Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 9

  • Hôm nay 2405

  • Tổng 2.844.325

Cần có biện pháp khắc phục để phát huy tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ

4:59, Chủ Nhật, 28-5-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Đó là một trong những nội dung thảo luận của tổ ĐBQH 19 do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình điều hành tại phiên thảo luận tại tổ sáng 25/5.

 

 

Ngày làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 5, buổi sáng, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ, buổi chiều, sau khi nghe các báo cáo, tờ trình, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi). Cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.

 

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu

 

Trong phiên thảo luận tổ, Tổ ĐBQH 19 đã thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; về điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án; các nội dung về phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng, bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT Việt Nam…

 

 

Đồng chí Vũ Đại Thắng, BT Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo luận tổ

 

Trong tổng số 15 lượt phát biểu, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình tham gia 4 lượt ý kiến thảo luận các nội dung về báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; về phát triển kinh tế vùng; các chương trình mục tiêu quốc gia; tinh giản biên chế; xem xét giảm thuế 2%; các nội dung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phân bổ vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; trách nhiệm của các tập thể và cá nhân trong việc chậm trễ xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận; giải pháp tháo gỡ khó khăn cho y tế dự phòng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp…

Phát biểu kết luận phiên thảo luận tổ, đồng chí Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, các ý kiến đã tập trung thảo luận về báo cáo thẩm tra, báo cáo của Chính phủ, làm rõ thêm các tồn tại, hạn chế của KT-XH trong năm 2022, những tháng đầu năm 2023. Các đại biểu đã phát biểu và xác định động lực chính để sản xuất; về một số chính sách chưa đi vào thực chất, chưa phát huy tác động, trên cơ sở đó, ĐBQH đề nghị kích cầu sản xuất kinh doanh với các giải pháp sát thực hơn.

Một số ý kiến tập trung vào vấn đề quản lý các trang mạng xã hội và những tác động tiêu cực, cách thức xử lý tình trạng này; chương trình đổi mới giáo dục-đào tạo chưa thực sự đảm bảo yêu cầu đề ra...

Đặc biệt, trong các nội dung liên quan tới điều hành chung, ý kiến đại biểu nhấn mạnh vẫn còn tình trạng né tránh, đùn đẩy ở nhiều địa phương. Đại biểu đề nghị có biện pháp khắc phục để phát huy tính dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ. Hiện nay, việc nhiều cán bộ bị xử lý hình sự vì gây hậu quả nghiêm trọng đã khiến cán bộ e dè… trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ.

Về phòng, chống tham nhũng, cần có cơ chế để không thể, không dám, không muốn, không cần tham ô, tham nhũng trong cán bộ, công chức. Cùng với xử lý các vụ việc, đại biểu cũng đề nghị cần phân định trách nhiệm cán bộ trong các vụ việc cụ thể.

Các nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đại biểu nhất trí cao đồng thời đề nghị xây dựng để văn hóa tiết kiệm trở thành chủ trương chung. Đối với chính sách giảm thuế, tăng vốn cho Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, đại biểu cơ bản thống nhất.

 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác