Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 757

  • Tổng 6.027.214

Những khó khăn của nông dân trong thời đại mới

16:16, Thứ Tư, 10-7-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Trong suốt quá trình phát triển người nông dân Việt Nam nói chung, nông dân Quảng Bình nói riêng với đức tính cần cù chịu khó, ham học học hỏi, dám nghĩ dám làm, dám đổi mới sáng tạo không ngừng nổ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, từng bước xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho gia đình, quê hương và xã hội. Trình độ học vấn được nâng cao, tư duy sản xuất nông nghiệp không ngừng được đổi mới và dần thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường nông nghiệp, tích cực tham gia hợp tác liên kết trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiện đại áp dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

 

Luôn được Đảng uỳ, HĐND, UBND cùng các cấp các ngành trong toàn tỉnh quan tâm với nhiều chính sách ưu tiên trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhất là chính sách về xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu, chương trình mục tiêu quốc gia thoát nghèo bền vững đã triển khai sâu rộng trên toàn các vùng miền, các dự án xây dựng và cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất trên toàn tỉnh... từng bước đã làm thay đổi diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân ở nông thôn cũng như thành thị. Từng bước làm cho người nông dân khẳng định được vị thế và vai trò của mình trong thời đại mới, đưa ngành nông nghiệp, kinh tế nông thôn ngày càng phát triển tạo hậu phương vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước.

 

Bên cạnh những thành tựu mà người nông dân tỉnh nhà đã đạt được thì còn nhiều khó khăn đòi hỏi người nông dân còn phải đối mặt như:

 

Trình độ chuyên môn về sản xuất nông nghiệp còn thấp và thiếu kiến thức và kỹ thuật sản xuất sản phẩm công nghệ cao đáp ứng với nền kinh kinh tế thị trường, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp do quá trình đô thị hoá. Chất lượng nông sản còn thấp, giá cả bấp bênh chủ yếu phụ thuộc vào thương lái tự do, giá đầu vào nguyên liệu ngày một cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ và manh mún, sự liên kết và tập trung còn hạn chế, người dân chưa quen với cơ chế sản xuất nông nghiệp thị trường là liên kết và ký kết hợp đồng, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp chưa đồng bộ, như hệ thống mương tưới tiêu, bến cảnh... còn thiếu và yếu

 

Bên cạnh khó khăn về chủ quan thì những khó khăn về khách quan như tình trạng thời  tiết khắc nghiệt về mưa bão lũ, rét đậm, rét hại, nắng nóng xẩy ra liên tục và có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan xẩy ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã gây ra cho người nông dân nhiều thiệt hại về người và tài sản như lâm nghiệp hiện tượng cháy rừng ngày một gia tăng (6 tháng đầu năm 2024 là 8 vụ); bão, lốc gây chìm tàu và chết người (vụ chìm 4 tàu cá làm chết và mất tích 10 người), hay lúa non bị gió đánh sập...

 

Để kịp thời tạo điều kiện, nâng cao năng lực cho người nông dân trong thời đại mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số nội dung sau:

 

1. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho con em tại các vùng nông thôn, miền núi, nhất là mở các lớp tập huấn đào tạo nghề ngắn hạn tại cơ sở thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương nhằm nâng cao tay nghề và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân. Nhất là lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản người dân còn rất thiếu và yếu trong thực hiện luật thuỷ sản, về chống khai thác IUU.

 

2. Các cấp chính quyền, cơ qua đoàn thề tại cơ sở có sự hỗ trợ của cấp trên tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân áp dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, nhất là tích cực tham gia các chuỗi liên kết giá trị trong nông nghiệp và các sản phẩm occop.

 

3. Có chính sách hỗ trợ thường xuyên và lâu dài cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: hỗ trợ vay vốn, cây giống, con giống, kỹ thuật khai thác đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản… nhằm tạo điều kiện, nâng cao năng lực, kích thích tinh thần cho người dân và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

 

4. Tăng cường công tác quản lý và khai thác có hiệu quả các tài nguyên khoáng sản tự nhiên sẵn có và dể khai thác như các mỏ đá, cát… của địa phương.

 

5. Có chính sách ưu tiên nguồn vốn đầu tư hệ thống mương tưới và đê kè sung yếu tại các bờ sông nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo an toàn đời sống trước những ảnh hưởng của tình trạng thời tiết cực đoan gây ra, đồng thời bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Nguyễn Xuân Hoàn,

Tổ đại biểu thị xã Ba Đồn tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII) 

 

Các tin khác