Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 177

  • Tổng 2.779.287

Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cho cơ sở thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Ba Đồn

16:49, Thứ Sáu, 9-12-2022

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Trong những năm qua bên cạnh những thành quả đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như tốc độ tăng trưởng đạt 4.83%, thu nhập bình quân đầu người đạt 49.3 triệu đồng năm 2021, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ trên các lĩnh vực như hệ thống giao thông, dịch vụ, hệ thống giáo dục, … tiếp tục cho công cuộc xây dựng nông thôn mới Toàn tỉnh hiện nay củng đã tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021- 2025, và những thành quả đạt được là diện mạo của tỉnh ngày một đổi thay và phát triển, nhất là khu vực nông thôn, niềm núi được thay đổi bộ mặt, hệ thống giao thông liên thôn, đường làng ngỏ xóm, hệ thống giao thông nội đồng, trường học… tạo điều kiện cho nhân dân thuận lợi trong phát triển kinh tế củng như đời sống ngày một nâng cao.

 

 

Đại biểu Nguyễn Xuân Hoàn phát biểu thảo luận

 

Riêng về khu vực thị xã Ba Đồn, công cuộc xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào phát triển sâu rộng trong toàn thể nhân dân từ cấp thị đến các thôn xóm, tổ dân phố với những thành quả to lớn, như hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới trên toàn thị xã giai đoạn 2010 – 2020, hệ thống giao thông liên thôn xã, giao thông nội đồng, trường học… thu nhập bình quân đầu người được nâng lên từ 39,3 năm 2020, 42,8 triệu năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm… đã đưa thị xã Ba Đồn ngày một phát triển, đồi sống người dân ngày một nâng cao từ thành thị đến nông thôn.

 

Sang giai đoạn 2021 – 2025 chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến nay duy trì 10/10 xã đạt xã nông thôn mới, 6/6 phường đạt đô thị văn minh, dự kiến cuối năm 2022 xã Quảng Hải đạt xã nông thôn mới nâng cao. Và đã đem lại những hiệu ứng trong toàn đảng, toàn dân thị xã như:

 

- Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm thực hiện. Nhận thức của đại đa số cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt và trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước. Dân chủ cơ sở được nâng cao hơn, ý thức và trách nhiệm làm chủ của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.

 

- Công tác tuyên truyền, vận động được các đơn vị, địa phương và các tổ chức chính trị xã hội quan tâm thực hiện. Công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân được quan tâm

 

- Cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

 

Bên cạnh những thuận lợi và thành quả đạt được vẫn còn không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn thị xã Ba Đồn, như:

 

Điều kiện địa hình, hàng năm thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nên khó khăn trong việc đầu tư và kêu gọi đầu tư thực hiện vườn mẫu nông thôn mới cũng như các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nhất là khu vực 10 xã vùng nam thị xã Ba Đồn.

 

Công tác thực hiện vườn mẫu nông thôn mới, khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu chưa được trở thành phong trào và hiệu quả thiết thực, kinh phí hỗ trợ cho vườn mẫu còn hạn chế, hiện nay là 20.000.000VND

 

Ngoài ra một số chỉ tiêu trong bộ tiêu chí nâng cao vượt quá khã năng thực tế của địa phương nên rất khó trong công tác triển khai thực hiện như:

 

Tiêu chí số 2 giao thông: Cây xanh trên các tuyến đường liên xã, liên thôn và ngõ xóm đảm bảo đạt 80% khó thực hiện. Vì hiện trạng các tuyến đường ngõ xóm tại các khu dân cư mặt đường từ 1,5-2,5m, địa phương đang tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất, hiến tài sản để mở rộng mặt đường tối thiểu 3m cũng đang gặp nhiều khó khăn nên để có hệ thống cây xanh hai bên đường càng khó thực hiện. trong khi đó việc giải phóng mặt bằng không có kinh phí để hỗ trợ về tài sản trên đất

 

Tiêu chí 13.6: Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng: nội dung này nên áp dụng cho các vùng trồng, trang trại có các loại cây trồng có diện tích lớn phục vụ xuất khẩu nhằm theo dõi, khảo sát tình hình và cấp chứng chỉ truy xuất nguồn gốc sản phẩm; địa bàn thị xã Ba Đồn: 10 xã chỉ trồng lúa là chủ lực để đảm bảo an ninh lương thực nên việc áp dụng nội dung này rất khó khăn trong quá trình thực hiện.

 

+ Tiêu chí 14.3: Tỷ lệ người dân tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa (áp dụng đạt cho cả nam và nữ) và tiêu chí số 14.4: Tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử: Đa số người dân đang thực hiện khám chữa bệnh trực tiếp từ trạm và các bệnh viện. Việc tham gia và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa và có sổ khám bệnh điện tử khó thực hiện vì tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh còn thấp.

 

+ Tiêu chí 17.10: Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng>5% chưa phù hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh.

 

Để kịp thời tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cho cơ sở thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Ba Đồn. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số nội dung sau:

 

Tiếp tục hỗ  trợ  nguồn vốn cho các công trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nhất là  các công trình đê  kè  tại các địa bàn có  nguy cơ  sạt lỡ  cao  ở  hai bên bờ  sông như thôn Cồn Sẻ quãng lộc, thôn công hòa quảng trung, …. tiếp tục tạo điều kiện, kêu gọi các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn để tạo ra các chuổi liên kết trong sản xuất nông nghiệp

 

Trong xây dựng nông thôn mới thì  vai trò  của thôn, tổ  dân phố , bí  thư  các chi bộ  là  rất lớn góp phần thành công đầu tiên cho phong trào xây dựng nông thôn mới, nhưng hiện nay phụ  cấp của họ  là  rất thấp từ  1.192.000 đồng thôn loại  2 v à  1.341.000 đồng thôn loại  1, nhất  là  phó  thôn lại không có  phụ  cấp, để tạo điều kiện cho đội ngủ này tham gia tích cực hơn nữa, unbd tỉnh có phương án nâng phụ cấp lên cho họ theo nguồn dôi dư từ nghị định 34 của chính phủ.

 

 Bộ  tiêu chí  nông thôn mới nâng cao theo quyết định số  2379/Q Đ –UBND ngày 5/9/2022 của UBND tỉnh có  một số  tiêu chí , nội dung chưa sát thực với địa phương, nên rất khó  để triển khai thực hiện trong thực tiển, cần có phương án kiểm tra điều chỉnh phân vùng địa  bàn cho phù hợp với điều kiện thực tại với địa bàn, nhằm nâng cao hiệu quã  trong quá trình triển khai thực hiện.

 

(Bài thảo luận của đại biểu Nguyễn Xuân Hoàn,

Tổ đại biểu thị xã Ba Đồn tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XVIII)

Các tin khác