Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 3041

  • Tổng 2.849.513

Cần xây dựng cơ sở dữ liệu mở về đơn thư để cử tri, cơ quan liên quan tra cứu

5:1, Chủ Nhật, 28-5-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Ngày 26/5/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục tham gia thảo luận tại hội trường về nội dung giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.

 

Theo đó, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đánh giá cao những nỗ lực của Ban Dân nguyện. Đại biểu cho rằng, các đoàn Đại biểu Quốc hội và Ban Dân Nguyện đã có sự tiếp nối, kế thừa để công tác giải quyết kiến nghị của cử tri được thường xuyên liên tục, góp phần hiện thực hoá các kiến nghị của cử tri.

Qua nghiên cứu rà soát Danh mục gồm 574 kiến nghị đã được Chính phủ, Bộ, ngành trả lời, xem xét, giải quyết từ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đến nay, Quảng Bình có nội dung. Việc trả lời kiến nghị cử tri được thực hiện công phu, chỉn chu, kiên trì. Việc tiếp thu, nghiên cứu và giải quyết các kiến nghị của cử tri đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình, tạo niềm tin cho cử tri và nhân dân.

Tuy nhiên đại biểu cho rằng, đối với những kiến nghị cụ thể, việc trả lời một số bộ, ngành vẫn còn còn chung chung, không hướng dẫn lộ trình giải quyết hoặc chưa đúng trọng tâm, trọng điểm. Điển hình là một số vụ việc về giải quyết kiến nghị đối với người có công, xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi tại địa phương. Một số văn bản trả lời không mang tính hướng dẫn giải quyết - điều mà các cử tri và cơ quan địa phương đang trông chờ.  

 

 

Đại biểu Nguyễn Tiến Nam thảo luận chiều 26/5/2023

 

Về thời hạn trả lời, giải quyết, hầu hết các cơ quan Trung ương đã quan tâm, xem xét các kiến nghị để kịp thời trả lời, giải trình, cung cấp thông tin đúng thời hạn quy định, thể hiện tinh thần nghiêm túc, cầu thị và trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân. Tuy nhiên, một số cơ quan, bộ, ngành vẫn còn chậm khiến quá trình rà soát, đôn đốc của các Đoàn ĐBQH và Ban dân nguyện mất nhiều thời gian, công sức.

Để công tác giải quyết kiến nghị cử tri thực hiện hiệu quả, đúng với tính chất, mục đích là giải quyết kiến nghị, đại biểu Nguyễn Tiến Nam kiến nghị, đối với những vấn đề mang tính sự vụ, cụ thể, các vụ việc về xử lý chế độ chính sách cho người có công, hay kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về quy trình, thủ tục mà địa phương đang bế tắc, cần có sự hướng dẫn cụ thể; rà soát kỹ hồ sơ, trả lời chi tiết để cử tri, các sở ngành liên quan áp dụng và giải quyết được tận gốc. Những kiến nghị mang tính vĩ mô, chưa thể giải quyết trước mắt, đề nghị đưa ra lộ trình. 

Liên quan tới các kiến nghị gửi tới kỳ họp thứ 4, cử tri các tỉnh miền Trung đã nhiều lần đề cập tới vấn đề bố trí vốn xây dựng đê kè, hồ đập, đặc biệt đối với khu vực ven biển, nơi đang hứng chịu tác động nặng nề, nhất là vào mùa mưa lũ. Theo đại biểu, ở Quảng Bình, từ trận “lũ kép” năm 2020, đề xuất về tu sửa đê kè, hồ đập của tỉnh vẫn chưa được đáp ứng bởi địa phương còn khó khăn. Đại biểu đề nghị Chính phủ và các ngành liên quan quan tâm, giải quyết.  

Đại biểu cũng đề nghị Ban Dân nguyện, các địa phương và Chính phủ có sự kết nối, liên thông dữ liệu trong giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo để đảm bảo vụ việc đã được giải quyết thì không chuyển đơn cho địa phương. Bởi lẽ khi đơn được chuyển về địa phương, nhiều công dân lại cho rằng có chỉ đạo từ trung ương để xem xét, giải quyết lại vụ việc, tạo tâm lý kỳ vọng cho người dân, dẫn đến tình trạng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, lãng phí công sức, thời gian của cả cử tri và hệ thống chính trị tham gia xử lý đơn thư. 

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Tiến Nam đề nghị xem xét xây dựng cơ sở dữ liệu mở về đơn thư để cử tri, các cơ quan tư vấn pháp lý, địa phương đơn vị dễ dàng tra cứu, nắm quá trình xử lý đơn thư, góp phần giảm tình trạng khiếu kiện, chuyển đơn kéo dài. 
 

 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác