Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 741

  • Tổng 2.867.651

Một số giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới

8:13, Thứ Hai, 13-12-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Năm 2021, triển khai thực hiện phát triển kế hoạch kinh tế - xã hội trong điều kiện gặp không ít khó khăn do hậu quả nặng nề của lũ lụt năm 2020 để lại; dịch bệnh trên gia súc xẩy ra hầu hết các địa phương; nguồn lực đầu tư cho tỉnh còn hạn chế và đặc biệt là tác động của đại dịch Covid19 ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, du lịch, dịch vụ…nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân chung sức đồng lòng, nỗ lực vượt bậc, khắc phục hậu quả, với tinh thần thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm soát không để dịch bệnh lây lan, vừa phục hồi phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện mới, do đó kinh tế vẫn duy trì tăng trưởng; lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm chăm lo và chỉ đạo thực hiện; các lĩnh vực y tế, giáo dục, an sinh xã hội, việc làm, tài nguyên môi trường…đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào việc duy trì ổn định, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

 

 

Đại biểu Trần Ngọc Sâm, Tổ đại biểu huyện Bố Trạch

 

Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh Covid19 còn một số vấn đề nổi lên mà chúng ta cần quan tâm.

 

Thứ nhất: Mạng lưới y tế cơ sở có vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Những năm qua, tỉnh ta đã tập trung huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Hiện nay mỗi xã phường đều có 01 trạm y tế, ngoài ra còn có các nhân viên y tế về thôn, bản…Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội vừa qua đã cho thấy những bất cập, khó khăn, trong đó có những hạn chế của hệ thống y tế cơ sở. Hiện nay nhiều trạm y tế đã xuống cấp, trang thiết bị thiếu thốn, lực lượng mỏng, khuôn viên chật hẹp, không đủ điều kiện để mở rộng nâng cấp thành trung tâm cách ly, trung tâm điều trị F0 khi dịch bệnh bùng phát mạnh. Trong điều kiện bình thường người dân cũng rất ít đến các Trạm y tế cơ sở để khám, chữa bệnh kể cả những bệnh nhẹ, mà thường vượt tuyến lên bệnh viện tuyến trên, gây quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, vì họ chưa thật tin tưởng vào y tế cơ sở. Khi có dịch bệnh xẩy ra việc thực hiện phương châm “4 tại chỗ” rất khó khăn, ít nơi thực hiện được mà thường trông chờ vào sự chi viện của lực lượng trên về, kể cả việc tổ chức an táng người từ trần vì dịch bệnh Covid19, ở một số cơ sở cũng chưa có phương án cụ thể, còn lúng túng khi sự việc xẩy ra, rất may mắn là số ca tử vong do Covid19 ở tỉnh ta chưa nhiều.

 

Từ thực tiễn đó, cần tập trung đầu tư nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân và thực hiện công tác phòng chống dịch. Trước hết phải đầu tư ngân sách để xây dựng củng cố, nâng cấp cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị, vật tư y tế, tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, trách nhiệm cho đội ngũ y tế, bác sỹ và có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm động viên khuyến khích đội ngũ y tế cơ sở hoạt động có hiệu quả.

 

Thứ hai: Vào thời điểm đại dịch Covid19 bùng phát mạnh trên cả nước cũng như ở tỉnh ta thì người lao động ở các tỉnh phía Nam, nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của dịch Covid19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị ngưng trệ, người lao động mất việc làm kéo dài, thu nhập đời sống không còn đảm bảo dẫn đến di chuyển ồ ạt trở về các địa phương quê hương và vẫn kéo dài đến hiện nay, làm cho công tác phòng, chống dịch bệnh thêm khó khăn (trong đó tỉnh thuê các chuyến máy bay, tàu hỏa vào đón bà con về và rất nhiều người tự về). Những người về từ vùng dịch có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho gia đình và cộng đồng rất cao, nhưng có người không tự giác khai báo, tự giác đi cách ly hoặc trốn cách ly. Mặt khác đời sống gia đình lại thêm chồng chất khó khăn vì không có lương, không có việc làm, chổ ở không ổn định khi ở ngay chính quê hương của mình. Đồng thời số người lao động về quê ngày càng tăng, nên rất dễ xẩy ra tình trạng dư thừa lao động, nhất là ở những vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.

 

Do đó cần tăng cường chủ động rà soát, giám sát, xét nghiệm, quản lý, cách ly các trường hợp có nguy cơ cao đến từ địa bàn có dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 và Công điện số 1700/CĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ y tế. Người đã tiêm đủ liều Vacxin phòng Covid19, tự theo dõi sức khỏe tại nhà nơi cư trú trong 07 ngày kể từ ngày về địa phương. Người chưa tiêm đủ liều vacxin phòng Covid19 phải cách ly 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo, nghiêm túc thực hiện thông điệp 5K và xét nghiệp virut sars-cov-2 hai lần. Đồng thời cần có phương án đạo tạo nghề nghiệp, tạo việc làm cho người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện cách ly xong. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, ưu tiên những người trở về từ vùng dịch vay vốn tại Ngân hàng CSXH để tự tạo việc làm. Mặt khác cần động viên họ tiếp tục vào làm việc tại nơi sản xuất trước đây, khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trở lại hoạt động.

 

Thứ ba: Nhân dân và cán bộ, hội viên CCB luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Đồng thời tích cực hưởng ứng lời kêu gọi phòng chống đại dịch Covid19 ngày 27/9/2021 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức đồng lòng thi đua phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid19” do Thủ tướng và Mặt trận TQVN phát động, thư kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh và thư kêu gọi của Chủ tịch Hội CCB Việt Nam về đoàn kết tham gia phòng chống dịch Codvi19. Cùng với các cấp, các ngành và Nhân dân, cán bộ, hội viên CCB  đã tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch có hiệu quả, trong đó đã cử 2.835 cán bộ, hội viên tham gia các chốt, tổ, đội phòng chống dịch bệnh; quyên góp, ủng hộ vật chất, kinh phí cho các lực lượng tuyến đầu các vùng phong tỏa, các trung tâm cách ly, các cơ sở điều trị bệnh nhân covid19; quyên góp ủng hộ quỹ phòng chống covid19 và hỗ trợ triệu phần quà Đại đoàn kết tiếp sức cho đồng bào và hội viên CCB vượt qua đại dịch Covid19. Đồng tình cao trước chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trong thực hiện “mục tiêu kép” và sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ cũng như của cấp ủy chính quyền, các ban ngành. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của tỉnh ta về các giải pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết 128-NQ/CP của Chính phủ về việc ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covdi19”.

 

Vì đại dịch Covid19 còn diễn biến phức tạp, khó lường có thể còn bùng phát các đợt dịch mới với các biến chủng mời tại bất cứ khi nào, ở bất cứ đâu (Trong những ngày vừa qua trên cả nước dịch đã bùng phát trở lại và ở tỉnh ta các ca F0 vẫn chưa giảm). Do vậy, việc thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch covid19 gắn với lộ trình từng bước chặt chẽ, phù hợp, khả thi; vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội và không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm chủng vacxin, ưu tiên tiêm chung vacxin cho người 50 tuổi trở lên và tiến hành tiêm cho học sinh từ 12 đến 17 tuổi. Thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong phòng chống và công thức: 5K + vacxin, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + tầm soát định kỳ và các biện pháp khác. Quan tâm hỗ trợ người mất việc, không có thu nhập, kho khăn do đại dịch.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Trần Ngọc Sâm,

Tổ đại biểu huyện Bố Trạch tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII)

 

Các tin khác