Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 5920

  • Tổng 4.093.013

Nghiên cứu, hoàn thiện để bảo hiểm xã hội trở thành trụ cột an sinh xã hội

Post date: 25/11/2023

Font size : A- A A+

Sáng nay, 23/11, Quốc hội tiếp tục nội dung thảo luận về các dự án luật và giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nêu. Đoàn ĐBQH tỉnh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã tham gia thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình trong phiên làm việc chiều ngày 23/11/2023

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga khẳng định, dự thảo luật đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc. Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội cũng đã đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc và tương đối toàn diện. Bên cạnh đó, đại biểu có các ý kiến gồm:

Về tổng thể, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần tiếp tục được rà soát để thể chế hóa đầy đủ hơn chủ trương của Đảng, Nhà nước về BHXH; nghiên cứu hoàn thiện hơn để BHXH trở thành trụ cột an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là trước áp lực già hóa dân số, tác động của cách mạng khoa học công nghệ đến thị trường lao động và những bất cập trong BHXH hiện hành, bảo đảm tính kế thừa, ổn định và phát triển. 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga trong phiên thảo luận góp ý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Ý kiến cũng đề nghị rà soát hệ thống pháp luật liên quan và đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn các chính sách mới (như bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội; bổ sung nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc; giảm thời gian đóng bảo hiểm...) nhằm bảo đảm tính khả thi của dự thảo luật. Đặc biệt là nguồn lực tài chính, chi phí quản lý BHXH, đầu tư quỹ BHXH, khả năng cân đối quỹ BHXH.

Tại chương II về quyền trách nhiệm của các cơ quan tổ chức các nhân về BHXH và tổ chức thực hiện Luật bảo hiểm XH, cần rà soát kỹ, đặc biệt là vấn đề xử lý vi phạm các đối tượng trốn đóng BHXH.

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cũng đề cập đến các nội dung cụ thể. Về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc (BHBB), đại biểu khẳng định, đây là nội dung phù hợp với quy định mới của Luật Lao động, thể hiện định hướng từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHBB theo Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH.  

Tuy nhiên theo đại biểu, đây cũng là một thách thức lớn, ảnh hưởng đến tính khả thi trong tổ chức thực hiện. Bày tỏ sự băn khoăn về việc làm thế nào để các đối tượng tham gia bảo hiểm một cách đầy đủ, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga dẫn ra những con số cụ thể và nêu câu hỏi, đã quy định bắt buộc thì phải có chế tài kiểm soát xử phạt nghiêm minh, vậy đâu là giải pháp mới cho vấn đề này để chính sách sẽ không chỉ nằm trên giấy, trong khi tiễn trốn, chậm đóng BHXH vẫn đang là câu chuyện chưa có lời giải hiệu quả. 

Ý kiến đề nghị ngoài những thủ tục hành chính đơn giản, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích bước đầu, bù đắp một phần đối với các đối tượng tham gia BHBB, đồng thời có chính sách BHBB linh hoạt theo nguyên tắc đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởng nhiều để tạo sự lựa chọn và sự hấp dẫn cho người tham gia BHBB.

Về việc giảm điều kiện tham gia tối thiểu để đóng lương hưu từ 20 xuống 15 năm, ý kiến cho rằng đây là một trong những giá trị lớn  về an sinh xã hội mà việc sửa đổi luật lần này mang lại. Tuy nhiên bên cạnh đó cần tiếp trục nghiên cứu để có các giải pháp đồng bộ, tránh tình trạng làm nảy sinh các kẽ hở dẫn đến việc lợi dụng.

Khẳng định trợ cấp BHXH một lần là vấn đề lớn, cử tri đặc biệt quan tâm, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đã nêu các con số cụ thể đi kèm, đó là chỉ trong tháng 7/2023, cả nước có 92.000 người lao động (NLĐ) nhận trợ cấp BHXH một lần. Trong bối cảnh các doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm ngày càng tăng, số NLĐ bị ảnh hưởng quyền lợi BHXH tăng theo, NLĐ càng bức xúc và mong muốn nhận BHXH một lần (năm 2020 là 11,477 tỷ, năm 2021: 12,512 tỷ, năm 2022: 12,998 tỷ; 6 tháng đầu năm 2023 là 15,979 tỷ). Vì vậy theo đại biểu cần có giải pháp đồng bộ để bảo vệ NLĐ và có chính sách hấp dẫn, điều kiện chặt chẽ để NLĐ ko muốn rút BHXH một lần, bảo đảm chính sách BHXH lâu dài cho NLĐ.
Theo đại biểu, cả hai phương án trong dự thảo luật BHXH, nhất là việc chia thành hai trường hợp trước và sau khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực, sẽ dẫn đến việc gia tăng tình trạng một bộ phận NLĐ rút BHXH một lần trước thời điểm Luật có hiệu lực, ảnh hưởng đến việc bảo đảm an sinh xã hội về lâu dài.  

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, phương án linh hoạt, phù hợp nhất là không cấm NLĐ rút BHXH một lần. Tuy nhiên phải quy định hết sức chặt chẽ, khắt khe điều kiện được rút BHXH một lần. Do vậy, có thể xem xét thiết kế thành các phương án để người lao động lựa chọn.
Ý kiến cũng đưa ra các lựa chọn, thứ nhất, nếu NLĐ bảo lưu thời gian đóng  BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng quyền lợi tăng thêm so với thông thường. Các chế độ tăng thêm được thiết kế trong dự thảo luật là cần thiết và phù hợp. Lựa chọn thứ hai là nếu người lao động rút BHXH một lần thì không được hưởng những quyền lợi tăng thêm và phải đáp ứng những điêù kiện khắt khe. Lựa chọn thứ ba, NLĐ có thể rút 50% và bảo lưu 50%, phương án này giúp giải quyết một phần khó khăn của người khi mất việc vừa tạo cơ hội cho họ tái tiếp tục BHXH khi có điều kiện.

Phòng Công tác Quốc hội

More