Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 885

  • Tổng 2.780.001

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chất vấn các nội dung thuộc lĩnh vực kiểm sát

15:26, Thứ Tư, 22-3-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 21, chiều ngày 20/3/2023, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục nội dung phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát.  Tại điểm cầu tỉnh Quảng Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

 

ĐBQH đã chất vấn các nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát, gồm: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng, không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, tăng cường chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa; Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát, giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Kiểm sát viên và các công chức của Viện kiểm sát, việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát; Giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm; tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối cao Lê Minh Trí về 2 biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam là bảo lĩnh và đặt tiền, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cho rằng, việc thay thế hình thức tạm giam bằng bảo lĩnh và đặt tiền cần phải đảm bảo căn cứ theo quy định pháp luật, tuy nhiên trong thực tế vẫn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng. 
Qua việc đánh giá sự cấp thiết của việc áp dụng việc pháp tạm giam trong từng trường hợp cụ thể, với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp, đại biểu đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao đánh giá việc áp dụng các biện pháp này thời gian qua. 

Đai biểu Nguyễn Minh Tâm cũng nêu rõ, có tình trạng bị can, bị cáo bị tạm giam được Cơ quan tiến hành tố tụng quyết định cho bão lĩnh đã bỏ trốn, phạm tội mới, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án hay không? Nếu có tình trạng trên thì Cơ quan tiến hành tố tụng có phải chịu trách nhiệm hay không và chịu như thế nào?

Đại biểu đề nghị Viện trưởng Viện KSND tối cao cho biết hiện tại đã có quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về việc phạt tiền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để thay đổi biện pháp tạm giam mà để xảy ra tình trạng trên hay chưa? 

Trả lời nội dung trên, Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí nêu rõ: Theo quy định của pháp luật, biện pháp bảo lĩnh đặt tiền được thực hiện thay thế cho tạm giam, với những điều kiện chặt chẽ về quy trình, tiêu chí, điều kiện, sự xác nhận của chính quyền. Căn cứ quy định của pháp luật, cơ quan tố tụng cần thận trọng, khách quan trong việc xem xét, quyết định việc áp dụng hình thức bảo lãnh hoặc đặt tiền để đảm bảo việc thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn. 

Với các trường hợp thực hiện bảo lãnh nhưng sau đó đối tượng bỏ trốn hoặc phạm tội khác, cần lưu ý làm rõ quy trình xem xét, quyết định, thực hiện có đúng quy định của pháp luật hay không, xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tùy theo mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý nghiêm minh đúng theo quy định của pháp luật. 

 

 

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm chất vấn Viện trưởng Viện KSND tối cao Lê Minh Trí về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát.

 

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng chất vấn Viện trưởng Viện KSND tối cao với nội dung: Cơ quan điều tra, Viện KSND tối cao có thẩm quyền rất quan trọng trong điều tra tội phạm về tham nhũng, chức vụ, xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan tư pháp. Thời gian qua mặc dù đạt được nhiều kết quả rất tích cực, tuy nhiên tỷ lệ giải quyết tin báo, tố giác tội phạm do cơ quan này giải quyết thì chưa đạt chỉ tiêu do Quốc hội giao. Dư luận nhân dân cho rằng, thực trạng phát hiện, khởi tố, điều tra, khám phá các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp  chưa tương xứng với tình hình thực tế đã xảy ra. Đại biểu đề nghị Viện trưởng cho biết đánh giá về thực trạng, khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục.

Viện trưởng Viện KSND tối cao đã nêu cụ thể việc thực hiện các chỉ tiêu của Quốc hội giao về tỷ lệ giải quyết nguồn tin về tội phạm, đồng thời nhấn mạnh một trong những giải pháp đặt ra là yêu cầu điều tra viên phải giữ gìn phẩm chất, nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của ngành.  

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận và đánh giá cao việc lựa chọn các vấn đề để chất vấn, là những nội dung đúng, trúng, có tính thời sự, gắn chặt với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Các câu hỏi của đại biểu đã phản ánh đúng tình hình thực tế, phù hợp với nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Nội dung trả lời của các bộ ngành đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến xác đáng, làm rõ nhiều vấn đề. Căn cứ kết quả phiên chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn. Đồng chí Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu yêu cầu Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao, Chính phủ, các bộ ngành quan tâm thực hiện trong thời gian tới.  
 

Phòng Công tác Quốc hội

Các tin khác