Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 3

  • Hôm nay 590

  • Tổng 2.842.508

Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2022 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023

15:34, Thứ Ba, 13-12-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình triển khai thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  5 năm, giai đoạn 2021-2025 đã xác định. Chúng ta triển khai thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều thuận lợi, song cũng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức; đặc biệt là hậu quả, hệ quả của đại dịch Covid 19 để lại năng nề; xung đột quân sự Nga và Ucraina kéo dài, gậy hệ lụy xấu; giá xăng dầu, nguyên vật liệu tăng mạnh tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế và tác động đến xã hội.

 

 

Toàn cảnh kỳ họp

 

Song với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị; sự cố gắng nỗ lực của các địa phương, các ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh; kinh tế xã hội của tỉnh nhà đạt đươc những kết quả khả quan, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được cũng cố và tăng cường. Tốc độ tăng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,75%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, đúng với định hướng, xu thế phát triển hiện đại; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có nhiều khởi sắc, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, xã hội số được chỉ đạo triển khai quyết liệt, mang lại hiệu quả cao, thuận lợi cho người dân.

 

Kết quả trên là nhờ sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo khoa học của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, mặt trận, đoàn thể các cấp; sự đoàn kết nhất trí chung sức, chung lòng, nổ lực đổi mới, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thách thức của các ngành, các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh.

 

Đóng góp vào những kết quả kinh tế xã hội  trong năm 2022 của tỉnh nhà, LLVT tỉnh đã bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và nhiệm vụ trọng tâm về công tác quân sự, quốc phòng, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của trung ương, của tỉnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; thế trận khu vực phòng thủ, thế trận lòng dân vững chắc.

 

Thứ hai, LLVT tỉnh luôn là lực lượng tuyệt đối trung thành với cấp ủy, chính quyền, gắn bó mật thiết với nhân dân, là lực lượng nòng cốt tham gia giúp đỡ nhân dân; phòng chống dịch Covid 19; phòng chống, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện tốt công tác dân vận, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

 

Thứ ba, chủ động nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ ngoại biên và ngay cả trong nội biên; phối hợp năm chắc tình hình, chủ động dự báo, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tham mưu xử lý kịp thời, hiệu quả giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ, không để tạo ra điểm nóng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

 

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta vẫn còn một số khó khăn, thách thức cụ thể đó là: Thu ngân sách vượt kế hoạch, chỉ tiêu đề ra, nhưng chưa đạt tính bền vững, chủ yếu dựa vào nguồn thuê và cấp quyền sử dụng đất, trong khí đó, dự báo trong thời gian tới nguồn này càng ngày càng thắt chặt và giảm; cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn hạn chế, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch còn thiếu về số lượng, chưa thể hiện tính chuyên nghiệp cao; liên kết chuỗi du lịch và dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm, hưởng thụ các dịch vụ đối với khách du lịch chưa thật sự đồng bộ, để thu hút, níu chân khách du lịch. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dung công nghệ cao trong  nông nghiệp chưa nhiều, hiện quả mang lại chưa cao. Sau đại dịch Covid 19, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chưa kịp hồi phục, thì vào những tháng cuối năm lãi suất ngân hàng tăng cao tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh và tồn tại của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh chủ yếu ở quy mô nhỏ, trình độ, năng lực cạnh tranh thấp do đó càng khó khăn hơn.

 

Bước sang năm 2023, dự báo các khó khăn của năm 2022 vẫn còn hiện hữu, là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện và hoàn thành các mục tiêu chỉ tiêu nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ đề ra. Các chỉ tiêu chúng ta đề ra là có cơ sở, phù hợp với thực tiễn và có tính kế thừa, phát triển; tuy nhiên để thực hiện và hoàn thành các mục tiêu trên đòi hỏi phải có quyết tâm cao, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở. Các nhiệm vụ, giải pháp đề cập trong báo cáo đã toàn diện, tôi xin đề cập làm rõ một số giải pháp cụ thể sau;

 

Thứ nhất, tập trung xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; chú trọng xây dựng chính quyền cơ sở của dân, do dân, vì dân, đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm làm chủ của nhân dân; khơi dậy và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; cụ thể hóa hơn nữa; triển khai quyết liệt các chương trình trọng điểm mà nghị quyết đại hội đã đề ra; khơi dậy mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà; lấy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường QP-AN  là mục tiêu hàng đầu.

 

Thưa hai, khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội; đặc biệt là thế mạnh trong nông nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản; du lịch; xây dựng thương hiệu, thực hiện các thủ tục cung cấp, mua bán hiện đại; đẩy mạnh việc thành lập các vùng sản xuất chuyên canh; liên kết giữa sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa; trong đó chú trọng khâu chế biến, bảo quản và quảng bá sản phẩm để nâng cao chất lượng, giá thành sản phẩm.

 

Thứ ba, đối với LLVT sẽ nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng, an ninh với kinh tế. Đây là nhiệm vụ vừa là định hướng cơ bản: Lấy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường QP-AN là mục tiêu hàng đầu; với nguyên tắc ổn đinh chính trị là trọng yếu, thường xuyên. Năm 2023, LLVT tỉnh sẽ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về quốc phòng. Xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận ANND, nền BPTD, thế trận BPTD vững chắc; tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ diễn tập phòng thủ và phòng thủ dân sự cấp tỉnh; tăng cường phối hợp giữa 3 lực lượng công an, quân sự, biên phòng bảo đảm an ninh trật tự; nắm chắc, dự báo đúng tình hình, tham mưu xử trí kịp thời các tình huống, không để bị động, bất ngờ. giữ vững ổn định để phát triển kinh tế, xã hội.

 

Thứ tư, tập trung giải quyết tốt mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội; gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về mức sống, hưởng thụ các giá trị văn hóa của các tầng lớp dân cư và nhân dân các vùng trên địa bàn tỉnh, coi đây là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động sau dịch, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống nhân dân.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Đinh Xuân Hướng,

Tổ đại biểu thị xã Ba Đồn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII) 

Các tin khác