Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 1614

  • Tổng 3.206.241

CẦN CÂN NHẮC KỸ KHI BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ PHÒNG, CHỐNG COVID 19

Post date: 06/08/2021

Font size : A- A A+

Chiều ngày 24/7, Quốc hội thảo luận ở tổ về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020. Góp ý thảo luận tổ, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường đoàn Quảng Bình đã có ý kiến về việc ban hành nghị quyết về phòng, chống dịch bệnh.

Theo đại biểu, việc Quốc hội bổ sung vào Chương trình xem xét về công tác phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra hết sức phức tạp như hiện nay là một công việc rất kịp thời và rất cần thiết. Ông hoàn toàn tán thành với việc Quốc hội sẽ ban hành một Nghị quyết trong đó có nêu những nội dung để cùng với Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện cho Chính phủ để có thể tổ chức công tác chống dịch đạt hiệu quả cao nhất.

Tuy nhiên, đại biểu nêu ra một số vướng mắc, khó khăn trong dự thảo Nghị quyết Chính phủ dự kiến trình với Quốc hội. Nhận thức rằng Nghị quyết này được xây dựng trong bối cảnh rất khẩn cấp, các cơ quan chức năng đã làm nhanh trong thời gian rất ngắn, đại biểu cho rằng thực ra nghị quyết này gần giống như một văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, vì có vai trò như một văn bản quy phạm pháp luật nên trình tự, thủ tục xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật phải rất dài, bao gồm từ việc đánh giá thực trạngnghiên cứu kinh nghiệm, đến đánh giá tác độngdự thảo v.v. rồi xem xét thông qua lấy xin ý kiến các đối tượng chịu sự tác động v.v.

Đại biểu cho rằng do chúng ta ban hành văn bản rất khẩn cấp, nội dung rất ngắn gọnnên cần phải rất thận trọng đối với lại những nội dung quy định. Đại biểu nêu ra 3 nội dung mà Chính phủ có đề nghị giao cho Thủ tướng và giao cho Chính phủ thực hiện cần được nghiên cứu kỹ càng, lường trước các khả năng, hoàn cảnh áp dụng. Cụ thể: đối với đề nghị giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được chủ động áp dụng các biện pháp về phòng chống dịch bệnh như đang trong tình trạng khẩn cấp, đại biểu cho rằng:  việc "giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ..." là không rõ bởi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ thẩm quyền khác nhau. Từ đó Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đề xuất: văn bản cần làm rõ giao cho ai. Ngoài ra, ông cũng cho rằng việc được chủ động áp dụng các biện pháp như đã ban bố tình trạng khẩn cấp cùng cần cân nhắc. Bởi lẽ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định rằng khi có một tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, thẩm quyền công bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh là thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Cơ chế hoạt động của thường vụ là hoạt động thường xuyên, giữa đêm hoạt động cũng được. Do đó cần cân nhắc khi giao thẩm quyền này cho Chính phủ hay Thủ tướng Chính phủ bởi lẽ khi ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh, chúng ta sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp liên quan tới quyền con người, quyền công dân, ví dụ như được trưng dụng được tất cả các phương tiện giao thông đi ngoài đườngtrưng dụng cơ sở vật chấtrồi cấm đi lại, hạn chế đi lại, kiểm tra xe cộ v.v.

Phân tích nội dung thứ hai trong dự thảo Nghị quyết: Chính phủ được phép quy định những vấn đề mà Luật chưa quy định, đại biểu tỉnh Quảng Bình cho rằng nội dung này cần phải giới hạn lại vấn đề -  những vấn đề liên quan tới dịch bệnh, liên quan đến phòng chống dịch bệnh thôi, và những vấn đề đó không được vi phạm quy định của Hiến phápViện dẫn nguyên tắc hiến định của nước ta là kể cả Quốc hội cũng không có quyền ra một Nghị quyết trái với Hiến pháp, ông cho rằng nếu liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân thì bắt buộc phải bằng luật định. Dù có giao cho Chính phủ ban hành những điều mà Luật chưa quy định thì những vấn đề đó phải không liên quan tới hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của pháp luật. Ông đặt ra những khả năng xa hơn như Hiến pháp quy định ban ban hành các sắc thuế phải là thẩm quyền Quốc hội, tuy nhiên, nếu trong trường hợp trao quyền cho Chính phủ, Chính phủ lại ban hành có thêm sắc thuế nữa để thu thuếví dụ như, để tạo nguồn cho quỹ vaccine… thì không phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Đối với các vấn đề khác Luật, ông cho rằng cần báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi nghĩ rằng này cũng được nhưng cũng phải trên nguyên tắc không được trái với các quy định của Hiến pháp. Vấn đề nữa là Nghị quyết này sẽ giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện các thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họpÔng đưa ra quan điểm phải tuân Thủ quy định Hiến pháp, không thể giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện một số thẩm quyền như bãi nhiệm thành viên Chính phủ bởi lẽ theo Hiến pháp, điều này thuộc thẩm quyền Quốc hội…

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp đã phân tích các quan điểm nhằm xây dựng nghị quyết đảm bảo các nguyên tắc hiến định. Quan điểm của ông mang tính phản biện cao, được các đại biểu trong tổ thảo luận sôi nổi…

PHÒNG CÔNG TÁC QUỐC HỘI

More