Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 665

  • Tổng 2.872.843

Đại biểu Quốc hội thảo luận về 2 dự án luật

5:41, Thứ Tư, 1-6-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Hôm nay, 31/5/2022, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc thứ hai. Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn tiếp tục tham gia thảo luận tại hội trường và tại tổ.

 

Buổi sáng, Quốc hội nghe các báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Cuối phiên họp buổi sáng, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu.


Buổi chiều, Quốc hội thảo luận tại tổ. Dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Đại Thắng, ĐBQH 4 tỉnh đã thảo luận về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vũ Đại Thắng điều hành phiên thảo luận tại tổ

Đặt vấn đề tại phiên thảo luận, đồng chí Vũ Đại Thắng nêu rõ: Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn được ban hành cách đây hơn 15 năm. Việc thực hiện Pháp lệnh và các quy định khác về thực hiện dân DCƠCS thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân. Việc xây dựng, ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là cần thiết, và dự án luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV. 


Về Luật phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Sau gần 15 năm thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong PCBLGĐ, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong PCBLGĐ, nâng cao bình đẳng giới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành. Đồng chí Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, hai dự án luật này gắn liền thực tiễn, các đại biểu tập trung thảo luận trực tiếp vào các nội dung, góp phần hoàn thiện các dự án luật.

Các ý kiến của ĐBQH tổ 5 nói chung, ĐBQH tỉnh Quảng Bình nói riêng đều thống nhất về tính cần thiết của hai dự án luật. Về dự án Thực hiện DCƠCS, một số ý kiến cho rằng dự thảo chưa quy định cụ thể quyền của dân: biết, bàn, làm, kiểm tra, thụ hưởng, do đó đề nghị bổ sung đầy đủ; cần có chế tài đối với người dân lợi dụng dân chủ để thực hiện các hành vi trục lợi; quy định rõ hơn trách nhiệm làm chủ của nhân dân thông qua các tổ chức, đoàn thể, đơn vị… Về dự án Luật PCBLGĐ, các đại biểu nêu lên một số điểm cần cân nhắc, những nội dung bổ sung chưa cần thiết, không khả thi…

Ngày mai, 1/6, Quốc hội sẽ truyền hình, phát thanh trực tiếp nội dung thảo luận tại hội trường.

 

Phòng Công tác Quốc hội

 

Các tin khác