Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 6

  • Hôm nay 2715

  • Tổng 2.844.637

Đại biểu Trần Quang Minh – nên thí điểm cơ chế đặc thù cho tất cả các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

8:28, Thứ Năm, 28-10-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 

Sáng ngày 27/10/2021, Quốc hội tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV với nội dung thảo luận trực tuyến về các Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế. Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Quang Minh – Phó Chủ tịch UBMTTQ tỉnh Quảng Bình đã có bài phát biểu về vấn đề này.

 

Đại biểu khẳng định các Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế là sự thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhằm tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này. Từ đó, ông khẳng định được trao “cơ chế, chính sách đặc thù”, các địa phương được thí điểm sẽ có cơ hội đột phá, phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, phát huy thế mạnh.   

 

 

Đại biểu Trần Quang Minh phát biểu tại điểm cầu Quảng Bình

 

Đại biểu phân tích một số đặc điểm của các tỉnh, thành phố được dự kiến trao cơ chế đặc thù: Hải Phòng là thành phố lớn trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế là vùng đất cố đô với nhiều yếu tố đặc thù, Thanh Hóa, Nghệ An là những tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, địa bàn rộng lớn, địa hình đa dạng, điều kiện phong phú, những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ, có tiềm năng và điều kiện tự nhiên để phát triển mạnh… 

Nhưng từ đó, đại biểu thể hiện sự băn khoăn khi trong 4 tỉnh/ thành phố thông qua nghị quyết đặc thù lần này có 3 tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ. Trong bối cảnh hầu hết các tỉnh còn lại như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đều khó khăn do lịch sử để lại như chiến tranh và điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên bị thiên tai bão, lũ, đại biểu đặt ra phương án nên áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế xã hội cho cả vùng Bắc Trung bộ để tạo động lực cho cả vùng phát triển, theo kịp các vùng và khu vực khác trong cả nước...

Đồng tình với cách tiếp cận theo hướng tiến hành thí điểm trong khoảng thời gian 2021 - 2025, đại biểu lí giải thời điểm đánh giá tổng kết trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng các cấp sẽ thuận lợi cho việc đánh giá và nhân rộng mô hình cho các tỉnh. Tuy nhiên, đại biểu cũng nêu ra những khó khăn trong bối cảnh đất nước vẫn đang khó khăn do đại dịch Covid – 19 nên đòi hỏi sự quyết tâm và nỗ lực cao hơn nữa của các địa phương và Trung ương khi bắt tay vào các nhiệm vụ cụ thể. 

Đại biểu đóng góp ý kiến cụ thể đối với các nhóm 7 cơ chế, chính sách cụ thể và 2 nhóm chính sách đặc thù cho Hải Phòng và Thừa Thiên Huế. Về việc bổ sung ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương, đại biểu cho rằng đây là cách hợp lý để đẩy mạnh các hoạt động đầu tư phát triển trên địa bàn thí điểm. Tuy nhiên, sự điều tiết từ nguồn vượt thu so với dự toán hàng năm có thể dẫn đến việc lập dự toán thấp, không sát với thực tế để được hưởng số tăng thu nhiều hơn. Từ đó, đại biểu kiến nghị trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các cơ quan có liên quan cần chú trọng tính sát thực tế, khách quan khi lập dự toán thu ngân sách tránh việc bị những tác động của các địa phương có tỷ lệ điều tiết từ nguồn tăng thu. 

 

 

Điểm cầu Quảng Bình

 

Đại biểu chỉ ra thực tế việc tăng các phí, lệ phí sẽ tạo thành các rào cản mới, tăng thêm các chi phí cho doanh nghiệp, giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế nhất là ở các cảng lớn như cảng Hải Phòng, cảng biển Nghi Sơn trong bối cảnh chúng ta đang tăng cường chính sách thu hút đầu tư, giảm bớt các chi phí trung gian cho các doanh nghiệp từ đó đề nghị Ban Soạn thảo cân nhắc.

Về quản lý quy hoạch, đại biểu đề xuất mong muốn quyết định phân cấp cho UBND các tỉnh, thành phố thí điểm thực hiện phê duyệt, điều chỉnh cục bộ sẽ tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả và áp dụng rộng rãi trên địa bàn của cả nước để đẩy nhanh hơn nữa các trình tự, thủ tục liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch cục bộ trên từng địa phương.

Đối với nội dung tăng thu nhập cho cán bộ, công chức của thành phố Hải Phòng, đại biểu khẳng định điều này là hoàn toàn phù hợp để tạo động lực, ổn định cuộc sống và công việc cho lực lượng cán bộ, công chức, thu hút nhân lực chất lượng cao cho thành phố trong bối cảnh đây là một thành phố có mức sống cao, thu nhập của khối doanh nghiệp chênh lệch lớn so với khối công lập.

Liên quan đến thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, đại biểu thấy đóng góp Quỹ từ ngân sách các địa phương trong cả nước là không đúng với pháp luật hiện hành và không hợp lý. Bên cạnh đó, ngoài mục đích phục vụ tôn tạo cho các công trình, di sản do Nhà nước quản lý trực tiếp thì việc sử dụng Quỹ có đóng góp từ ngân sách để dự kiến chi cho việc trùng tu, tôn tạo các di sản thuộc sở hữu cá nhân là chưa phù hợp vì thế Quỹ có thể thành lập nhưng chủ yếu là huy động từ nguồn vốn xã hội hóa – đại biểu kiến nghị.

 

Phòng Công tác Quốc hội
 

Các tin khác