Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 633

  • Tổng 2.779.749

Đóng góp vào báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

8:13, Thứ Hai, 13-12-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Năm 2021 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, năm đầu thực hiện  chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.

 

 

Đại biểu Đinh Xuân Hướng, Tổ đại biểu thị xã Ba Đồn

 

Năm 2021 còn là năm mà bối cảnh kinh tế- xã hội của cả nước nói chung, Quảng Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn, do hậu quả lũ lụt, dịch bệnh trên gia súc, đặc biệt là diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, tác động xấu đến mọi mặt của tỉnh nhà.

 

Song với với sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ cả hệ thống chính trị, với sự cố gắng nổ lực của các địa phương, các ngành, các cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh; kinh tế- xã hội của tỉnh nhà đạt được những kết quả khả quan, an sinh xã hội được bảo đảm, QP- AN được củng cố và tăng cường. Tốc độ tăng sản phẩm trên địa bàn đạt 4,16%, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.465,6 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế được giữ vững. Tiến độ thực hiện giải ngân các nguồn vốn đầu tư được đẩy nhanh; công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử được chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt là đã đề ra nhiều chủ trương, quyết sách đúng đắn, dập dịch nhanh, hiệu quả sớm ổn định sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

 

Đạt được kết quả trên là sự  vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị, ngay từ đầu năm Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp và phát triển kinh tế- xã hội; là sự đoàn kết, nhất trí, chung sức, đồng lòng, nổ lực đổi mới sáng tạo; vượt qua mọi khó khăn, thách thức của các ngành các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân toàn tỉnh.

 

Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan tác động, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp, có 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra, chủ yếu thuộc về lĩnh vực kinh tế; một số hoạt động giao thông hàng hóa, cung ứng thương mại, dịch vụ và hoạt động văn hóa xã hội bị đình hoãn, gián đoạn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh và việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra.

 

Để bảo đảm hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2022, cần bổ sung một số chủ trương, giải pháp sau:

 

Thứ nhất, thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống dịch; coi đẩy lùi dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi phát triển kinh tế xã hội; mở cửa tổ chức sản xuất trong trạng thái bình thường mới phù hợp với diễn biến dịch bệnh theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid 19”. Triển khai  thực hiện chu đáo, kịp thời  Nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh Covid; tạo điều kiện cho danh nghiệp hoạt động.

 

Thứ hai, khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế. Đặc biệt là thế mạnh trong nông nghiệp và thuỷ sản gắn với du lịch và dịch vụ. Năm 2021 cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản chiếm 21,29% trong tổng cơ cấu kinh tế; năm 2022 chúng ta xác định là 20,9%, tuy là lĩnh vực chiếm tỷ lệ thấp, song nó là yếu tố bảo đảm cho sự ổn định trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hiện nay tỉnh ta có thế mạnh về lĩnh vực này, có nhiều sản phẩm Ocop đạt tiêu chuẩn; tuy nhiên đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn, chưa tiếp cận được thị trường mang tính ổn định như siêu thị, của hàng nông sản sạch; chưa có thương hiệu để tiêu dùng mạnh trong tỉnh cũng như các địa phương bạn. Chủ yếu là sản xuất theo mùa vụ, nhỏ lẻ, tiêu thụ tại các chợ truyền thống, xảy ra hiện tượng được mùa, mất giá. Để nâng tầm sản phẩm cần tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, theo hướng nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao; phát triển nông nghiệp chế biến theo hướng chế biến sâu, đa dạng, phong phú sản phẩm, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh, liên kết chuổi và xây dựng thương hiệu; thực hiện các thủ tục cung cấp, mua bán hiện đại. Hình thành các vùng sản xuất tập trung lớn để nâng cao chất lượng, hiệu quả của lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.

 

Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Đây là xu thế mới của thế giới cũng như Việt Nam chúng ta và đặc biệt là trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay. Để thực hiện hiệu quả cần tập trung đầu tư, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; các phần mềm công nghệ thông tin phải được đầu tư đồng bộ, hiện đại từ tỉnh đến cơ sở; đầu tư, cải tạo, nâng cấp, mở rộng trang bị đầy đủ thiết bị máy móc phương tiện làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công. Bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chính quyền điện tử, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Bộ phận cán bộ tại trung tâm một cửa từ cấp tỉnh đến cơ sở phải thực sự chuyên nghiệp, đạo đức để phuc vụ nhân dân. Đi đôi với đó là cập nhật kiến thức công nghệ thông tin cho toàn dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi văn bản và làm việc trên môi trường  mạng, các cuộc họp, giao ban, trao đổi công việc tập huấn, giảng bài không giấy.

 

(Bài phát biểu thảo luận của đại biểu Đinh Xuân Hướng,

Tổ đại biểu thị xã Ba Đồn tại kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII)

Các tin khác