẫn đến người dân thôn Cương Trung C mắc một số bệnh như viêm xương, viêm mũi, rối loạn tiền đình, đau mắt đỏ, viêm da mẫn ngứa, tim mạch có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua để có phương án xử lý phù hợp; (2) UBND huyện Tuyên Hóa chỉ đạo Phòng Nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Tiến Hóa, Công ty CP Xi măng Sông Gianh và các hộ dân có liên quan đánh giá cụ thể hoạt động của nhà máy có ảnh hưởng hay không đến năng suất cây trồng, vật nuôi của người dân thôn Cương Trung C để có phương án xử lý phù hợp.
Tại buổi làm việc ngày 22/02/2023, đã rà soát lại việc thực hiện các nội dung chỉ đạo Công văn số 1017/UBND-KT ngày 20/6/2022 UBND tỉnh, cụ thể:
- Đối với nội dung giao Sở Y tế: Theo báo cáo của Sở Y tế, thời gian qua do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Y tế phải tập trung chỉ đạo giải quyết dịch nên chưa thực hiện được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ và nắm bắt tình hình từ Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa cho thấy, chưa có dấu hiệu nổi trội hơn và bất thường về tình hình phát sinh bệnh tật trên địa bàn thôn Cương Trung C so với các địa phương khác trong huyện và trong tỉnh. Trong thời gian tới, Sở Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát tình hình phát sinh một số bệnh theo nội dung kiến nghị của cử tri, đánh giá nguyên nhân để trả lời cho người dân được biết; đồng thời đề nghị chính quyền địa phương phối hợp trong quá trình thực hiện.
- Đối với nội dung giao UBND huyện Tuyên Hóa chỉ đạo các phòng ban liên quan phối hợp với UBND xã Tiến Hóa, Công ty CP Xi măng Sông Gianh và các hộ dân có liên quan tổ chức đánh giá mức độ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi của người dân để có phương án xử lý phù hợp, đến nay vẫn chưa được thực hiện.
- Đối với nội dung tuyên truyền, thông báo cho người dân được biết về kết quả kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy xi măng Sông Gianh của Sở Tài nguyên và Môi trường để người dân hiểu rõ nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, không để phát sinh khiếu kiện kéo dài đã được UBND xã Tiến Hóa phối hợp với Ban cán sự các thôn có liên quan tổ chức tuyên truyền, thông báo đến người dân. Tuy nhiên, vẫn chưa nhận được sự đồng thuận của người dân do một số nội dung kiến nghị không liên quan đến trách nhiệm giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường chưa được thực hiện như đã nêu ở trên; đồng thời đề nghị Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh có giải pháp quan tâm hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của Nhà máy xi măng Sông Gianh như đã cam kết.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã tăng cường hoạt động giám công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy xi măng Sông Gianh; hướng dẫn Công ty CP Xi măng Sông Gianh hoàn thiện hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục và lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét trước khi đưa vào hoạt động; truyền dữ liệu chính thức về Sở Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, giám sát theo quy định. Đồng thời, thực hiện chương trình quan trắc môi trường không khí, tiếng ồn tại khu vực dân cư thôn Cương Trung C, xã Tiến Hóa với tần suất 06 lần/năm (02 tháng/lần) nhằm kiểm soát khả năng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của Nhà máy xi măng Sông Gianh ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh. Kết quả quan trắc cho thấy, giá trị tất cả các thông số môi trường được quan trắc gồm: bụi, CO, SO2, NO2, tiếng ồn đều nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (Chi tiết kết quả quan trắc tại Phụ lục kèm theo).
Trên cơ sở nội dung đối thoại, thảo luận, buổi làm việc thống nhất các nội dung sau:
1. Yêu cầu Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Thông báo số 140/TB-STNMT ngày 16/6/2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Phối hợp với UBND xã Tiến Hóa để thông tin công khai các chỉ số quan trắc môi trường trong quá trình hoạt động của Nhà máy xi măng Sông Gianh để người dân biết; tuyên tuyền, giải thích cho người dân được biết về các vấn đề bảo vệ môi trường của các Nhà máy xi măng đã được Công ty thực hiện nhằm ổn định tình hình, tránh phát sinh khiếu kiện kéo dài. Có giải pháp quan tâm hỗ trợ cho người dân chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của Nhà máy xi măng Sông Gianh như đã cam kết, đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp với phúc lợi cộng đồng dân cư xung quanh.
2. Đề nghị Sở Y tế và UBND huyện Tuyên Hóa tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1017/UBND-KT ngày 20/6/2022 UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường tại Nhà máy Xi măng Sông Gianh.
3. Đề nghị UBND xã Tiến Hóa tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 1017/UBND-KT ngày 20/6/2022 UBND tỉnh; xem xét tình hình cụ thể để chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức đối thoại giữa Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh với người dân có liên quan nhằm tạo được sự đồng thuận của người dân gần khu vực nhà máy, tạo điều kiện để Công ty được tổ chức sản xuất thuận lợi và hiệu quả.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với UBND huyện Tuyên Hóa và UBND xã Tiến Hóa tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Nhà máy xi măng Sông Gianh, kịp thời phát hiện các vi phạm (nếu có) trong công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy để xử lý theo thẩm quyền, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyển xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức quan trắc đột xuất môi trường tại Nhà máy xi măng Sông Gianh và khu dân cư thôn Cương Trung C, xã Tiến Hóa với sự giám sát của người dân nhằm đánh giá về chất lượng môi trường khu vực và công bố cho người dân được biết.
(Báo cáo số 30/STNMT ngày 24/02/2023 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
8. Cử tri Nguyễn Quyết Thắng, xã Đồng Hóa phản ánh: Theo hồ sơ Bản án của Toà án cấp cao tại Đà Nẵng, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm về việc giải quyết đất rừng của ông và 16 hộ gia đình liên quan tại xã Đồng Hóa do ông làm chủ đơn đã thắng kiện, tuy nhiên việc giải quyết hồ sơ của Chi cục thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Bình đã giải quyết được 06 bộ hồ sơ, còn 11 bộ hồ sơ của 11 hộ chưa giải quyết. Đề nghị Tỉnh có ý kiến với Chi cục thi hành án Dân sự tỉnh Quảng Bình tiếp tục hướng dẫn các hộ gia đình và giải quyết quyền lợi dứt điểm cho 11 hộ còn lại kịp thời theo quy định.
Trả lời:
Liên quan đến các vụ việc giải quyết đất rừng của ông Hà Văn Hoàn, địa chỉ tại thôn Đồng Giang, xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình và 16 hộ gia đình tại xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Tính đến thời điểm báo cáo, Cục THADS tỉnh Quảng Bình đã nhận đơn yêu cầu thi hành án của 09 hộ đương sự và đã thụ lý, ra Quyết định thi hành án đối với 09 hộ dân này đồng thời đã uỷ thác đến Chi cục THADS huyện Tuyên Hoá xử lý, thi hành theo quy định, cụ thể:
Ông Nguyễn Công Toàn, Quyết định số 289/ngày 20.6.2022.
Ông Nguyễn Đình Long – bà Phạm Thị Kim Lợi, QĐ số 290/20.6.2022.
Ông Nguyễn Xuân Hợp – bà Cao Thị Hường, QĐ số 292/22.6.2022.
Ông Nguyễn Trung Tân – bà Mai Thị Tịnh, QĐ số 293/22.6.2022.
Ông Phạm Văn Phú – bà Hà Thị Tuyên, QĐ số 27/21.10.2022.
Ông Phạm Văn Lâm – bà Mai Thị Giá, QĐ số 28/21.10.2022.
Ông Nguyễn Sửu – bà Mai Thị Thuận, QĐ số 99/29.11.2022.
Ông Nguyễn Văn Hoàn – bà Trần Thị Hương, QĐ số 100/29.11.2022.
Ông Nguyễn Ngọc Loan – bà Hà Thị Hồng Vinh, QĐ số 101/29.11.2022.
Riêng đối với 02 hộ là hộ bà Đinh Thị Thạch và hộ ông Trần Bá Việt – bà Phạm Thị Huê cũng đã có đơn yêu cầu thi hành án, nhưng xét thấy Bản án có những điểm tuyên chưa rõ, nên Cục THADS tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 1673/CTHADS-CV ngày 07.12.2022 đề nghị Toà án nhân dân tỉnh Quảng Bình giải thích rõ tứ cận và ranh giới tiếp giáp 02 thửa đất. Khi có văn bản trả lời từ Toà án, cơ quan THADS sẽ tiến hành xử lý theo quy định.
Theo báo cáo của Chi cục THADS huyện Tuyên Hoá, quá trình thi hành vụ việc ông Hà Văn Hoàn chống đối quyết liệt, từ chối nhận các văn bản tống đạt của cơ quan THADS. Chấp hành viên cũng đã lên kế hoạch tiến hành xác minh, đo đạc thực địa nhưng do điều kiện thời tiết cuối năm 2022 không thuận lợi cho việc đo đạc diện tích đất, mặt khác vì diện tích đất rừng rất lớn cần phải phối hợp với các đơn vị liên quan và thuê các thiết bị máy móc để đo đạc chính xác số liệu trước khi tiến hành giao.
Hiện, cơ quan THADS chưa nhận đơn yêu cầu thi hành án cũng như chưa thụ lý vụ việc nào liên quan đến hộ dân Nguyễn Quyết Thắng ở địa chỉ xã Đồng Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.
(Công văn số 221/CTHADS-NV ngày 22/02/2023 của Cục Thi hành án dân sự tỉnh về việc giải quyết, trả lời của cử tri sau kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
- Tập trung giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm (14/08/2018)
- TP.Đồng Hới: Nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2018 (08/08/2018)
- Kỳ họp thứ 7, HĐND huyện Quảng Trạch khoá XIX, nhiệm kỳ 2016-2021 (08/08/2018)
- Minh Hóa: Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2018 (08/08/2018)
- Tuyên Hóa đạt được kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực (08/08/2018)
- TX. Ba Đồn: Các chỉ tiêu cơ bản tăng trưởng so với cùng kỳ (08/08/2018)
- Bố Trạch: Tình hình kinh tế-xã hội đạt được những kết quả tích cực (08/08/2018)
- Kỳ họp thứ 7, HĐND huyện Lệ Thủy khóa XX (18/07/2018)
- Kinh tế-xã hội của huyện Quảng Ninh phát triển ổn định (18/07/2018)
- Bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (29/04/2018)