Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Bình đến ngày 07/12/2022
Đồng chí Phạm Văn Năm, Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải phát biểu thảo luận
I. Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025
1. Thông tin chung
- Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình bao gồm 03 dự án thành phần với tổng chiều dài 126,79 km; Tổng mức đầu tư khoảng 24.282,71 tỷ đồng;
+ Đoạn Vũng Áng - Bùng có chiều dài 55,34km (qua tỉnh Quảng Bình dài khoảng 43,8 km); Tổng mức đầu tư 9.931,38 tỷ đồng.
+ Đoạn Bùng - Vạn Ninh có chiều dài khoảng 49,99km; Tổng mức đầu tư 9.361,15 tỷ đồng.
+ Đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ có chiều dài 65,5km (qua địa phận tỉnh Quảng Bình khoảng 32,95 km); Tổng mức đầu tư 4.990,18 tỷ đồng.
- Trên địa bàn tỉnh có 08 nút giao.
- Tổng diện tích chiếm dụng của các dự án thành phần khoảng 1.155,7ha.
- Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh cần chuyển mục đích sử dụng là 656,96ha.
- Nhu cầu về vật liệu xây dựng thông thường và khối lượng đổ thải: Đất đắp khoảng 8,7 triệu m3; Cát các loại khoảng 0,91 triệu m3; Đá xây dựng khoảng 3,29 triệu m3; Khối lượng đổ thải 9,7 triệu m3.
- Có khoảng 3.082 hộ gia đình và 3.605 ngôi mộ bị ảnh hưởng; 662 hộ thuộc diện tái định cư và 3.382 ngôi mộ phải di dời đến vị trí mới.
- Các công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng: Hệ thống đường dây 500kV có 15 vị trí; đường dây 220kV có 16 vị trí; đường dây 110kV có 20 vị trí giao chéo với tuyến cao tốc và nhiều hệ thống đường dây diện trung thế, hạ thế; hệ thống viễn thông đang được cập nhật.
- Diện tích đất quốc phòng bị ảnh hưởng 119,211ha.
- Tổng nhu cầu kinh phí cho công tác GPMB 4.475,504 tỷ đồng. Các Ban QLDA đã chuyển cho địa phương 828 tỷ.
- Các dự án thành phần Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại các Quyết định số 903/QĐ-BGTVT, số 904/QĐ-BGTVT và số 905/QĐ-BGTVT ngày 13/7/2022.
2. Kết quả triển khai thực hiện
2.1. Về kết quả giải phóng mặt bằng
2.1.1. Công tác trích đo
UBND các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành công tác trích đo hiện trường 126,79km/126,79km (đạt 100%).
2.1.2. Công tác kiểm đếm tài sản trên đất
Hội đồng GPMB các huyện, thị xã, thành phố đã kiểm đếm tài sản trên đất phạm vi 126,47km/126,79km (đạt 99,75%), cụ thể:
+ Huyện Quảng Trạch kiểm đếm được 25,3km/25,3km (đạt 100%).
+ Thị xã Ba Đồn kiểm đếm được 9,35km/9,35km (đạt 100%);
+ Huyện Bố Trạch kiểm đếm được 30km/30km (đạt 100%);
+ Thành phố Đồng Hới kiểm đếm được 9,75km/9,87km (đạt 98,78%);
+ Huyện Quảng Ninh kiểm đếm được 20,92km/20,92km (đạt 100%);
+ Huyện Lệ Thủy kiểm đếm được 31,15km/31,35km (đạt 99,36%).
2.1.3. Ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi trả tiền
UBND các huyện đã ban hành 36 quyết định bồi thường, hỗ trợ có giá trị 368,19 tỷ đồng, với diện tích 709,56ha/1.155,7ha (đạt 61,4%) và chiều dài 77,23km/126,79km, đã chi trả tiền cho các hộ dân với giá trị 317,71 tỷ đồng có phạm vi 70,76km/126,79km (đạt 55,81%) cụ thể:
+ UBND huyện Quảng Trạch đã ban hành 06 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 78,49 tỷ đồng với diện tích 174,17ha/241,6ha (đạt 72,09%) và chiều dài 18km/25,3km. Đã chi trả được phạm vi 16,25km/25,3km (đạt 64,23% với giá trị 71,412 tỷ đồng).
+ UBND thị xã Ba Đồn đã ban hành 03 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 24,73 tỷ đồng với diện tích 30,92/78,09ha (đạt 39,6%) và chiều dài 2,74km/9,35km. Đã chi trả được phạm vi 2,74km/9,35km (đạt 29,3% với giá trị 24,73 tỷ đồng).
+ UBND huyện Bố Trạch đã ban hành 08 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 174 tỷ đồng với diện tích 217ha/271ha (đạt 80,07%) và chiều dài 24km/30km. Đã chi trả được phạm vi 22km/30km (đạt 73,33% với giá trị 145,8 tỷ đồng).
+ UBND TP. Đồng Hới đã ban hành 04 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 18,2 tỷ đồng với diện tích 65,95ha/118,01ha (đạt 55,91%) và chiều dài 5,49km/9,87km. Đã chi trả được phạm vi 3,92km/9,87km (đạt 39,72% với giá trị 6,7 tỷ đồng).
+ UBND huyện Quảng Ninh đã ban hành 07 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 31,772 tỷ đồng với diện tích 127,58ha/181,76ha (đạt 70,19%) và chiều dài 14,68km/20,925km. Đã chi trả được phạm vi 14,75km/20,92km (đạt 70,51% với giá trị 28,962 tỷ đồng).
+ UBND huyện Lệ Thủy đã ban hành 08 quyết định với giá trị bồi thường, hỗ trợ 41,0 tỷ đồng với diện tích 93,91ha/265,24ha (đạt 35,41%) chiều dài 11,1km/31,35km. Đã chi trả được phạm vi 11,1km/31,35km (đạt 35,41% với giá trị 40,1 tỷ đồng).
2.1.4. Tiến độ giải ngân
Hội đồng GPMB các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện giải ngân kinh phí giải phóng mặt bằng với giá trị 322,42 tỷ đồng/828 tỷ đồng (đạt 38,94%), cụ thể:
+ Huyện Quảng Trạch giải ngân được 72,23 tỷ/80 tỷ đồng (đạt 90,29%);
+ Thị xã Ba Đồn giải ngân được 26,87 tỷ/75 tỷ đồng (đạt 35,83%);
+ Huyện Bố Trạch giải ngân được 147,3 tỷ/290 tỷ đồng (đạt 50,79%);
+ Thành phố Đồng Hới giải ngân được 6,7 tỷ/54 tỷ đồng (đạt 12,41%);
+ Huyện Quảng Ninh giải ngân được 34,51 tỷ/179 tỷ đồng (đạt 19,28%);
+ Huyện Lệ Thủy giải ngân được 34,8 tỷ/150 tỷ đồng (đạt 23,2%).
2.1.5. Phạm vi tuyến đã giải phóng mặt bằng
Tổng diện tích các đoạn tuyến đã giải phóng mặt bằng 619,06ha/1.155,7ha (đạt 53,57%) với chiều dài 73,42km/126,79km, cụ thể:
+ Huyện Quảng Trạch bàn giao được 158,36ha/241,6ha (đạt 65,55%);
+ Thị xã Ba Đồn bàn giao được 40,19ha/78,09ha (đạt 51,46%);
+ Huyện Bố Trạch bàn giao được 198,73ha/271ha (đạt 73,33%);
+ Thành phố Đồng Hới bàn giao được 48,25ha/118,01ha (đạt 40,89%);
+ Huyện Quảng Ninh bàn giao được 120,63ha/189,42ha (đạt 66,37%);
+ Huyện Lệ Thủy bàn giao được 52,9ha/265,24ha (đạt 19,94%).
2.1.6. Phương án Tái định cư, khu nghĩa trang
2.1.6.1. Khu Tái định cư
- Hiện có khoảng 3.082 hộ gia đình bị ảnh hưởng; trong đó, có 662 hộ dân thuộc diện tái định cư tại 21 xã, dự kiến bố trí 27 khu tái định cư với diện tích 75,49ha.
- UBND các huyện, thị xã, thành phố đang lập quy hoạch các khu tái định cư và khu nghĩa trang, cụ thể:
+ Huyện Quảng Trạch: Dự kiến 06 khu tái định cư với diện tích 15,2ha cho 118 hộ dân, tại các xã: Quảng Phương (3,1ha), Quảng Thạch (2,1ha), Quảng Thanh (2ha), Quảng Lưu (3,14ha/2 khu), Quảng Hợp (4,86ha); hiện đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 02/6 khu tái định cư, đang thẩm định các 04/6 khu còn lại.
+ Thị xã Ba Đồn: Dự kiến 02 khu tái định cư với diện tích 3,06ha cho 21 hộ dân, tại xã Quảng Lộc (2,5ha) và xã Quảng Sơn (0,56ha); đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 02/2 khu tái định cư. Hiện đang thực hiện trích đo để lập phương án giải phóng mặt bằng và thu hồi đất.
+ Huyện Bố Trạch: Dự kiến 11 khu tái định cư với diện tích 33,9ha cho 249 hộ dân; tại các xã Liên Trạch (1,27ha/2 khu), Cự Nẫm (1,74ha/3 khu), Phú Định (4,35ha/1 khu), Tây Trạch (0,96ha/1khu), Hòa Trạch (0,25ha/1 khu) và TT Nông trường Việt Trung (18,67ha/3 khu); hiện đang lập quy hoạch chi tiết các khu tái định cư.
+ Thành phố Đồng Hới: Dự kiến 01 khu tái định cư với diện tích 1,66ha cho 15 hộ dân tại thôn 6 Trung Nghĩa, xã Nghĩa Ninh, hiện đang lập nhiệm vụ quy hoạch.
+ Huyện Quảng Ninh: Dự kiến 03 khu tái định cư với diện tích 7,97ha cho 30 hộ dân, tại các xã Vạn Ninh (3,3ha/1 khu), xã Xuân Ninh (1,7ha/1 khu), xã Hiền Ninh (2,98ha/1khu). Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 03/3 khu tái định cư. Hiện đang lập dự án đầu tư đối với các khu đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
+ Huyện Lệ Thủy: Dự kiến 04 khu tái định cư với diện tích 13,7ha cho 229 hộ dân, tại các xã Phú Thủy (6,2ha/1 khu), Trường Thủy (2,2ha/1 khu), Kim Thủy (1ha/1 khu), TT Nông trường Lệ Ninh (4,3ha/1 khu). Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 02/4 khu.
2.1.6.2. Khu nghĩa trang
- Hiện có khoảng 3.605 ngôi mộ bị ảnh hưởng; theo đó, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã xác định bố trí 17 khu nghĩa trang với diện tích là 104,36ha cho 3.382 ngôi mộ tại 15 xã (Riêng 57 ngôi tại thị xã Ba Đồn và 166 ngôi tại huyện Bố Trạch đang được UBND huyện xác định di dời vào các khu nghĩa trang hiện có).
- UBND các huyện, thị xã, thành phố đang lập quy hoạch các khu nghĩa trang, cụ thể:
+ Huyện Quảng Trạch: Dự kiến 06 khu nghĩa trang với diện tích 41,09ha cho 1100 ngôi mộ tại các xã Quảng Phương (13,5ha/2 vị trí), Quảng Thạch (3,51ha/1 vị trí), Quảng Lưu (21,3ha/2 vị trí) và Quảng Thanh (2,78ha/1 vị trí); hiện đang lấy ý kiến quy hoạch chi tiết các khu nghĩa trang.
+ Huyện Bố Trạch: Dự kiến 01 khu nghĩa trang (vị trí lập đang lấy ý kiến) với diện tích 0,15ha cho 28 ngôi mộ.
+ TP. Đồng Hới: Đang lấy ý kiến của người dân để lập khu nghĩa trang cho 57 ngôi mộ.
+ Huyện Quảng Ninh: Dự kiến 07 khu nghĩa trang với diện tích 59,62ha cho 1506 ngôi mộ tại các xã Xuân Ninh (18,7ha), Hiền Ninh (5ha), Hàm Ninh (10ha), Duy Ninh (5ha), Vĩnh Ninh (3,92ha), An Ninh (10ha) và Vạn Ninh (7ha). Đã phê duyệt quy hoạch chi tiết 01/7 khu nghĩa trang (tại xã Hiền Ninh, quyết định số 1596/QĐ-CT ngày 29/9/2022), các khu nghĩa trang còn lại đang được hoàn thiện để trình phê duyệt. Hiện đang lập dự án đầu tư đối với các khu đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết.
+ UBND huyện Lệ Thủy: Dự kiến 02 khu nghĩa trang với diện tích 3,5ha cho 691 ngôi mộ tại xã Sơn Thủy (2,0ha), Phú Thủy (1,5ha); hiện đang lập quy hoạch chi tiết.
2.1.7. Di dời công trình hạ tầng kỹ thuật:
- Ngày 10/11/2022, UBND huyện Quảng Ninh có tờ trình số 327/TTr-UBND gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương về việc đề nghị thẩm định thiết kế BVTC và dự toán công trình: Di dời đường điện, viễn thông phục vụ GPMB dự án, hạng mục Di chuyển đường điện.
- Ngày 15/11/2022, UBND huyện Lệ Thủy có tờ trình số 2678/TTr-UBND gửi Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công thương về việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình Di dời, hoàn trả hệ thống đường điện 500kV và 200kV bị ảnh hưởng do GPMB thực hiện dự án.
- Các địa phương còn lại đang chỉ đạo tư vấn lập hồ sơ di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.
2.2. Nguồn vốn bố trí cho GPMB
- Số liệu được tổng hợp từ báo cáo của các huyện sau khi cập nhật, rà soát hiện trường trên cơ sở các mốc GPMB được bàn giao cơ bản hoàn thành (cập nhật đến ngày 07/12/2022):
+ Huyện Quảng Trạch cần khoảng: 735 tỷ đồng [1];
+ Thị xã Ba Đồn cần khoảng: 565,159 tỷ đồng[2]
+ Huyện Bố Trạch cần khoảng: 1.355,323 tỷ đồng[3];
+ Thành phố Đồng Hới cần khoảng: 176 tỷ đồng[4]
+ Huyện Quảng Ninh cần khoảng: 690,15 tỷ đồng[5];
+ Huyện Lệ Thủy cần khoảng: 783,116 tỷ đồng[6].
+ Đất Quốc phòng (bao gồm tài sản): 170,872 tỷ đồng[7]
+ Tổng cộng: 4.475,504 tỷ đồng
2.3. Về các công trình xây dựng, cơi nới trong phạm vi dự án
Hiện nay, còn 27 hộ gia đình có công trình xây dựng, cơi nới trên tuyến, trong đó: Huyện Quảng Trạch còn 20 hộ và huyện Lệ Thủy còn 07 hộ. Thời gian qua không phát sinh thêm các hộ xây dựng cơi nới.
3. Khó khăn vướng mắc
3.1. Đối với đất Quốc phòng bị ảnh hưởng
Dự án qua địa phận tỉnh Quảng Bình ảnh hưởng 02 khu căn cứ chiến đấu, gồm:
- Khu căn cứ chiến đấu của Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bố Trạch có diện tích 200 ha, diện tích chiếm dụng của dự án là 8,5ha, ảnh hưởng tới 01 điểm đất quốc phòng có diện tích 117ha.
- Khu căn cứ chiến đấu của Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Đồng Hới có diện tích 150 ha, diện tích chiếm dụng của dự án là 18ha, ảnh hưởng tới 02 điểm đất quốc phòng có diện tích 2,211ha.
- Tổng diện tích chiếm dụng của dự án đối với phạm vi đất quốc phòng trên địa bàn tỉnh là 26,5ha, tuy nhiên diện tích cần phải giải phóng mặt bằng để đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng là 119,211ha (Theo Điều 9 Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 16/01/1995 của Chính phủ về Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự).
- Ngày 27/9/2022, Tổng Cục quản lý đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Bình tại Công văn số 2419/TCQLĐĐ-CQHĐĐ, tuy nhiên, địa phương vẫn chưa rõ có được thu hồi phần diện tích đất còn lại (110,711ha) không còn đảm bảo để tiếp tục sử dụng theo các quy định về quốc phòng?
- Ngày 01/11/2022, Bộ GTVT có công văn số 11392/BGTVT-CQLXD đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND tỉnh thực hiện đối với nội dung này.
- Ngày 10/11/2022, Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng đã tổ chức làm việc thống nhất phương án giải quyết những khó khăn, vướng mắc; tuy nhiên, địa phương chưa nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng.
3.2. Đối với di dời các các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Trong phạm vi giải phóng của Dự án có một số công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội bị ảnh hưởng một phần, như: chợ, trường học, trụ sở UBND xã, nhà văn hóa…nhiều khu vực diện tích trong phạm vi giải phóng mặt bằng và diện tích trong mốc lộ giới chiếm dụng hơn 1/2 diện tích đất được cấp và đang sử dụng; có một số vị trí trường học thì diện tích còn lại lớn hơn 1/2 diện tích đất được cấp và đang sử dụng thì Dự án đi chéo cả khu đất hiện trạng nên rất khó khăn trong việc bố trí lại công năng sử dụng của trường học. Đối chiếu với quy định pháp luật các ngành: Nếu bố trí hoàn trả các công trình trên diện tích đất còn lại nêu trên thì cảnh quan công trình không đảm bảo, công năng sử dụng không đảm bảo, nhất là tại các công trình trường học sẽ thiếu sân chơi cho học sinh, thiếu cây xanh, thiếu bãi đổ xe, các trường học mà ở bên cạnh đường cao tốc thì khó đảm bảo điều kiện yên tĩnh cho việc dạy và học (độ ồn khó đảm bảo tiêu chí cho phép), khó đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chuẩn trường giáo dục… không đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân cũng như cán bộ, công chức, viên chức và học sinh trên địa bàn các xã, sẽ tạo ra phản ứng tiêu cực khi triển khai thực hiện Dự án.
- Ngày 01/11/2022, Bộ GTVT có công văn số 11392/BGTVT-CQLXD đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn UBND tỉnh thực hiện đối với nội dung này.
4. Kiến nghị, đề xuất
4.1. Đối với các Ban Quản lý dự án – Bộ Giao thông vận tải đề nghị
- Thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế làm cơ sở bàn giao mặt bằng theo tiến độ của Chính phủ giao.
- Đẩy nhanh công tác cắm mốc giới hạn xác định hành lang an toàn đường bộ, làm cơ sở để địa phương quản lý hành lang an toàn giao thông đường bộ; đồng thời, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ gia đình bị ảnh hưởng.
- Chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng, trình giải quyết đối với các nội dung vượt thẩm quyền; đồng thời, tiếp nhận mặt bằng sạch để triển khai các công việc tiếp theo.
4.2. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ động bàn giao mặt bằng sạch cho các Ban Quản lý dự án – Bộ GTVT để triển khai các công việc tiếp theo.
- Khẩn trương phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tiến hành chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng; đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng các gói thầu xây lắp.
- Khẩn trương lập, phê duyệt dự án đầu tư các khu tái định cư, khu nghĩa trang; đồng thời lập, trình phê duyệt hồ sơ thiết kế di dời, hoàn trả các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Khẩn trương hoàn thành việc lập điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 đúng tiến độ; lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án các khu tái định cư, khu nghĩa địa để triển khai xây dựng bố trí tái định cư, di dời mồ mã cho người dân đảm bảo tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án.
4.3. Đối với các Sở ngành và cơ quan truyền thông: Đề nghị tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác giải phóng mặt bằng và tuyên truyền để người dân hiểu, đồng thuận với việc triển khai dự án.
4.4. Đối với di dời các các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và đất Quốc phòng bị ảnh hưởng.
Ngày 05/12/2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn số 7336/BTNMT-TCQLĐĐ hướng dẫn đối với các nội dung này, hiện đang được cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tham mưu, hướng dẫn thực hiện.
Riêng đối với nội dung đất và công trình quốc phòng bị ảnh hưởng, Cục Tác chiến – Bộ Quốc phòng chưa có ý kiến hướng dẫn, đề nghị Cục Tác chiến sớm có hướng dẫn để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện.
II. Dự án thành phần 1- Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình
1. Tổng quan dự án
- Tuyến gồm 03 đoạn với tổng chiều dài 80km, gồm: Đoạn Nam Roòn - Quảng Phúc dài 21,9km; Đoạn Nam Cầu Lý Hòa - Quang Phú dài 15,5km; Đoạn Hà Trung - Mạch Nước dài 42,6km (không bao gồm đoạn qua FLC dài 5,8km do Nhà đầu tư tự thực hiện).
- Quy mô thiết kế: Tuyến được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. Bề rộng nền đường: 12m; Bề rộng mặt đường và lề gia cố: 11,0m.
- Tổng mức đầu tư: 2.197 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương). Thời gian thực hiện: Năm 2021 - 2026.
- Toàn tuyến có tổng diện tích đất thu hồi 199,33ha, đi qua địa bàn 16 xã, phường của 6 huyện, thị xã, thành phố, ảnh hưởng đến 1.125 hộ dân và 37 tổ chức. Trong đó có tổng số khoảng 166 hộ bị ảnh hưởng nhà ở và đất ở, trong đó: khoảng 60 hộ có nhà ở bị ảnh hưởng phải di dời tái định cư, khoảng 106 hộ bị thu hồi đất ở có nguyện vọng bồi thường bằng đất.
- Tái định cư: Theo đề xuất của các huyện tổng số vị trí dự kiến khu tái định cư là 08 vị trí, với tổng mức đầu tư là 132,9 tỷ đồng, tổng số hộ tái định cư là 166 hộ, tổng diện tích 19,554ha.
- Toàn tuyến có 27 chủ sở hữu (gồm 05 tổ chức và 22 cá nhân) nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bị ảnh hưởng.
2. Tình hình thực hiện:
Đầu năm 2021, ngay sau khi chủ trương đầu tư của dự án được phê duyệt, Sở Giao thông vận tải (Sở GTVT) đã khẩn trương triển khai các thủ tục khảo sát, thiết kế lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (BCNCKT), lấy ý kiến của các Sở ngành có liên quan để hoàn thiện Hồ sơ, báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) để trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định. Trên cơ sở đó, Sở GTVT đã trình và được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 08/6/2021. Theo đề nghị của địa phương (UBND huyện Quảng Trạch và UBND xã Quảng Xuân) về việc chỉnh hướng tuyến đoạn qua xã Quảng Xuân (6,1km), Sở GTVT đã báo cáo và được Thường trực Tỉnh ủy chấp thuận, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh Hồ sơ BCNCKT tại Quyết định số 812/QĐ-UBND ngày 29/3/2022.
Ngay sau khi dự án được phê duyệt BCNCKT, Sở GTVT đã tiếp tục khẩn trương triển khai công tác khảo sát, thiết kế Bản vẽ thi công và dự toán. Hiện tại, đã phê duyệt Hồ sơ BVTC và dự toán 06/7 gói thầu thuộc các đoạn Nam Roòn- Quảng Phúc, Nam cầu Lý Hòa- Quang Phú và đoạn Hà Trung- Mạch Nước, hiện đang duyệt BVTC gói XL2a còn lại của đoạn Nam Roòn- Quảng Phúc.
Hiện nay, Sở GTVT đã khởi công xây dựng được được 6/7 gói thầu xây lắp với chiều dài 73,4/80km (tỷ lệ 91,8%). Tuy nhiên, dự án vẫn gặp khó khăn trong công tác GPMB nên chưa có đủ mặt bằng để triển khai thi công công trình, hiện chỉ mới bàn giao được là 12,1/73,4km (tỷ lệ 16,5%), giá trị thực hiện: 109,565/1.486,6 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 7,37%).
Về công tác GPMB: Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực Tỉnh ủy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng với sự nỗ lực của Sở GTVT, các Sở, ban ngành, UBND cấp huyện có liên quan, sự tham gia tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng của người dân. Đến nay, công tác GPMB của Dự án đã đạt được một số kết quả như sau: Đã hoàn thành công tác trích đo, công tác thông báo thu hồi đất 80/80km (đạt 100%); công tác kiểm đếm đã hoàn thành 79,51/80km (đạt 99,38%); công tác áp giá, công khai phương án: Đã hoàn thành 60,94/80km (đạt 76,18%); công tác thẩm định, phê duyệt: Đã hoàn thành 51,16/80km (đạt 63,95%); công tác chi trả tiền bồi thường GPMB: Hoàn thành 39,74/80km (đạt 49,68%).
Về công tác giải ngân: Đến nay, nguồn vốn bố trí năm 2022 đã giải ngân được 424,27/964,547 tỷ đồng (tỷ lệ 44%), trong đó: Nguồn vốn NSTW: Đã giải ngân 400,790/700 tỷ đồng (tỷ lệ 57,26%); Nguồn vốn NS tỉnh: Đã giải ngân 23,48/264,547 tỷ đồng (tỷ lệ 8,5%).
3. Khó khăn, vướng mắc:
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc gồm: Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (do diện tích chuyển đổi rừng >50ha nên phải trình TTCP phê duyệt); công tác tái định cư; công tác di dời hạ tầng kỹ thuật; công tác quy chủ; thị trường bất động sản trên địa bàn; công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với phần tài sản trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng; đơn giá bồi thường, hỗ trợ còn chậm điều chỉnh, chưa phù hợp với tình hình thực tế; Một số người dân giáo xứ tại thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch (dài 500m) đến nay vẫn cố tình cản trở, gây khó khăn, không cho các đơn vị triển khai thực hiện như cắm mốc GPMB, RPBM...
Cụ thể các nội dung vướng mắc như sau:
* Vướng mắc về công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng:
Theo quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ, hồ sơ trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của Dự án thành phần 1- Đường ven biển đã đầy đủ theo quy định (chưa cần thủ tục phải điều chỉnh diện tích 3 loại rừng ra khỏi Quy hoạch trước khi trình cấp có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng). Bộ NN&PTNT đã có Văn bản số 4644/BNN-TCLN ngày 20/7/2022 trình Thủ tướng Chính phủ duyệt chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
Tuy nhiên, trong thời gian đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại có Văn bản số 5561/BNN-TCLN ngày 22/8/2022 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó yêu cầu: “Đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương điều chỉnh đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng diện tích đề nghị chuyển mục đích sử dụng rừng của các dự án; báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.
Trước thực tế vướng mắc do không thống nhất trong văn bản trình thẩm định số 4644/BNN-TCLN ngày 20/7/2022 và văn bản chỉ đạo số 5561/BNN-TCLN ngày 22/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND tỉnh đã có các Văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn số: 1847/UBND-KT ngày 05/10/2022 về việc đề nghị phê duyệt chủ trương CMĐSDR thực hiện Dự án thành phần 1 - Đường ven biển thuộc Dự án Đường ven biển và cầu Nhật Lệ 3, tỉnh Quảng Bình; số 1813/UBND-TH ngày 30/9/2022 về việc kiến nghị xử lý các khó khăn vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành Trung ương; số 1600/UBND-KT ngày 31/8/2022 về việc phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Sau thời gian nghiên cứu, Bộ NN&PTNT đã có Văn bản số 7738/BNN-TCLN ngày 17/11/2022 về việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh Quảng Bình; và Văn bản số 7739/BNN-TCLN ngày 17/11/2022 về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã có ý kiến cụ thể rõ ràng để hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc theo các văn bản của UBND tỉnh đối với công tác chuyển mục đích sử dụng rừng của dự án Đường ven biển như sau:
“Ngày 20/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 4644/BNN-TCLN trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương CMĐSDR để thực hiện Dự án, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng đối với 22,26467 ha rừng phòng hộ (gồm: 9,17103 ha rừng phòng hộ và 13,09364 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng có nguồn gốc thuộc quy hoạch rừng phòng hộ. Đến nay, Dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương CMĐSDR. Đối với các diện tích rừng còn lại, cụ thể:
- Đối với 29,92923 ha rừng trồng sản xuất (gồm: 18,61917 ha rừng sản xuất và 11,31006 ha đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng có nguồn gốc rừng sản xuất), UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo thẩm quyền của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
- Đối với diện tích 29,49448 ha rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng (theo Tờ trình số 572/TTr-UBND ngày 13/4/2022 và hồ sơ dự án kèm theo), pháp luật về lâm nghiệp không quy định CMĐSDR đối với diện tích đất trồng cây lâm nghiệp từ trước đến nay không thuộc quy hoạch 3 loại rừng. Đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo thống kê, kiểm đếm lập phương án bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.”
Trên cơ sở ý kiến của Bộ NN & PTNT tại Văn bản số 7739/BNN-TCLN ngày 17/11/2022, UBND tỉnh đã có Văn bản số 4889/VPUBND-KT ngày 25/11/2022 giao Sở NN&PTNT nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh để thực hiện.
* Về công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với phần tài sản trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng:
Đối với các tài sản là hồ nuôi tôm, chuồng trại chăn nuôi ngoài phạm vi dự án (tài sản có một phần nằm trong và một phần nằm ngoài phạm vi dự án) không tiếp tục sử dụng được do không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định thì bồi thường toàn bộ tài sản. Việc xác định không thể tiếp tục sử dụng, đề nghị UBND huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư, tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng xem xét phần còn lại của công trình có đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật hay không để quyết định bồi thường toàn bộ hay cho tiếp tục sử dụng theo thẩm quyền. Trường hợp cần thiết, UBND cấp huyện mời các sở, ngành, đơn vị chuyên môn có liên quan phối hợp để kiểm tra quyết định; trường hợp xác định các tài sản là hồ nuôi tôm, chuồng trại chăn nuôi ngoài phạm vi dự án tiếp tục sử dụng được thì bồi thường chi phí để cải tạo, sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo quy định.
Đối với các loại tài sản là máy móc, thiết bị, vật dụng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi không có trong bảng giá tại Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh quy định: Đối với các loại tài sản chưa có danh mục trong bộ đơn giá quy định của UBND tỉnh thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng xác định loại tài sản cụ thể và căn cứ vào Công bố giá gốc vật liệu xây dựng của Sở Xây dựng tại thời điểm xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để xác định giá trị tài sản. Trường hợp các loại vật liệu có tính chất phức tạp, đặc thù chưa có trong Công bố giá gốc vật liệu xây dựng thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện thuê đơn vị tư vấn định giá để làm căn cứ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh cho chủ trương giải quyết.
* Các công tác còn lại như Công tác tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật: UBND tỉnh đã giao cho UBND các huyện làm chủ đầu tư, tuy nhiên đến nay UBND các huyện triển khai thực hiện vẫn còn rất chậm, nguyên nhân là do vướng mắc các thủ tục để thực hiện như: bổ sung vào Quy hoạch, quy hoạch chi tiết, thiết kế lập phương án, thẩm định, phê duyệt…
Trong quá trình thực hiện GPMB, vẫn còn gặp các trường hợp khó khăn về công tác quy chủ: Một số thửa chưa thể quy chủ sử dụng đất do chuyển nhượng qua nhiều người hoặc hộ dân chưa đồng thuận về diện tích thu hồi. Không ban hành được Thông báo thu hồi đất do có sự sai khác giữa vị trí hướng tuyến của Dự án đã được phê duyệt so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện. Bên cạnh đó, tình hình thị trường bất động sản mua bán chuyển nhượng nhiều và biến động giá tăng cao khu vực ven biển sau các đợt đấu giá đất (FLC, Hải Ninh, Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy) ảnh hưởng lớn đến công tác định giá đất cụ thể, công tác quy chủ trong trích đo chỉnh lý thu hồi đất.
4. Đề xuất, kiến nghị:
Nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc trên và để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. Sở GTVT xin đưa ra một số giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường GPMB, cụ thể như sau:
1. Về công tác chuyển đổi mục đích sử dụng rừng: Đề nghị Sở NN&PTNT khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung theo hướng dẫn của Bộ NN& PTNT tại văn bản số 7739/BNN-TCLN ngày 17/11/2022 như sau:
(i) Đối với diện tích 22,26467 ha rừng phòng hộ, đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng, ngay sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tại kỳ họp tháng 12/2022 sắp tới, Sở Nông ghiệp và PTNT khẩn trương tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm xem xét, quyết định;
(ii) Phần diện tích rừng còn lại Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải và các địa phương liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục theo theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại văn bản số 7739/BNN-TCLN ngày 17/11/2022.
2. Các công tác khác liên quan GPMB gồm:
- Công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB đối với phần tài sản trang trại nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi của các hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng: Đề nghị UBND các huyện thực hiện thủ tục đền bù theo chỉ đạo tại Thông báo số 3457/TB-UBND ngày 05/9/2022 của Văn phòng UBND tỉnh và hoàn thành trước ngày 31/12/2022 để bàn giao mặt bằng cho Chủ đầu tư. Trường hợp có vướng mắc khẩn trương tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo trước ngày 15/12/2022.
- Công tác tái định cư: Theo chỉ đạo tại Thông báo số 3457/TB-UBND ngày 05/9/2022 của Văn phòng UBND tỉnh, các huyện phải hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án tái định cư trước ngày 30/9/2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có huyện nào hoàn thành. Đề nghị UBND các huyện khẩn trương thực hiện và phê duyệt quy hoạch chi tiết các dự án tái định cư; lập, phê duyệt dự án và thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo triển khai xây dựng các khu tái định cư trước ngày 31/12/2022.
3. Vướng mắc người dân cản trở công tác cắm cọc GPMB đoạn tuyến qua thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch dài 500m: Đề nghị Huyện ủy và UBND huyện Quảng Trạch tiếp tục vận động, thuyết phục Linh mục và Hội đồng mục vụ để thống nhất.
4. Bên cạnh đó, đề nghị UBND các huyện, thị xã và thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng. Qua đó, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB để cùng phối hợp với Sở GTVT trong công tác đền bù GPMB, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai các dự án, hoàn thành công trình đúng thời hạn
(Bài phát biểu thảo luận cùa đồng chí Phạm Văn Năm, Giám đốc Sở Giao thông và Vận tải tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)
- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Quảng Trạch trong năm 2022 và công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện (13/12/2022)
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023 trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Tỉnh (13/12/2022)
- Tình hình thực hiện GPMB các Dự án trọng điểm; công tác quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giáo viên; thu ngân sách; công tác đấu giá, thu tiền sử dụng đất trên địa bàn (13/12/2022)
- Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023 (13/12/2022)
- Vấn đề phát triển du lịch của tỉnh và những giải pháp (13/12/2022)
- Công tác GPMB dự án Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam và Dự án thành phần 1- Đường ven biển đoạn đi qua huyện Bố Trạch (09/12/2022)
- Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cho cơ sở thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Ba Đồn (09/12/2022)
- Tình hình tiếp nhận và xử lý hồ sơ về đất đai trên địa bàn huyện Lệ Thủy (09/12/2022)
- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo: Khó khăn, thách thức và giải pháp thực hiện (09/12/2022)
- Cơ hội, thách thức và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới ở tỉnh Quảng Bình (09/12/2022)