Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 1

  • Hôm nay 663

  • Tổng 2.779.779

Vấn đề phát triển du lịch của tỉnh và những giải pháp

15:33, Thứ Ba, 13-12-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020-2025, Chương trình hành động số 01 ngày 9/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021 – 2025, thời gian qua, bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khai thác các tiềm năng, thế mạnh về du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Đây là một chủ trương đúng đắn, tạo được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, nhân dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 

 

Đại biểu Dương Thị Thu Hiền phát biểu thảo luận

 

Với việc ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch về phát triển du lịch từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở kèm theo các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch đã khơi dậy, phát huy các lợi thế, tài nguyên về du lịch của các vùng, các địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ nét, qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

 

Nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch, ngành, nghề du lịch trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đối với các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên và các cộng đồng dân cư được nâng lên, nhất là trong công tác bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị các tài nguyên du lịch.

 

Môi trường kinh doanh và phục vụ du lịch được bảo đảm an toàn, lành mạnh; các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa trên cơ sở tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, tâm linh; đặc biệt, loại hình du lịch cộng đồng homestay, farmstay phát triển mạnh. Nhiều loại hình nghệ thuật và giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm phục dựng như Lễ hội đua thuyền truyền thống của các huyện; Lễ hội Cầu ngư của tỉnh Quảng Bình, Lễ hội Đập trống của đồng bào Macoong, xã Thượng Trạch ...  

 

Công tác quảng bá, giới thiệu các giá trị tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh thông qua nhiều hình thức, nhất là qua các nền tảng số được đẩy mạnh và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tuyên truyền hình ảnh, thông tin về các điểm đến Quảng Bình cho du khách trong và ngoài nước, thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm.

 

Công tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch được chú trọng đã mang lại những kết quả khả quan như: UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021-2023, trong đó có 12 dự án thuộc lĩnh vực du lịch; 16 dự án từ nguồn vốn xã hội hóa được chấp thuận đầu tư trên lĩnh vực du lịch; tỉnh đã bố trí trên 368 tỷ vồn đầu tư công cho 5 dự án thuộc lĩnh vực du lịch và rất nhiều các dự án khác có liên quan góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn.

 

Có thể khẳng định rằng, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid 19 nhưng trong thời gian qua, với những quyết tâm chính trị, những giải pháp quyết liệt, sát đúng trong lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, bức tranh ngành du lịch tỉnh nhà đã có những chuyển biến rõ nét, các hoạt động, dịch vụ du lịch sớm hồi phục, phát triển mạnh và doanh thu đạt cao sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội của tỉnh phát triển.

 

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, du lịch tỉnh nhà nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó là những nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri tỉnh nhà trước sự phát triển của một ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, đó là:

 

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch còn chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông. Các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách còn thiếu như: Chưa có các khu vui chơi giải trí, mua sắm chất lượng cao tại trung tâm du lịch Phong Nha, địa bàn huyện Bố Trạch chưa có các khách sạn từ 3 sao trở lên, khu nghỉ dưỡng ven biển, nhà hàng đạt chuẩn...

 

- Tiềm năng du lịch ở bãi biển Đá Nhảy chưa được phát huy, một số dự án đầu tư kém hiệu quả tại khu vực này chưa có giải pháp xử lý dứt điểm để hạn chế lãng phí tài nguyên du lịch. Vấn đề này cũng là vấn đề được cử tri trên địa bàn huyện rất quan tâm, đề xuất, kiến nghị tại nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri.

 

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện tại đang ở mức vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu; các mô hình du lịch cộng đồng còn phát triển tự phát, hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp.

 

- Tình trạng các cơ sở du lịch cộng đồng phát triển thiếu quy hoạch, định hướng có nguy cơ dẫn tới trùng lặp các loại hình dịch vụ, cung vượt quá cầu, hiệu quả thấp, thiếu bền vững.

 

- Các nguồn lực đầu tư cho du lịch của tỉnh còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư du lịch lớn của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Một số dự án được chấp thuận đầu tư nhưng tiến độ triển khai còn chậm.

 

- Công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương ở một số hoạt động hiệu quả chưa cao.

 

Những hạn chế trên có nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân khách quan là dịch bệnh covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển của ngành và năng lực tài chính của các doanh nghiệp dẫn đến việc đầu tư phát triển cho các sản phẩm du lịch, các dự án bị ảnh hưởng và chậm tiến độ. Là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng nội lực về kinh tế thấp, việc huy động các nguồn lực bên trong để đầu tư cho phát triển du lịch gặp nhiều khó khăn trong khi nhu cầu đầu tư là rất lớn.

 

Kế hoạch số 117 ngày 22-1-2021 của UBND tỉnh thực hiện chương trình hành động số 01 ngày 9-12-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021- 2025 đã xác định mục tiêu chung là: đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xã hội bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Quảng Bình gắn với những hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc: du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch hang động, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch thể thao, nghỉ dưỡng cao cấp; tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch Quảng Bình là điểm đến hàng đầu tại Việt Nam và trung tâm du lịch mạo hiểm của khu vực Đông Nam Á.

 

Để tiếp tục hiện thực mục tiêu đó trong những năm tới, khác phục một số hạn chế trong thời gian qua, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

 

Thứ nhất: UBND tỉnh sớm chỉ đạo hoàn thiện nội dung quy hoạch phát triển du lịch Quảng Bình, trên cơ sở đó để các ngành, các địa phương chỉ đạo, định hướng phát triển các cơ sở hoạt động động du lịch, hạn chế tình trạng các cơ sở du lịch phát triển tự phát dẫn tới hoạt động kém hiệu quả, thiếu bền vững. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chuyển dịch cơ cấu lao động vùng.

 

Thứ hai: Tiếp tục có giải pháp mạnh để chỉ đạo xây dựng, cải tạo, chỉnh trang hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch tại trung tâm du lịch Phong Nha - Kẽ Bàng – trái tim du lịch của Tỉnh Quảng Bình, tạo được sự thay đổi cơ bản về diện mạo hạ tầng khu vực này, nhất là xây dựng trung tâm vui chơi, mua sắm, khách sạn, nhà hàng cao cấp để kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Đây là vấn đề cử tri huyện Bố Trạch rất quan tâm và mong muốn cơ sở hạ tầng du lịch của Phong Nha – Kẽ bang phải được đầu tư để xứng tầm là Di sản thiên nhiên thế giới. Đặc biệt là sau thời gian 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh covid-19, một số công trình, địa điểm du lịch bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ.

 

Thứ ba: Có giải pháp hữu hiệu để giải quyết các dự án đầu tư kém hiệu quả tại khu vực bãi biển Đá Nhảy. Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trên lĩnh vực du lịch để hạn chế tình trạng dự án treo, chậm tiến độ, nhất là các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư giai đoạn 2021-2022, trong đó có 16 dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa. Trong đó, tại huyện Bố Trạch có 02 dự án đó là dự án Khu nghĩ dưỡng Sao Mai ở thị trấn Phong Nha và dự án Khu du lịch sinh thái Pacific xã Thanh Trạch đến nay chưa khởi động.

 

Thứ tư: Đề nghị Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với huyện Bố Trạch để thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan nhằm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản, cũng như các nội dung liên quan đến phát triển bền vững các hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Dương Thị Thu Hiền,

Tổ đại biểu huyện Bố Trạch tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII) 

Các tin khác