Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 2

  • Hôm nay 603

  • Tổng 2.866.045

Đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận nhiều nội dung quan trọng để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

7:24, Thứ Sáu, 28-10-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 27/10/2022, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận tại hội trường. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã tích cực tham gia thảo luận, chuyển tải nhiều kiến nghị của cử tri tới diễn đàn Quốc hội.

 

Buổi sáng, Quốc hội thảo luận về Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH)năm 2023. Tham gia thảo luận đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cơ bản nhất trí với các báo cáo và đánh giá cao những nỗ lực, tâm huyết và thành quả mà Chính phủ, trong đó có ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã đạt được trong năm học 2021-2022. Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đã chỉ ra những tồn tại, khó khăn, bất cập trong lĩnh vực GD-ĐT như thiếu thiếu trường, thiếu phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy học. Ngân sách nhà nước mới chủ yếu để chi lương, chi cho hoạt động giáo dục còn thấp, nhiều cơ sở giáo dục chỉ đạt khoảng hơn 10%.

 

 

Đại biểu Nguyễn Tuyết Nga tham gia thảo luận sáng 27/10

 

Đại biểu nhấn mạnh tình trạng thiếu giáo viên, với gần 95.000 giáo viên phổ thông và mầm non trong toàn quốc; một số môn học theo chương trình mới không tuyển được giáo viên. Đại biểu cũng nêu tình trạng giáo viên nghỉ việc và chuyển việc sau khi đại dịch Covid-19; đời sống của một bộ phận giáo viên gặp rất nhiều khó khăn và cho rằng cần có có đánh giá và điều chỉnh chính sách về vấn đề này. 

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đã kiến nghị một số nội dung cụ thể về nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo để trình Quốc hội trong thời gian sớm nhất; nhanh chóng hoàn thiện, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2022-2030 và tầm nhìn đến 2045; bảo đảm ngân sách 20% cho giáo dục cùng nhiều nội dung trọng tâm khác… 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đã đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; các chính sách cho trẻ em vùng khó khăn và con công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất để bảo đảm bình đẳng trong quyền học tập của trẻ em.   

 

 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh thảo luận chiều 27/10

 

Trong phiên làm việc buổi chiều, Quốc hội tiến hành thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023. Đại biểu Nguyễn Minh Tâm đã có nhiều ý kiến thảo luận kịp thời và sâu sắc. Theo đại biểu, trước kỳ họp thứ 3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 31 về hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. Đồng thời, tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu đã đề nghị kịp thời hướng dẫn triển khai Nghị định đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, theo đại biểu, sau gần 4 tháng triển khai, doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất mới đạt gần 4.500 tỉ với gần 600 khách hàng (tỉnh Quảng Bình mới chỉ có 1 doanh nghiệp tiếp cận 500 triệu đồng), là những con số quá thấp so với kỳ vọng đặt ra trong Nghị quyết. Ý kiến cũng đã đã nhìn nhận, phân tích nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm, từ đó đề nghị Chính phủ nghiên cứu để tháo gỡ những khó khăn trong việc triển khai Nghị định với những giải pháp cụ thể, sát với thực tế.   

Bên cạnh đó, ý kiến của đại biểu Nguyễn Minh Tâm đã đề cập đến tình trạng lao động bất hợp pháp với những hậu quả nặng nề, mới đây nhất là hơn 1.000 lao động được giải cứu từ Cam-pu-chia và tình trạng lao động thời vụ tại thị trường Hàn Quốc bỏ trốn. Từ thực trạng nêu trên, đại biểu đề nghị Chính phủ sớm đánh giá và có các giải pháp cụ thể; các bộ, ngành liên quan tiếp tục siết chặt việc quản lý các công ty môi giới đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc triệt phá các đường dây môi giới mua, bán người; tăng cường triệt phá các loại tội phạm lừa đảo qua app mà điển hình là những cuộc gọi mạo danh…

Theo đại biểu, tình trạng người lao động “khát” việc làm, nhất là sau đại dịch chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng trên. Điều này đòi hỏi Chính phủ cần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ các chương trình cho vay hỗ trợ, duy trì và mở rộng việc làm. Đai biểu Nguyễn Minh Tâm cũng đã phân tích về hiệu quả và những vướng mắc, hạn chế trong thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Đại biểu đề nghị cần có cơ chế thông thoáng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của chương trình.  Theo đại biểu, việc tạo điều kiện việc làm bền vững cho người lao động không chỉ giải quyết tận gốc vấn đề đưa người Việt Nam đi lao động trái phép mà còn góp phần hạn chế tình trạng mua, bán người. 

Ý kiến của đại biểu cũng trao đổi về một số nhiệm vụ, dự án của tỉnh Quảng Bình trong lĩnh vực y tế phải thực hiện trong 2 năm 2022-2023, nhưng tới nay vẫn chưa được phân bổ vốn, theo đó, sẽ khó đảm bảo tiến độ thực hiện trong năm 2023. Để việc triển khai Chương trình đảm bảo được mục đích và chất lượng, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét kéo dài thời gian triển khai Chương trình này đến năm 2024 để tránh lãng phí một chính sách và nguồn lực mang tính vĩ mô. 

Cuối phiên họp buổi chiều, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Ngày mai, 28/10, Quốc hội tiếp tục nội dung thảo luận.
 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác