Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 4326

  • Tổng 2.846.261

Tận dụng cơ hội giáo dục trực tuyến để chuyển đổi số trong giáo dục

11:42, Chủ Nhật, 14-11-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Chiều 11/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bắt đầu trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tiếp đó là phần đăng đàn trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ba ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham gia phần chất vấn với nhiều câu hỏi gửi tới 2 Bộ trưởng.

 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga – Uỷ viên chuyên trách Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục đã có câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhấn mạnh việc ngành giáo dục đã có các giải pháp ứng phó với Covid-19 tích cực, chủ động và phù hợp, rất nhiều bài học đã được rút ra với nhiều kiến nghị về chính sách, câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga tập trung vào giải pháp chiến lược, dài hạn với giáo dục trong điều kiện dịch bệnh; chất lượng giáo dục trong điều kiện dịch bệnh, giải pháp thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền.

 

 

Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Đoàn Quảng Bình)

tham gia chất vấn

 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, để việc dạy và học trực tuyến trong tương lai một cách bền vững, cần xây dựng hệ thống nền tảng đủ mạnh với trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ. Về phương diện con người, là tinh thần, thái độ xem việc dạy học trực tuyến là một phần của chuyển đổi số quốc gia chứ không chỉ là giải pháp để ứng phó với dịch bệnh. Các kỹ năng của giáo viên, tăng cường các nguồn học liệu, đặc biệt, những văn bản chỉ đạo còn tính chất nhất thời ứng phó, cần phải rà soát để đảm bảo nền tảng cho việc triển khai lâu dài và bền vững.

Về phương diện chuyên môn, sau đợt triển khai học trực tuyến, ngành sẽ có những nghiên cứu, khảo sát sâu về các phương diện chuyên môn, về phương pháp dạy và nội dung kiểm tra, đánh giá, tổng kết, đánh giá sâu hơn nhằm đưa ra những điều chỉnh hợp lý trong tương lai.


Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo  cho biết, chuyển đổi trạng thái nền giáo dục từ bình thường sang ứng phó với dịch bệnh, từ dạy và học trực tiếp sang trực tuyến là cơ hội để đổi mới, để thay đổi những thói quen cũ. Qua nhiều lần điều chỉnh, rút gọn chương trình cho thấy, ngay cả chương trình dạy và học cũng không cần phải có những đợt rà soát tiếp theo, kể cả phương diện nội dung, phương pháp, cách tổ chức, cũng là dịp xem xét khả năng quản trị để có thể ứng phó với mọi trường hợp.

Câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga được Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao bởi lẽ đã đề cập những vấn đề chiến lược của giáo dục. Đại biểu tỉnh Quảng Bình đánh giá Bộ trưởng đã nêu được các vấn đề lớn cần đặt ra và quyết tâm để có giải pháp chiến lược trong thời gian tới với một số hành động cụ thể. Bộ trưởng cũng chỉ ra các cơ hội trong việc tạo ra cú huých cho chuyển đổi số và đổi mới giáo dục... 

Phòng Công tác Quốc hội
 

Các tin khác