Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 636

  • Tổng 2.847.105

Hỏi – đáp chính sách pháp luật về hoạt động người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng (kỳ 4)

8:27, Thứ Ba, 14-12-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Trong kỳ 4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình trân trọng giới thiệu một số nội dung hỏi – đáp liên quan tới thủ tục pháp lý mà người lao động cần quan tâm khi đi làm việc tại nước ngoài.

 

Người lao động đặt câu hỏi đối thoại với Chương trình

 

Hỏi: Em là sinh viên trường Trường Trung cấp nghề số, em nghe nói đi nước ngoài phải làm Phiếu lý lịch tư pháp. Em chưa Phiếu lý lịch tư pháp là gì, xin giải thích giúp em ạ?
 

Trả lời

Theo quy định tại Điều 1 Luật Lý lịch tư pháp 

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Hỏi: Em phải đến đâu để làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thành phần hồ sơ gồm những giấy tờ gì, thời hạn giải quyết. Em có được ủy quyền cho người khác đi làm thay được không?
 

Trả lời 
 

Theo quy định tại Điều 44 Luật lý lịch Tư pháp thì thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau:

- Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

- Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho: Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước; Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài; Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Em đang thường trú ở trong nước thì Sở Tư pháp nơi mình thường trú có thẩm quyền giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho em. Nếu không có nơi thường trú thì Sở Tư pháp nơi mình tạm trú có thẩm quyền giải quyết.

- Thành phần hồ sơ:

+ Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu quy định 

+ Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp 

- Về việc ủy quyền:

Trường hợp yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 1 thì em được ủy quyền cho người khác làm thay. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thay

+ Văn bản ủy quyền phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam (trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền thì không cần văn bản ủy quyền).

- Thời hạn giải quyết:
Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày đối với trường hợp thông thường. Trường hợp phức tạp thì thời hạn không quá 15 ngày. 

(Hiện nay, tại Sở Tư pháp Quảng Bình đã thực hiện rút ngắn 10% thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Do vậy, đối với trường hợp yêu cầu cấp PLLTP thông thường còn 9 ngày; trường hợp phức tạp còn 12 ngày và đã áp dụng hình thức dịch vụ trực tuyến mức độ 4 đối với thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.  Hình thức nộp: nộp trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến)

 

Hỏi: Tôi làm hồ sơ xuất khẩu lao động, tôi đến nộp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1. Nhưng Công ty xuất khẩu lao động yêu cầu nộp Phiếu Lý lịch tư pháp số 2. Bản thân tôi trước đây có án tích và đã được Sở Tư pháp xác nhận đương nhiên xóa án tích và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Việc Công ty xuất khẩu lao động yêu cầu nộp Phiếu số 2 và từ chối tiếp nhận Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 có đúng quy định của pháp luật không? 
 

Trả lời:

 

 

Ông Trương Quang Sáng – Phó Giám đốc Sở Tư pháp trả lời các câu hỏi liên quan tới thủ tục pháp lý
 

Theo quy định tại Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp thì Phiếu Lý lịch tư pháp có hai loại :

    + Phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho cá nhân khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình; cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

    + Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình.

    Như vậy, Phiếu lý lịch tư pháp số 2 chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của bản thân mình. Việc Công ty từ chối tiếp nhận Phiếu LLTP số 1 và yêu cầu nộp phiếu LLTP số 2 là không phù hợp với quy định của Luật Lý lịch tư pháp. 

Đối với nội dung này trong quá trình quản lý nhà nước Sở Tư pháp đã tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Lý lịch tư pháp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 
 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác