Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 552

  • Tổng 2.870.099

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh – Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) cần chú trọng đến đối tượng ngoài công lập, hướng về cơ sở

11:55, Chủ Nhật, 24-10-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Chủ trì phần thảo luận Dự án Luật thi đua, khen thưởng (sửa đổi) sáng nay 23/10/2021, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vũ Đại Thắng đã đóng góp một số ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật.

Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Đại biểu Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, Luật Thi đua và Khen thưởng có phạm vi tác động rộng, liên quan tới nhiều đối tượng dự thảo luật áp dụng đối với cá nhân, tập thể, gia đình người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân tập thể, người nước ngoài … Ông nêu lên thực tế là luật hiện hành mới chỉ chú trọng đến đối tượng tập  thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, khối công lập. Đại biểu cho rằng khi mà mọi thành phần kinh tế đều phát triển, các cá nhân, tập thể ngoài công lập đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Luật mới sẽ đáp ứng yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội. 

Đại biểu đề nghị khen thưởng khối công lập cần có tách bạch riêng với khu vực ngoài nhà nước. Công tác khen thưởng cần coi như là chỉ là một bộ phận của việc đánh giá cán bộ (quy hoạch, điều động, bổ nhiệm…) những người có kết quả thi đua cao cần phải được ghi nhận trong quá trình phấn đấu.

Đại biểu Vũ Đại Thắng phát biểu tại phiên thảo luận Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi)

Với khu vực tư nhân, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với việc tăng cường hơn nữa việc khen trong các cụm dân cư, trong xã phường. Ông cho rằng thi đua khen thưởng hướng tới cấp cơ sở là “rất đúng và trúng” đặc biệt thông qua đợt phòng, chống dịch vừa qua. Và đại biểu đề nghị các phong trào thi đua, phong trào khen thưởng thời gian tới cần tập trung đến người dân, lấy người dân làm trung tâm, tế bào của hoạt động thi đua khen thưởng. Đại biểu phản ánh thực tế, việc khen thưởng cũng gắn với rất nhiều quyền lợi (lên lương, quy hoạch, bổ nhiệm, thăng cấp bậc, cộng điểm ưu tiên cho các đối tượng khi tham gia thi tuyển…) vì thế, cần lưu ý để không khen thưởng tràn lan mà phải đúng người, đúng việc, có hiệu quả công việc nổi trội… để phản ánh được tinh thần của Luật là đảm bảo được tính động viên với người có thành tích, nỗ lực.

Với một số nội dung Quốc hội đã thẩm tra liên quan đến danh hiệu mới của gia đình tiêu biểu, địa phương tiêu biểu, đại biểu cho rằng điều này phù hợp với thực tiễn hiện nay bởi những danh hiệu trước đây như “Gia đình văn hóa”, “làng, xã văn hóa” chưa phản ánh hết, toàn diện các mặt hoạt động đời sống, đưa danh hiệu “tiêu biểu” sẽ có tính toàn diện hơn. 
Với đề xuất tặng “huy chương thanh niên xung phong vẻ vang”, đại biểu cho rằng lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kháng chiến, tuy vậy, họ cũng đã được vinh danh trong thời gian qua. Nếu tiếp tục bổ sung thêm danh hiệu này e rằng sẽ có sự trùng lặp, tạo ra sự so bì giữa nhiều lực lượng có công trong thời kỳ kháng chiến, mặt khác, rất khó để hoàn thiện hồ sơ khen thưởng khi thời gian quá lâu… Đại biểu cũng đề nghị cần có định lượng chỉ tiêu cụ thể để dễ dàng trong triển khai thực hiện công tác khen thưởng.

PH
 

Các tin khác